đề cương ôn thi nguyên lý thống kê kinh tế doc

8 4.1K 67
đề cương ôn thi nguyên lý thống kê kinh tế doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ Đối tượng nghiên cứu của thống kê và ý nghĩa: - Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng - Thống kê nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội số lớn - Thống kê nghiên cứu thời gian không gian cụ thể Đối tượng nghiên cứu của NLTKKT Là khoa học các phương pháp nhằm thu thập thông tin tài liệu về hiện tượng kinh tế xã hội, trên cơ sở đó phân tích đánh giá nhằm nêu lên đặc điểm, bản chất, tính quy luật phát triển của hiện tượng số lớn, đồng thời dự báo mức độ tương lai của hiện tượng Vai trò của thống kê trong quản lý Thống kê là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan, phục vụ yêu cầu của công tác quản lý, sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở và phục vụ công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về các lĩnh vực ngành và nền kinh tế. 2. một số khái niệm thường dùng trong thống kê: 2.1 tổng thể và đơn vị tổng thể Là hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị , các phần tử cá biệt cần được quan sát và phân tích mặt lượng của chúng. - Đơn vị, phần tử cá biệt hình thành nên tổng thể thống kê 2.2 tiêu thức thống kê Là khái niệm chỉ một đặc điểm hay một giới thiệu nào đó của đơn vị tổng thể cần được chọn ra để nghiên cứu + tiêu thức số lượng: biểu thị bằng con số + tiêu thức thuộc tính: không biểu thị bằng con số 2.3 chỉ tiêu và hệ thống hỉ tiêu thống kê - Phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất, biểu hiện đặc điểm hay tính chất cơ bản của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể Chương 2: quá trình nghieen cứu thống kê 1. Điều tra thống kê: 1.1 khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của thống kê. - Khái niệm: điều tra là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất, tiến hành thu thập tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu. - Ý nghĩa: + tài liệu điều tra là cơ sở ban đầu để đánh giá về hiện tượng nghiên cứu + tài liệu khi điều tra là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích, dự báo thống kê - Yêu cầu: + chính xác + kịp thời, đúng thời gian quy định +đầy đủ: nội dung và số đơn vị điều tra 1.2 các loại điều tra, phương pháp thu thập: - theo thời gian tiến hành : + thường xuyên + không thường xuyên - phạm vi: + toàn bộ + không toàn bộ • chọn mẫu • trọng điểm • chuyên đề - phương pháp thu nhập \: + trực tiếp : tự mình quan sát hoặc hỏi đơn vị điều tra để ghi chép + gián tiếp: trên các bản viết, báo cáo, … của các đơ vị điều tra 1.3 các hình thức tổ chức điều tra 1.4 những ván đề chủ yếu của phương án điều tra • Mục đích điều tra • Đối tượng và đơn vị điều tra • Nội dung điều tra và thiết kế ẫu điều tra • Thời điểm điều tra • Xây dựng kế hoạch thống kê 2. Tổng hợp thống kê 2.1 một số lý luận chung về tổng hợp thống kê - kn: tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra thống kê - ý nghĩa: + qua tổng hợp bước đầu khái quát được đặc điểm chung của hiện tượng nghiên cứu. + là tài liệu qua tổng hợp, là cơ sở tiến hành phân tích và dự báo thống kê + Nhiệm vụ của tổng hợp : biến các đặc trưng này của từng đơn vị, từng phần tử thành các đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu 2.2 phân tổ thống kê • khái niệm: • ý nghĩa: + trong điều tra thống kê, đôi khi sử dụng phương pháp phân tổ thống kê + phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê + phân tổ là một trong những phương pháp phân tích thống kê và là cơ sở để sử dụng các phương pháp thống kê + phương pháp phân tổ được sử dụng rộng rãi, đơn giản, dễ hiểu • nhiệm vụ: + phân chia loại hình kinh tế xã hội + biểu hiện kết cấu các hiện tượng + phân tổ biểu hiện mối quan hệ của hiện tượng nghiên cứu - Một số vấn đề cơ bản của phân tổ thống kê + lựa chọn tiêu thức phân tổ • Căn cứ vào mục đích nghiên cứu để lựa chọn tiêu thức bản chất thép • Căn cứ vào điều kiện thực tế của hiện tượng nghiên cứu Các bước tiến hành phân tổ thống kê - Tiêu thức phân tổ - Xác định số tổ, khoảng cách tổ o Tiêu thức thuộc tính o Tiêu thức số lượng o Tiêu thức thay đổi ít o Tiêu thức thay đổi lớn - Chỉ tiêu giải thích - Trình bày kết quả phân tổ o Bangr thống kê o Đồ thị thống kê - Dãy số phân phối + dãy số phân tổ theo tiêu thức thuộc tính + dãy số phân tổ theo tiêu thức số lượng 3. Phân tích và dự báo thống kê 3.1 khái niệm, yêu cầu, nhiệm vụ - kn - yc: + là giai đoạn cuối cùng tập trung toàn bộ kết quả hoạt động +kết quả phân tích và dự báo thống kê làm cơ sở hay căn cứ cho các cấp - nhiệm vụ: tìm ra đặc điểm, bản chất, tính quy luật phát triển của hiện tượng và dự báo tương lai chương 3 : thống kê các mức độ của hiện tượng 1. số tuyệt đối của thống kê 1.1 kn, ý nghĩa, đặc điểm - khái niệm: mỗi số tuyệt đối đều bao hàm một nội dung đã định 1.2 các loại số tuyệt đối 2. số tương đối thống kê 2.1 kn, ý nghĩa, đặc điểm 2.2 .1 số tương đối động thái - Phản ánh xu hướng biến đông giữa các thời kỳ - Tùy thuộc vào việc chọn gốc so sánh, chúng ta sẽ có: + số tương đối động thái liên hoàn(từng kỳ ) (so sánh với lỳ liền trước) + số tương đối động thái định gốc( so sánh với một kỳ được chọn làm gốc) 2.2.2 số tương đối kế hoạch: - được sử dụng trong việc xây dựng, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch + số tương đối nhiệm vụ kế hoạch STĐ nv KH = y kh / y 0 (t nv ) + số tương đối thực hiện kế hoạch: T kh = y 1 / y kh * 100 Y 1 / y 0 = y 1 /y kh * y kh / y 0  T đt (số tương đối động thái) = t nv * t kh 2.2.4 số tương đối cường độ: Phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng, được xác định bằng việc so sánh mức độ của hiện tượng khác nhau, nhưng có mối liên hệ với nhau. 2.2.5 số tương đối so sánh: Phán ánh quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại nhưng tồn tại trong các điều kiện không gian khác nhau, hoặc quan hệ so sánh các bộ phận trong cùng một hiện tượng. • Chú ý: phải sử dụng kết hợp số tuyệt đối và số tương đối 3. Số trung bình - Khái niệm: STB phản ánh mức độ đại diện điển hình theo một tiêu thức nhất định trong một tổng thể bao gồm các đơn vị cùng loại. - Số TB sau bằng chênh lệch về mặt lượng giữa các đơn vị - Số TB là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự đối lập của hiện tượng theo thời gian, được sử dụng trong phân tích và dự đoán thống kê 3.2 các loại số trung bình 3.2.1 số trung bình cộng trong trường hợp ứng với mỗi lượng biến x i chúng ta có tần số tương ứng là f i , để tính đước số trung bình cảu các lượng biến, chúng ta phaỉ nhân các lượng biến với các tần số tương ứng rồi cộng cá kết quả lại, sau đó chia cho tổng các tần số. Việc nhân như vậy được gọi là gia quyền, số trung bình tính theo phương pháp này được gọi là số tbc gia quyền, các tần số được gọi là các quyền số x ngang = tổng sigma(x i f i ) / tổng sigma(f i ) • tính số trung bình cộng từ dãy số lượng biến phân tổ có khoảng cách tổ. ta phải giả định rằng, pp trong 1 tổ là tương đối đều, do đó có thể sử dụng mọt trị số để đại diện về mặt lượng cho các đơn vị trong tổ, và người ta thường sử dụng trị số giữa. sau đó sử dụng công thức tính TBC gia quyền với lượng biến chính là các trị số giữa x ngang = tổng sigma(x i f i )/ tổng sigma( f i ) 3.2.4 mốt (M 0 ) - là biểu hiện của lượng biến, gặp nhiều nhất ở trong tổng thể hay dãy số phân phối - cách xác định M 0 + TH1: nếu phân tổ không có khoảng cách tổ thì M 0 là lượng biến có tần số lớn nhất +TH2: nếu phân tổ có khoảng cách tổ thì M 0 sẽ nằm ở tổ có tần số lớn nhất và giá trị cỉa M 0 được xác định = công thức… Chương 4: dãy số thời gian I. khái niệm: là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo một trình tự thời gian nhất định. - Dựa vào dãy số thời gian có thể thấy được xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian - Kết cấu gồm hai thành phần: + thời gian: t 1 , t 2, t 3, … +các trị số của chỉ tiêu thống kê: (gọi là mức độ của dãy số) : y 1, y 2 , y 3 , … Độ dài thời gian giữa hai mức độ liên tiếp được gọi là khoảng cách thời gian , một dãy số thống kê các khoảng cách thời gian bằng nhau được gọi là dãy số có khoảng cách đều - Phân loại dãy số thời gian; + dãy số thời kỳ : là dãy số mà các mức độ của nó phản ánh quy mô các hiện tượng trong khoảng thời gian nhất định + dãy số thời điểm: là dãy số mà trong đó các mức độ của nó phản ánh quy mô của một hiện tượng tại một thời điểm nhất định - Yêu cầu: đối với một dãy só thời gian: Phải đảm bảo khả năng có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số, muốn vậy phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, về phương pháp và phạm vi tính các chỉ tiêu đó II. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 1. Mức độ trung bình theo thời gian - Là mức độ đại diện điển hình cho các mức độ của một dãy số - Cách tính:… 2. Lượng tăng giảm tuyệt đối: - Là chỉ tiêu phản ánh mưc độ của hiện tượng giữa các thời kỳ đã tăng hoặc giảm bao nhiêu tùy thuộc vào việc chọn gốc so sánh, chúng ta sẽ có : + lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn +lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc +lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình 3. Tốc độ phát triển: - Là chỉ tiêu tương đối phản ánh hướng biến động của hiện tượng giữa các thời kỳ tùy thuộc việc chọn gốc so sánh chúng ta có: + tốc độ phát triển liên hoàn + tốc độ phát triển định gốc + tốc độ phát triển trung bình 4. Tốc độ tăng(giảm) - Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ của hiện tượng giữa các thời kỳ đã tăng hay giảm bao nhiêu lần(hoặc bao nhiêu %) + tốc độ tăng (giảm) liên hoàn +tốc độ tăng(giảm) định gốc + tốc độ tăng (giảm ) trung bình 5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn III. Các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Khi dãy số có quá nhiều mức độ -> người ta tạo lên một dãy số mới mà mỗi mức độ của nó bằng một nhóm nhất định các mức độ cảu dãy số ban đầu 2. Phương pháp số TB trượ - Từ dãy số thời gian ban đầu, người ta lập nên dãy số mới mà mỗi mức độ của nó là số TB của một nhóm nhất định các mức đọ của dãy số ban đầu, bắt đầu từ mức độ đầu tiên, sau đó lần lượt thay thế bằng các mức độ tiếp theo 3. Phương pháp biến động thời vụ - Có một số hiện tượng sau một khoảng thời gian nhất định nó lại được lặp lại -> tính thời vụ - Để nghiên cứu và khắc phục ảnh hưởng của nó người ta sử dụng chỉ số thời vụ 4. Phương pháp tương quan, hồi quy Dựa vào dãy số thời gian ban đầu để xây dựng phương trình tương quan phản ánh mối liên hệ giữa thời gian với các mức độ của dãy số trên cơ sở phương trình đó chúng ta sẽ điều chỉnh để lập nên một dãy số thời gian mới, đồng thời có thể dự đoán được mức độ trong tương lai của hiện tượng Chương 8: CHỈ SỐ I. Khái niệm: - Chỉ số là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa các mức độ cà hiện tượng kinh tế xã hội - Các đặc điểm: (các bước) khi xây dựng chỉ số: + khi xây dựng công thức chỉ số phản ánh sự biến động của những phần tử cá biệt thì trước tiên chúng ta cần phải chuyển về một dạng đồng nhất có thể cộng lại được với nhau. + khi xây dựng coong thức chỉ số có sự tham gia của nhiều nhân tố thì chúng ta phải giả định rằng chỉ có nhân tố cần nghiên cứu là biến động, còn các nhân tố khác được xem như giả định. - Tác dụng, ý nghĩa của phương pháp + chỉ số là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để phản ánh sự vật hiện tượng theo thời gian. +dựa vào chỉ số, chúng ta sẽ phân tích được ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của hiện tuwowgnj cần nghien cứu + được sử dụng trong giả thiết - Các loại chỉ số + xét theo phạm vi +theo đặc điểm II. Phương pháp tính 2. phương pháp tính chỉ số chung - chỉ số chung về giá: để phản ánh sự biến động về giá của một mặt hàng trên, trước hết chugns ta cần chuyển chúng về dạng đồng nhất để có thể cộng lại với nhau vì giá có liên hệ mật thiết với lượng hàng hóa tiêu thụ nên chúng ta có thể chọn lựa hàng hóa tiêu thụ làm nhân tố trung gian để chuyển giá cảu các mặt hàng về một dạng đồng nhất. Lượng hàng háo tiêu thụ sẽ được cố định ở một kỳ nào đó ở kỳ nghiên cứu 3. hệ thống chỉ số 3.1 khái niệm, cơ sở hình thành, ý nghĩa - tập hợp các chỉ số có quan hệ với nhau lập thành đẳng thức - cơ sở hình thành: mối quan hệ kinh tế giữa các chỉ tiêu thống kê - ý nghĩa: + sử dụng hệ thống chỉ số đê phân tích vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của hiện tượng bao gồm nhiều nhân tố + sử dụng hệ thống chỉ số để tính 1 chỉ số khi đã biết chỉ số kia . NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ Đối tượng nghiên cứu của thống kê và ý nghĩa: - Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng - Thống kê nghiên cứu hiện tượng kinh. tượng Vai trò của thống kê trong quản lý Thống kê là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan, phục vụ yêu cầu của công tác quản lý, sản xuất kinh doanh ở các. doanh ở các đơn vị cơ sở và phục vụ công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về các lĩnh vực ngành và nền kinh tế. 2. một số khái niệm thường dùng trong thống kê: 2.1 tổng thể và đơn vị tổng thể Là

Ngày đăng: 10/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan