Giáo trình môn tổ chức và quy hoạch mạng viễn thông 12 pptx

5 529 17
Giáo trình môn tổ chức và quy hoạch mạng viễn thông 12 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

57 Hình 4.2. Trình tự xác định đường truyền dẫn Mạng truyền dẫn đưa ra một mạng vật lý để trang bị các kênh cho mạng mạch logic giữa các tổng đài. Mặt khác, xây dựng một mạng đường truyền dẫn cũng là xây dựng các tuyến thực cho mạng. Ví dụ, mạng logic kiểu sao được thực hiện theo các dạng vật lý như mạng truyền dẫn kiểu vòng và kiểu sao như sau (hình 4.3): (mạng logic) -mạng kiểu sao- A Trung tâm thứ cấp Trung tâm sơ cấp a b c d (mạng vật lý) (mạng vật lý) -Mạng kiểu sao- -mạng kiểu lưới- A a d a d A b c b c Hình 4.3. Khái niệm mạng truyền dẫn 4.2.2. Cấu hình mạng truyền dẫn 4.2.2.1. Các yêu cầu về cấu hình đối với mạng truyền dẫn Các tuyến truyền dẫn đấu nối giữa các tổng đài có thể có nhiều dạng vật lý. Tuy nhiên, chúng phải có cấu hình mạng thỏa mãn các điều kiện về chất lượng truyền dẫn, hiệu quả kinh tế, độ tin cậy,… 4.2.2.2. Hiệu quả kinh tế Trong một mạng truyền dẫn, mỗi kênh phải hoạt động trong một đơn vị có định tùy theo cổng ghép kênh của mạng. Khi các kênh được kết hợp nhóm và tuyến truyền dẫn được xây dựng ở dạng rộng, có thể thực hiện hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn trong từng bộ phận truyền dẫn, tổng độ dài của tuyến có thể được làm giảm đi với hiệu 58 quả kinh tế cao. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng độ dài của kênh cũng như số bộ ghép, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm. Một kênh có thể có nhiều trạm lặp trên tuyến vật lý của nó. Một vấn đề quan trọng trong cấu hình mạng truyền dẫn là: tại mỗi chặng ghép kênh, mỗi nhóm kênh nên được tách ra và kết hợp trong những trạm lặp như vậy theo đó thiết bị có thể được chia sẻ với các nhóm kênh khác đấu nối với chúng. Nếu các kênh đấu nối giữa các cơ quan không bị tách ra và tái hợp trong các trạm lặp thì không yêu cầu có thiết bị ghép kênh. Nhưng khi đó hiệu quả của kênh giảm, do vậy tăng chi phí truyền dẫn. Ngược lại, nếu một nhóm kênh được tách ra và kết hợp lại trong trạm lặp, thì đường truyền dẫn có thể chia sẻ với các nhóm kênh khác và hiệu quả của kênh tăng lên, do vậy chi phí ghép kênh tăng lên. Do vậy, dung lượng truyền dẫn và các đơn vị tạo nhóm kênh tối ưu nhất phải được lựa chọn bằng cách xem xét cân nhắc giữa chi phí ghép kênh và chi phí tuyến truyền dẫn để có được một mạng truyền dẫn kinh tế. 4.2.2.3. Độ tin cậy Độ ổn định chất lượng phải được giữ ở mức thích hợp mà theo đó chỉ cho phép tỷ lệ lỗi nhất định đối với các thiết bị mạng lưới. Đối với đường truyền dẫn, các bộ phận của nó phải có độ tin cậy cao, cấu hình mạng lưới được thiết kế có xem xét đến độ tin cậy với chất lượng ổn định. Thông thường một cấu hình mạng phải được thực hiện bằng cách phân chia thiết bị và cung cấp thiết bị dự phòng đủ theo khả năng đầu tư cho phép. 4.2.2.4. Chất lượng truyền dẫn Các yếu tố tác động đến chất lượng truyền dẫn trong mạng truyền dẫn là tổn thất đường truyền, suy giảm suy hao, tạp âm, giao thoa gần, tiếng vọng, lỗi,… Các yếu tố này trực tiếp lien quan đến khoảng cách truyền dẫn cực đại, số tuyến đấu nối, hệ thống truyền dẫn sử dụng. 4.2.2.5. Cấu hình mạng đơn giản Một mạng truyền dẫn với các tuyến nối phức tạp hoặc cấu hình thiết bị phức tạp có những vấn đề sau đây: (a) Khó thực hiện được quy hoạch dài hạn, không có khả năng giảm được các hoạt động thiết kế mạng. (b) Về khía cạnh chất lượng thong tin, có một số nhược điểm về tính tin cậy và chất lượng truyền dẫn. (c) Khó quản lý mạng bởi vì không thể biết chắc được mỗi kênh nằm tại các vị trí trên tuyến truyền dẫn. Do chi phí cáp sợi quang giảm nhiều và nếu hệ thống truyền dẫn dung lượng lớn được sử dụng trong thực tế, khoảng cách chiểm tỷ lệ chi phí lớn trên đường truyền 59 giảm nhiều. Kết quả có thể xây dựng được một mạng truyền dẫn đường dài đơn giản. Một mạng như vậy có cấu hình thiết bị được đơn giản hóa bằng cách bó trong nhóm lớn và như vậy dung lượng sẽ lớn. 4.2.3. Các dạng cơ bản của truyền dẫn Cấu hình điển hình của các mạng truyền dẫn và đặc tính của chúng (hình 4.4) (1) Mạng sao (2) Mạng hình lưới (3)Mạng vòng (4) Mạng hình thang Hình 4.4. Khái niệm mạng truyền dẫn  Mạng truyền dẫn kiểu sao Dạng này là dạng một trung tâm vùng được đấu nối với các đơn vị khác. Mạng sao có các đặc điểm sau: (a) Kinh tế do tổng chiều dài truyền dẫn giảm (b) Độ tin caayj thấp do chỉ có một đường truyền đấu nối giữa hai nút mạng. (c) Kiểu này thường được sử dụng ở những thời kỳ đầu, mạng truyền dẫn chuyển tiếp hoặc một mạng thuê bai đấu nối thoại với các thuê bao khác.  Mạng truyền dẫn kiểu lưới Các tuyến truyền dẫn tới tất cả các tổng đài. Các kênh được sắp xếp theo các tuyến ngắn nhất. Một mạng hình lưới có đặc điểm sau đây: (a) Tổng chiều dài truyền dẫn dài nhất trong số tất cả các dạng, nhưng chiều dài mỗi kênh riêng biệt giữa hai cơ quan là ngắn nhất. (b) Không có lợi về mặt kinh tế nhưng rất tin cậy bởi vì giữa tất cả các tổng đài đều có tuyến truyền dẫn. Khi số tổng đài nhỏ và số kênh lớn thì kiểu lưới sẽ rất kinh tế. 60 (c) Kiểu mạng lưới thường sử dụng cho mạng nội hạt sử dụng cáp kim loại. Nếu chiều dài đường truyền dẫn lớn cần giới hạn chặt chẽ tránh suy giảm đường truyền.  Mạng truyền dẫn đấu nối theo kiểu vòng Tất cả các tổng đài được đấu nối theo dạng vòng với chỉ một nét vẽ nếu ta vẽ nó trên giấy. Mạng vòng có các đặc điểm sau: (a) Rất tin cậy do có hai 2 mạch đồng hồ đếm thông minh và có đồng hồ sẵn giữa bất kỳ hai tổng đài nào. (b) Tổng chiều dài truyền dẫn có thể được thu ngẵn nhưng chiều dài mạch sẽ dài. Do vậy, kiểu này không ứng dụng cho hệ htoongs truyền dẫn có chiều dài mạch bị giới hạn do suy hoa truyền dẫn.  Mạng truyền dẫn kiểu thang Các tổng đài riêng rẽ được đấu nối theo kiểu thang. Mạng này có đặc điểm sau: (a) Tin cậy, hợp với các đường truyền dẫn cơ bản. (b) Thuận tiện ở những nơi các tổng đài sắp xếp dàn trải và hẹp giống như ở Nhật. Mạng đường truyền thực tế là mạng lắp ghép có giá trị theo các dạng cơ bản nêu trên. 4.2.4. Các lớp cấp độ của mạng truyền dẫn Lưu lượng qua mạng truyền dẫn có thể được hiểu là các phần đi và đến (xuất phát và kết thúc) trong một vùng kinh tế. Lưu lượng đường dài mở rộng đến các vùng kinh tế khác được hình thành chủ yếu từ các thành phố lớn ở hai vùng. Như vậy, phân lớp là phương pháp tổng quan trong đó một tuyến truyền dẫn trang bị các mạch đi và đến trong một vùng bao gồm một đơn vị, và một tuyến truyền dẫn trang bị các kênh mở rộng ra ngoài vùng. Với sự phân lớp mạng truyền dẫn như vậy, các kênh mở rộng ra ngoài một vùng có thể được lắp đặt trên các tuyến truyền lien vùng dung lượng lớn qua trung tâm vùng. Như vậy, chiều dài kênh sẽ trở nên dài nếu so sánh với trường hợp không phân lớp. Tuy nhiên, kinh tế nhất vẫn là quy mô có được thong qua việc lắp đăt một số lượng nhỏ các tuyến truyền dẫn có dung lượng lớn. Phân lớp như vậy cũng đem lại ích lợi trong việc quản lý và mạng đơn giản hơn. 4.2.5. Ví dụ cấu hình mạng truyền dẫn 4.2.6. ĐỊNH TUYẾN a) Khái niệm định tuyến Định tuyến có nghĩa là xác định một tuyến để trang bị cấp các mạch đấu nối tới các tổng đài, sau khi xác định cấu hình mạng. Với việc định tuyến như vậy, một 61 trạm lặp có thể được xác định và cho biết được thiết bị truyền dẫn như ghép kênh trong trạm. Với sự tiến bộ của mạng truyền dẫn, thường tồn tại nhiều tuyến có khả năng đáp ứng một kênh. Nếu có một kênh được sắp đặt trên một tuyến tự do là tự do, hiệu quả kinh tế và độ tin cậy sẽ bị hạn chế, quản lý khi đó cũng rất khó khăn. Như vậy cần xác định một phương pháp tối ưu khi xem xét nhiều tuyến. (1) 30km 30km (4) 20 km (3) 20km 30km 20km (2) Tuyến (1) A-B-C (2) A-D-E-C (3) A-B-D-E-C (4) A-D-B-C Hình 4.5. Ví dụ định tuyến từ (A-C) b) Các xem xét cho quá trình định tuyến Đối với việc định tuyến, cần phải xem xét hiệu quả kinh tế, độ tin cậy, các điều kiện kỹ thuật. (1) Hiệu quả kinh tế: Bằng cách định tuyến ngắn nhất – sẽ giảm được chi phí. Trong ví dụ hình 4.5 khoảng cách ngắn nhất giữa A-C là A-B-C. (2) Độ tin cậy: Đảm bảo số mạch cần thiết, thậm chí khi có sự cố vùng hoặc có lỗi nội bộ xảy ra, các định tuyến độc lập phải được đặc trưng theo dạng không tập trung. Trong ví dụ hình 4.5 A-B-E-C phải được xác định là tuyến thứ hai, để tránh chồng chéo với tuyến thứ nhất A-B-C là ngắn nhất theo quan điểm độ tin cậy. (3) Các điều kiện kỹ thuật: Tuyến được xác định phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng truyền dẫn. Cần thiết xác định tuyến tối ưu có xem xét đến các điều kiện địa lý, điều kiện đường dẫn hiện đại, cấu hình mạng phải mang tính đơn giản. 4.2.6. TẠO NHÓM KÊNH . mạng truyền dẫn và đặc tính của chúng (hình 4.4) (1) Mạng sao (2) Mạng hình lưới (3 )Mạng vòng (4) Mạng hình thang Hình 4.4. Khái niệm mạng truyền dẫn  Mạng truyền dẫn. dựng các tuyến thực cho mạng. Ví dụ, mạng logic kiểu sao được thực hiện theo các dạng vật lý như mạng truyền dẫn kiểu vòng và kiểu sao như sau (hình 4.3): (mạng logic) -mạng kiểu sao- A . a b c d (mạng vật lý) (mạng vật lý) -Mạng kiểu sao- -mạng kiểu lưới- A a d a d A b c b c Hình 4.3. Khái niệm mạng truyền dẫn 4.2.2. Cấu hình mạng truyền dẫn 4.2.2.1.

Ngày đăng: 10/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan