lich su cac hoc thuyet kinh tex

3 976 15
lich su cac hoc thuyet kinh tex

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

lich su hoc thuyet kinh te

1.4- Quan điểm Keynes: 1.4.1-Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình suy thoái nghiêm trọng vào những năm 1930 là thời kỳ có những thay đổi lớn cả về nền kinh tế lẫn lý thuyết kinh tế. Trong suốt thời gian đó, những cơ chế cũ vốn điều hoà nền kinh tế, đặc biệt là chu kỳ kinh tế, nhưng nay chúng lại phải chịu sức ép lớn từ những thuyết kinh tế mới và những phương pháp điều hành mới, và sau cùng bị thay thế bởi những thuyết và phương pháp mới này. Kinh tế học cổ điển với quan điểm để mặc tư nhân kinh doanh (theo họ thị trường sẽ tự điều tiết nếu thấy cần thiết) và kinh tế học tân cổ điển với quan điểm là một vài loại thị trường đặc biệt sẽ tự động điều tiết, cả hai đều đã không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại nữa và phải nhường lại cho kinh tế học vĩ mô "Keynes" với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. 1.4.2-Tóm tắt quan điểm Keynes và khủng hoản kinh tế: Cuộc cách mạng của J.M. Keynes, trên thực tế bao gồm năm bộ phận. Thông qua đó đã nói lên quan điểm lí luận của ông: -Thứ nhất: Tiến hành một cuộc cách mạng về nhận thức đối với chế độ tư bản chủ nghĩa. Lý lụân truyền thống cho rằng chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa là tốt nhất, không có gì thiếu sót, kinh tế thị trường tự do thả nổi sẽ tự động điều chỉnh và đi vào thế cân bằng, đạt đến sự bố trí tối ưu về tài nguyên, và có đầy đủ công ăn việc làm. J.M. Keynes đã gạt bỏ giáo điều này. Ông thừa nhận các khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản, như thất nghiệp và sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập, khả năng khủng hoảng trong việc thả nổi nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa. - Thứ hai: Dùng thuyết nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để thay thế thuyết tự do kinh doanh trong trào lưu kinh tế. -Thứ ba: Về lý luận đã điều chỉnh học thuyết kinh tế truyền thống, xây dựng hệ thống lý luận mới. Lý luận truyền thống đặc biệt là từ Say trở lại tin theo giáo lý “sản xuất sẽ tự động tạo ra nhu cầu”, và lấy đó để phủ định tính hiện thực của khủng hoảng kinh tế thừa phổ biến. J.M. Keynes xuất phát từ “Ba quy luật kinh tế lớn”, rút ra kết luận nhu cầu có hiệu quả của tư bản chủ nghĩa sẽ không gây ra hiện tượng cung vượt cầu, hàng hoá do nhà máy sản xuất ra không bán được, nhà máy không thể không thu hẹp sản xuất, giảm bớt nhân công. - Thứ tư: Về mặt chính sách, cuộc cách mạng J.M. Keynes đã phủ nhận chính sách kinh tế tự do chủ nghĩa của tư bản chủ nghĩa: tự do thả nổi, không cần can thiệp của nhà nước, xác nhận trong tình hình không có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa tất sẽ không đủ cầu có hiệu quả, từ đó không thể có đầy đủ công ăn việc làm, chủ trương mở rộng chức năng của nhà nước, can thiệp một cách toàn diện vào kinh tế, cho rằng đây là con đường duy nhất để chế độ kinh tế hiện hành tránh đựợc “hủy diệt toàn diện”. Về mặt vận dụng chính sách cụ thể chủ trương áp dụng chính sách số hụt tài chính mở rộng, dùng chính sách lạm phát tiền tệ để thay thế chính sách tiền tệ truyền thống. - Thứ năm: Về phương pháp phân tích đã mở ra phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô hiện đại, nghiên cứu tổng lượng và nguyên nhân dao động của nó, để phân biệt với cái khác trước đây chỉ nghiên cứu sự phân tích kinh tế vi mô về hành vi kinh tế của hàng hoá đơn lẻ, và của chủ thể hành vi kinh tế đơn lẻ. Thực chất của cuộc cách mạng J.M. Keynes là đáp ứng nhu cầu thực tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, thoát ra khỏi lý luận truyền thống lấy tự do thả nổi làm nội dung căn bản để phân tích sự cân bằng, xây dựng học thuyết kinh tế mới và chủ trương chính sách lấy việc quản lý nhu cầu và sự can thiệp của chính phủ làm tư tưởng trung tâm, thoát ra khỏi cảnh cùng quẫn là kinh tế tư bản chủ nghĩa đành chịu bó tay trước khủng hoảng kinh tế, điều chỉnh một chút dưới tiền đề duy trì và tăng cường sự thống trị của tư bản, từ đó làm cho nó tránh được sự hủy diệt toàn diện. Tuy được xem là kết tinh của chủ nghĩa tư bản, nhưng học thuyết Keynes cũng có nhiều hạn chế mà ngay các nhà tư sản cũng phê phán. Các hạn chế của Keynes có thể khái quát thành những nét lớn như sau: Thứ nhất, lý thuyết tổng cầu của Keynes chỉ có ý nghĩa trong nền kinh tế còn tiềm năng. Thứ hai, lý thuyết số nhân của Keynes cũng có hạn chế bởi vì trong thực tế việc gia tăng đầu tư không làm tăng công ăn việc làm ngay. Thứ ba, chính sách giảm lãi suất để kích thích đầu tư của keynes tỏ ra không hiệu quả, nhất là trong điều kiện của tự do di chuyển tư bản trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Thứ tư, chính sách tăng giá tạo ra lạm phát để giải quyết nạn thất nghiệp cũng không thành công. 1.4.3- Đánh giá tầm ảnh hưởng của Keynes tới ngày nay: Từ lâu, Keynes là nguồn gốc gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học và nhiều học giả khác. Trường phái kinh tế học Keynes được xem là hình mẫu từ thời Đại Suy Thoái, Đệ Nhị Thế Chiến và trong suốt quá trình mở rộng kinh tế thời hậu chiến. Ảnh hưởng của trường phái này suy giảm phần nào trong thập niên 1970, khi tỷ lệ lạm phát lẫn thất nghiệp ở mức cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới vẫn xem trường phái kinh tế Keynes là nền tảng cho các chương trình kích thích kinh tế của mình. Học thuyết kinh tế của keynes, có một ý nghĩa nhất định đối với việc vạch ra các chính sách kích sách kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Cụ thể là chỉ trong vòng 7 năm sau CTTG thứ 2, theo chiều hướng đầu tư được gợi ý bởi Keynes, Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc Đại Khủng Hoảng, và trở thành một siêu cường quốc, có nền kinh tế mạnh nhất dẫn đầu thế giới. Thành công của học thuyết kinh tế học của Keynes làm vang dội thế giới, hầu hết tất cả các nước tư bản đều áp dụng chính sách Keynes đề ra. Sau chiến tranh, nhiều nhà kinh tế học nhận ra hệ thống kinh tế của Keynes rất hữu dụng trong việc kiềm chế thất nghiệp và lạm phát. Từ đó lý thuyết Keynes được đem ra tranh cãi thường xuyên giữa phe phóng thoáng và phe bảo thủ và cho đến tận nay tranh cãi vẫn chưa kết thúc, dẫu rằng lý thuyết của Keynes đã bác bỏ toàn bộ những công kích của phe bảo thủ và cũng đã được nhiều nhà kinh tế học công nhận là một lý thuyết rất thuyết phục. . sử: Tình hình suy thoái nghiêm trọng vào những năm 1930 là thời kỳ có những thay đổi lớn cả về nền kinh tế lẫn lý thuyết kinh tế. Trong su t thời gian. nổi nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa. - Thứ hai: Dùng thuyết nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để thay thế thuyết tự do kinh doanh trong trào lưu kinh

Ngày đăng: 03/03/2013, 08:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan