Giáo trình kiến trúc dân dụng 5 potx

5 452 5
Giáo trình kiến trúc dân dụng 5 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

21 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NHÀ Ở 3.1 Đặc điểm Nhà ở là loại kiến trúc xây dựng hàng loạt , chiếm tỷ lệ khá lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi - ăn - ngủ - sinh hoạt của con người với khoảng thời gian nhiều nhất trong ngày, đó là nhu cầu cần thiết hàng ngày không thể thiếu được của mọi người. Trong xã hội hiện đại nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng thụ những thành tựu của khoa học-kỹ thuật hiện đại do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện nghi của văn minh đô thị. Cần phải đảm bảo cho mỗi người dân, mỗi gia đình có một chỗ ở tốt , một căn nhà tốt đó cũng là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta và đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của tất cả những người làm công tác xây dựng. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân. Ở nước ta, nhà ở tương lai được coi là những vấn đề cần nghiên cứu, có tầm quan trọng chiến lược. Ở thành phố, nhà ở trong thời gian tới cần mang những đặc điểm nhiệt đới rõ nét kết hợp với việc tiếp cận những kinh nghiệm hiện đại trên thế giới . Nhà ở nông thôn cần chú ý đến các vấn đề môi trường và sinh thái, các vấn đề về địa chất và thuỷ văn, khí hậu, về tập quán dân tộc và đời sống văn hoá riêng biệt của từng vùng. 3.2 Phân loại 3.2.1 Theo chức năng và phương thức tổ hợp Được chia ra thành 3 nhóm như sau: Nhà ở kiểu căn hộ: Phổ biến ở thành phố và được xây dựng với khối lượng lớn. Đáp ứng yêu cầu khép kín cho các thành viên trong gia đình. Nhà ở kiểu ký túc xá (tập thể): Cho các đối tượng chỉ sống trong một thời gian nhất định. Loại nhà này có mặt bằng đơn giản hơn so với các loại căn hộ và các khu xí, tắm vệ sinh thường bố trí tập trung. Nhà ở kiểu khách sạn: Nhà ở tại những nơi du lịch kèm theo chỗ để ô tô, nhà an dưỡng, nhà trọ Các phòng ở được gọi là đơn vị ở (gồm 2 hoặc 1 buồng). 3.2.2. Theo giải pháp mặt bằng - Nhà ở nông thôn - Nhà biệt thự thành phố - Nhà khối ghép -Nhà chia lô - Nhà chung cư nhiều tầng - Nhà kiểu hành lang - Nhà tháp - Nhà lệch tầng 22 3.2.3. Theo số tầng (độ cao) - Nhà ở thấp tầng ( 1-2 tầng) - Nhà ở nhiều tầng ( 3-6 tầng ) - Nhà ở cao tầng ( 7 tầng trở lên) 3.2.4. Theo phương pháp xây dựng và vật liệu a. Phương pháp xây dựng: - Nhà ở xây dựng toàn khối gồm có: + Nhà bằng bê tông cốt thép. + Nhà xây tay và lắp ghép một phần: gồm có nhà gạch đá, nhà tường xây bằng gạch, sàn bằng panen. - Nhà ở xây dựng bằng phương pháp lắp ghép: đúc sẵn cấu kiện (các bộ phận của nhà ở) trong nhà máy hoặc trên công trường, sau đó tiến hành lắp ghép và hoàn thiện mối nối. Nhà lắp ghép thường có 3 loại: + Nhà tấm nhỏ ( nhà bloc) + Nhà tấm lớn ( nhà panen) + Nhà đúc sẵn cả khối phòng b. Vật liệu : gạch, gỗ, đá, tre nứa, bê tông cốt thép 3.3 Các bộ phận của căn nhà: 3.3.1 Bộ phận ở: a. Phòng sinh hoạt chung: Phòng sinh hoạt chung còn gọi là phòng khách, là phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ. Đó là nơi gặp gỡ đoàn tụ hàng ngày của gia đình và tiếp khách. Như vậy phòng chung có tác dụng đối nội và đối ngoại. Loại phòng này cần đầy đủ ánh sáng và mát mẻ, nhất thiết phải có sự liên hệ trực tiếp với tiền phòng, bếp, cũng cần liên hệ với hiên, sảnh. Có thể không gian phòng ăn của gia đình kết hợp với không gian phòng khách để tạo nên những phòng lớn tiện cho việc tổ chức hội họp, tiếp đãi. Diện tích phòng sinh hoạt chung thường từ 18-24 m2, có thể lên tới 26-30 m2. Đồ đạc trong nhà thường là bộ ghế sa lông, tủ đa năng, chỗ để máy thu thanh, giàn âm thanh hoặc vô tuyến . Khi bố trí bàn ghế nên chú ý việc đi lại thuận tiện, tránh đi vòng, bảo đảm đi sang phòng khác tiện lợi và ngắn nhất. Khi thiết kế trang trí nội thất, cần đặc biệt chú ý đến việc tạo không gian phòng sao cho phong phú, ấm cúng và thân mật. + Cách bố trí đồ đạc và tổ chức giao thông trong phòng sinh hoạt chung. 23 b. Phòng ngủ: Phòng ngủ là loại phòng cần được ưu tiên nhất trong nhà ở. Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi chủ yếu cần đảm bảo vệ sinh, yên tĩnh, thoáng mát có biện pháp cách âm thích hợp, đi lại thuận tiện. Diện tích phòng ngủ phụ thuộc vào số người và lứa tuổi, đối tượng sử dụng, kiểu đồ gỗ và cách sắp xếp của chúng cũng như diện tích giao thông cần thiết. Phòng ngủ nên bố trí sao cho tiếp xúc được với thiên nhiên, song phải kín đáo. Trong gia đình khi con cái lớn ( 12 tuổi trở lên ) cần có phòng ngủ riêng. Phòng ngủ trong căn hộ hiện đại gồm: - Phòng ngủ vợ chồng : S=12-18 m2, phải ở vị trí riêng biệt và kín đáo, tốt nhất là liên hệ trực tiếp với tiền phòng và khối vệ sinh. Thiết bị gồm: giường đôi, bàn trang điểm, tủ quần áo, bàn viết - Phòng ngủ cá nhân : S = 8 10 m2, có giường cá nhân, bàn học, giá sách, tủ cá nhân - Phòng ngủ tập thể: trẻ em dưới 7 tuổi thường dùng giường đôi, giường tầng. Vị trí giữa cửa sổ và giường nằm cần chú ý tránh ánh sáng rọi vào mắt. Đầu giường tránh kê sát tường ở hướng nắng nóng. Cần đảm bảo hệ số chiếu sáng K=1/81/7. Diện tích 10 12 m2 là vừa đủ, 12 14m2 là tiện nghi, 16 18m2 là thoải mái. 24 c. Phòng làm việc: Phòng làm việc chỉ bố trí đối với loại nhà có tiêu chuẩn cao, căn nhà hoàn chỉnh hoặc do yêu cầu nghề nghiệp của một số cán bộ chuyên ngành cần có điều kiện làm việc ở nhà. Tuỳ theo điều kiện làm việc mà kích thước phòng và yêu cầu cụ thể có khác nhau. Thường không gian làm việc nên đặt vào một góc phòng ngủ có ánh sáng phía trước, vừa đủ kê một bàn viết và một giá sách. Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc K=1/8-1/5. 3.3.2. Bộ phận phục vụ: a. Bếp: Bếp trong nhà ở phải đáp ứng được yêu cầu của công việc nội trợ, thuận tiện, tốn ít thời gian đi lại, liên hệ trực tiếp với phòng ăn và phòng khách, bảo đảm điều kiện vệ sinh ( ánh sáng - thoát gió - thoát khói - thoát rác bẩn ) dễ lau chùi, thiết bị bố trí gọn gàng, phù hợp với trình tự công việc chuẩn bị thức ăn. Bếp thường gần khu vệ sinh để thuận tiện trong việc dùng chung đường cấp nước. Diện tích bếp phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Phương thức đun bếp, nguồn nhiên liệu - Kích thước và cách sắp xếp thiết bị - Số người trong gia đình Diện tích có thể từ 6 15 m2. Tường bếp thường ốp gạch men kính với độ cao tối thiểu là 1,6m để tiện việc làm vệ sinh. b. Phòng ăn: 25 Trong nhà xây dựng hàng loạt hiện nay, phòng ăn thông thường không có thiết kế riêng, thường chỉ loại nhà tiêu chuẩn cao mới bố trí phòng ăn riêng. Phòng ăn thường kết hợp với bếp hay tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách ( H4.2, 4.4). Trong phòng ăn, bàn ăn nên đủ rộng, kích thước tuỳ theo số chỗ phục vụ bữa ăn, ghế phải nhẹ nhàng dễ di chuyển. c. Khối vệ sinh Khối vệ sinh trong nhà ở gồm: tắm - giặt - rửa và xí tiểu. Khối vệ sinh nên đặt cuối hướng gió, có biện pháp tránh ẩm ướt, dễ cọ rửa ( sàn có độ dốc thích hợp, rãnh thoát nước hợp lý, sàn đặt thấp hơn sàn các phòng khác,có biện pháp chống thấm, tường ốp gạch men, gạch ốp trên nền sàn phải dùng gạch men chống trơn ) Khối vệ sinh nên để gần bếp để tiện bố trí đường ống. Kích thước khối vệ sinh tuỳ thuộc vào kích thước và số lượng, kiểu thiết bị vệ sinh. Diện tích tối thiểu là 2m29m2. 3.3.3. Bộ phận liên hệ giao thông và những bộ phận phụ khác: a. Tiền phòng: Là đầu mối giao thông trong căn hộ, là bộ phận liên hệ giữa trong và ngoài căn nhà. Tại tiền phòng thường bố trí các thiết bị : Chỗ treo mũ, áo, để giày dép và một số kho để đồ vặt như kìm, búa Chỗ tiền phòng còn là nơi để xe đạp, xe máy, ô tô Diện tích thường 3.56m2, chiều rộng thông thủy 1,2m đối với cửa vào thẳng và 1,3m đối với cửa vào bên). . 21 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NHÀ Ở 3.1 Đặc điểm Nhà ở là loại kiến trúc xây dựng hàng loạt , chiếm tỷ lệ khá lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà ở là nơi nghỉ. trong gia đình Diện tích có thể từ 6  15 m2. Tường bếp thường ốp gạch men kính với độ cao tối thiểu là 1,6m để tiện việc làm vệ sinh. b. Phòng ăn: 25 Trong nhà xây dựng hàng loạt hiện nay,. dựng. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân. Ở nước ta, nhà ở tương lai được coi là những vấn đề cần nghiên cứu, có tầm quan trọng chiến

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan