Giáo trình kiến trúc dân dụng 4 pot

5 931 15
Giáo trình kiến trúc dân dụng 4 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

16 Vấn đề nhìn rõ bao gồm độ nhìn rõ và thụ cảm thị giác. Độ nhìn rõ là khả năng mắt quan sát được đói tượng quan sát. Cho nên ấp ứng yêu cầu nhìn rõ là đáp ứng hai mặt sau: - Ở bất kỳ vị trí chỗ ngồi nào trong phòng, người xem đều nhìn rõ mục tiêu quann sát với tư thế thoải mái, kgông bị cản trở tầm mắt. - Hình ảnh thu nhận mục tiêu quan sát phải chân thực, chính xã, không bị biến hình, mắt có thể phân biệt được những động tác đầy đủ chi tiết. - Thiết kế nền dốc hợp lý để mọi người xem đều quân sát được toàn bộ mục tiêu. - Bố trí, phân khu chỗ ngồi hợp lý nhằm loại trừ những góc khống chế mặt bằng, mặt cát tạo điều kiện ch người xem thu nhận hình ảnh có chất lượng. 2.5.2 Thiết kế nền dốc 1. Những điều kiện hình học để xác định nền dốc a. Các khái niệm cần thiết - Điểm nhìn rõ tính toán ( F ): là một điểm nằm trong đối tượng quan sát được quy định dùng làm cơ sở để thiết kế nền dốc. Từ điểm này, sẽ hải thấy rõ toàn bộ hay hầu hết đối tượng quan sát. - Tia nhìn: là đường thẳng phóng từ tầm mắt khán gỉ đến điểm nhìn rõ F. - Độ nâng cao tia nhìn (hệ số C): là khoảng cách chênh lệch theo phương thẳng đứng giữa hai tia nhìn của hai hàng ghế liền nhau, đó cũng là khoảng cách từ đỉnh đầu đến mắt người ngồi xem được lấy là 120mm khi không đội mũ và 150mm khi có đội mũ. Trường hợp C= 60 75mm nếu người xem nhìn qua đầu giữa hai đầu của khán giả ngồi ghế trước (ghế bố trí so le), C= 120150mm cho phép người xem nhìn vượt qua đầu khán giả ngồi ghế trước ( ghế bố trí thẳng hàng). b. Cách chọn điểm nhìn rõ tính toán: Muốn thiết kế nền dốc hợp lý còn cần phải chọn vị trí điểm nhìn rõ chính xác. Để đảm bảo nhìn không vướng toàn bộ đối tượng quan sát, người ta thường 17 chọn F là điểm bất lợi nhất (gần nhất và thấp nhất) cho việc nhìn không bị vướng trên đầu người ngồi đằng trước. Điểm nhìn rõ tính toán được quy định tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng quan sát, cụ thể là: - Đối với rạp chiếu bóng là điểm mép dưới của màn ảnh. - Đối với rạp xiếc là mép thành chắn gần khán giả nhất. - Đối với câu lạc bộ, kịch viện là đường thẳng nằm ngang trên màn che sân khấu cách mặt sân khấu 3050cm. - Đối với nhà hát là tâm sân khấu xoay tròn hoặc điểm giữa đường chân màn sân khấu nhô ra đến tường trong nằm trên trục dọc của sân khấu. - Đối với bể bơi là trục đường bơi gần khán đài nhất. - Đối với sân vận động là đường sông sông cách 50cm trục đường chạy gần khán đài nhất. 18 2. Xác định nền dốc: Có nhiều phương pháp xác định nền dốc, ở đây chỉ giới thiệu phương pháp đồ thị. Khi dùng phương pháp này, người ta vẽ mặt cắt với tỷ lệ khá lớn ( 1/50 trở lên ). a. Các tham số cần thiết:  F- Vị trí điểm tính toán được chọn phù hợp với tính chất biểu diễn của công trình.  C- Độ nâng cao tia nhìn, C=60 120mm.  d - Khoảng cách ngang từ mắt khán giả hàng ghế đầu đến F  D - Khoảng cách ngang từ tường hậu phòng khán gi ả đến điểm F  H - Độ cao từ sàn đến mắt người ngồi, H=1120 100 (mm)  T - Chiều rộng của hàng ghế, T = 8001150 (mm)  E - Chiều cao của mắt khán giả hàng ghế đầu so với điểm F, E=110120mm.  E =0 tức là chiều cao lớn nhất cho phép của sân khấu là 1060mm, thông thường người ta lấy chiều cao sân khấu 9001060mm. b-Các bước thực hiện + Xác định điểm nhìn tính toán (F), vị trí của mắt khán giả ở hàng ghế đầu (A) với khoảng cách theo phương ngang d và phương đứng E so với điểm (F). +Kẻ những đường thẳng đứng xuống xác định ranh giới của tất cả các hàng ghế, ở đây cho phép vị trí của mắt khán giả ở mỗi hàng trùng với ranh giới của hàng đó (lưng ghế). Số hàng ghế đã được xác định trong quá trình thiết kế phòng khán giả. +Xác định vị trí mắt khán giả hàng ghế thứ 2: từ tầm mắt khán giả hàng ghế đầu tiên ngược lên theo phương thẳng đứng , ta đặt đoạn C rồi từ điểm (F) kẻ 19 đường thẳng (tia nhìn) đi qua đỉnh đoạn thẳng ấy cho đến khi cắt ranh giới phía sau của hàng ghế thứ hai. Giao điểm đó chính là tầm mắt của khán giả hàng thứ hai. Ta tiếp tục làm tương tự như thế cho các hàng ghế khác. +Từ các vị trí của mắt khán giả ở các hàng ghế , ta tịnh tiến xuống một đoạn H (độ cao của mắt so với sàn). Nối các điểm với nhau , ta có mặt cắt đường cong nâng cao các hàng ghế với mức nhỏ nhất mà vẫn bảo đảm cho tất cả các hàng ghế có độ chênh cao tia nhìn C theo quy định, nghĩa là bảo đảm nhìn không vướng. Đường cong này gần giống hình hyperbol: phần đầu dốc thoai thoải, càng xa đối tượng quan sát thì độ cong càng tăng. Số hiệu của d,D có thể tham khảo theo bảng sau: Các thể loại biểu diễn D(m) D(m) Nhà hát, kịch viện 5 25-30 Rạp xiếc 5 25-33 Màn ảnh hẹp 1,5 X 5 X Màn ảnh rộng 0,6 X 4,5X Cung thể thao - 70 đến trung tâm bãi Sân vận động - 145 đến trung tâm bãi ( X: Bề rộng màn ảnh ) 2.6 Các kiểu tổ chức mặt bằng nhà dân dụng 2.6.1 Kiểu tổ chức hành lang Khi các phòng chức năng bố trí song song về một phía ( hành lang bên ) hoặc hai phía của hành lang ( hành lang giữa ). Đôi khi kết hợp cả hai . Sử dụng cho các công trình có các phòng giống nhau như : trường học, trụ sở cơ quan, khách sạn 2.6.2 Kiểu tổ chức xuyên phòng Các phòng liên hệ với nhau không cần hành lang mà trực tiếp liên hệ nối tiếp 20 nhau.Áp dụng cho các nhà triễn lãm, bảo tàng, cửa hàng bách hoá, thư viện… 2.6.3 Kiểu tổ chức tập trung xung quanh trung tâm (Phòng rất lớn, sân trong nhà, sảnh của cầu thang) Các không gian sử dụng nhỏ bố trí quanh các không gian lớn, các không gian này mang tính “cốt lõi” để bố trí các không gian còn lại. Kiểu tổ chức này thường dùng cho: Nhà hát, rạp chiếu bóng, kịch viện, công trình thể thao, Nhà chung cư… 2.6.4 Kiểu tổ chức tập trung phòng lớn Tất cả các quá trình chức năng của nhà đều bố trí xếp đặt vào trong một phòng lớn duy nhất. Áp dụng cho chợ có mái, trưng bày triễn lãm, salon ôtô …vv. 2.6.5 Kiểu tổ chức phân đoạn độc lập Các nhóm chức năng được tách bạch thành từng khối riêng để phục vụ cho một mục đích cụ thể. Các nhóm được cách ly với nhau, song kề bên nhau tạo nên một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. Các phòng chức năng quan hệ chức năng theo nhóm và liên hệ nội bộ theo biện pháp xuyên phòng. Các thể loại công trình thường dùng: nhà trẻ, trường chuyên biệt, 2.7 Thiết kế một số phòng chức năng trong nhà công cộng - Thiết kế văn phòng - Thiết kế lớp học và phòng thí nghiệm - Thiết kế phòng tập trung đông người Bài tập kết thúc chương: Sưu tầm các bản vẽ thiết kế các công trình công cộng và rút ra một vài nhận xét. . 5 X Màn ảnh rộng 0,6 X 4, 5X Cung thể thao - 70 đến trung tâm bãi Sân vận động - 145 đến trung tâm bãi ( X: Bề rộng màn ảnh ) 2.6 Các kiểu tổ chức mặt bằng nhà dân dụng 2.6.1 Kiểu tổ chức. kịch viện, công trình thể thao, Nhà chung cư… 2.6 .4 Kiểu tổ chức tập trung phòng lớn Tất cả các quá trình chức năng của nhà đều bố trí xếp đặt vào trong một phòng lớn duy nhất. Áp dụng cho chợ. bên nhau tạo nên một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. Các phòng chức năng quan hệ chức năng theo nhóm và liên hệ nội bộ theo biện pháp xuyên phòng. Các thể loại công trình thường dùng: nhà trẻ,

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan