Những trao đổi về dạy và học Văn

23 345 0
Những trao đổi về dạy và học Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHIA SẺ DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Tôi hiện là học sinh lớp 11 chuyên Văn của trường THPT Chu Văn An. Tôi không biết rõ lắm ở những nơi khác các bạn học Văn như thế nào nhưng nếu hỏi các bạn lớp tôi, đảm bảo 100% đều trả lời rằng các bạn thấy hứng thú với môn Văn, với giờ học Văn mặc dù không phải bạn nào cũng được điểm cao. Một điều nữa tôi cũng có thể chắc chắn là trong lớp tôi không một ai chép Văn mẫu, dù có thể có rất nhiều sách tham khảo. Bởi vì chép Văn mẫu không bao giờ được cô cho điểm cao và chẳng có lý do gì để chúng tôi phải làm điều đó. Thậm chí năm ngoái cô giáo Văn lớp tôi còn khuyên chúng tôi không nên đọc sách tham khảo về các bài Văn trong chương trình học, có chăng chỉ đọc những bài nghiên cứu tổng hợp về những vấn đề liên quan. Bởi vì khi đọc sách tham khảo, chúng tôi sẽ bị nhiễm cách viết Văn của họ, nhiễm quan điểm của họ và khi viết sẽ bị bắt chước họ một cách vô thức, trong khi tự mình có thể viết hay hơn với những ý kiến mới lạ hơn, thú vị hơn. Cô khuyên chúng tôi nếu có đọc văn mẫu thì cũng chỉ là để phản bác ý kiến của họ thôi. Giáo viên Văn năm nay của chúng tôi cũng vậy. Cô đánh giá rất cao sự sáng tạo của học sinh. Những bài viết có ý tưởng mới lạ bao giờ cũng được đánh giá cao hơn. Ví dụ như ở bài tập làm văn số 1, khi đề bài đưa ra một câu danh ngôn của nhân vật nổi tiếng, cô khích lệ chúng tôi đưa ra những ý kiến khác hoặc thậm chí là trái ngược với câu danh ngôn đó. Cả hai cô Văn của chúng tôi đều khuyên chúng tôi, giống như tôn chỉ của một tôn giáo trước đây: không tin vào sách vở, không tin vào thánh nhân, chỉ tin vào mình. Nhiều bạn học sinh tỏ ra rất khó khăn với môn Văn và khi biết tôi học chuyên Văn thì thường lắc đầu lè lưỡi. Nhiều bạn lại coi thường môn Văn vì cho rằng học Văn chỉ là bịa, là "chém gió", là mơ mộng và phi thực tế. Nhưng chúng tôi hoàn toàn không nghĩ thế. Đứng trước một đề Văn chúng tôi không coi đó là đề bài cần phải viết cho hay để đạt điểm cao, mà chúng tôi coi nó là một vấn đề cần trình bày ý kiến để giải quyết, và viết một bài văn là cách mà chúng tôi thể hiện những suy nghĩ, quan điểm và quan niệm của mình, thể hiện con người mình. Thế nên sau bài viết Văn đầu tiên cô giáo chúng tôi đã có thể "đọc" được trong đó chính xác về tính cách mỗi người. Chỉ khi viết Văn một cách thành thực như thế mới có thể thấy hứng thú. Tôi cũng thành thật mong rằng các thầy cô giáo dạy Văn đều giống như hai cô giáo của tôi, để cho học Văn không còn là một gánh nặng đối với học sinh. Và chắc chắn rằng cũng sẽ rất thú vị khi chấm bài học sinh mà mỗi bài một vẻ, mỗi bài lại mang đến những cảm xúc khác nhau. Như thế giáo viên cũng sẽ thấy hứng thú hơn với công việc dạy Văn Hoàng Linh Cần tìm lại sự trung thực trong dạy và học Văn Thay vì gò các em theo những khuôn mẫu có sẵn, hãy khuyến khích các em tự tìm tòi, thể hiện các khám phá của bản thân. Thay vì kiểm tra xem bài viết của các em có đủ ý theo dàn ý mẫu không, cần đánh giá xem các em viết có sáng tạo, có biểu cảm, có mạch lạc và thuyết phục không. Suốt quãng thời gian thơ ấu, tôi sống ở tỉnh lẻ và là đứa lông bông ngoài đường chơi nhiều hơn học. Nhưng khi đó không khó lắm để kiếm một quyển như "Gánh xiếc lớp tôi" của Viết Linh, "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, hay "Không gia đình" của Hecto Manlo nên thỉnh thoảng tôi cũng đọc sách cho đỡ buồn. Ở trong một môi trường chưa có nhiều thú vui giải trí thì việc đọc sách là việc rất tự nhiên, ngay cả với trẻ con cấp 1. Học sinh lớp 3 tự đi bộ một quãng xa đến thư viện đọc sách là chuyện bình thường. Còn nhớ khi học lớp 4, mỗi giờ trả bài tập làm văn, cô giáo lại đọc các bài văn được điểm từ 8 trở lên trước lớp, chỉ ra cái hay của bài văn và những chỗ chưa phù hợp hoặc có thể phát triển sâu hơn. Suốt cả năm học tôi chỉ có một lần được cô đọc bài trước lớp, và đó là vinh dự để đời. Cũng cả năm học đó, tôi chỉ thấy có một bài văn được 9 điểm, thực sự hay và đến giờ tôi vẫn nhớ. Khi đó và cả những năm sau này, nếu có nhìn thấy sách tham khảo, tôi sẽ nghĩ ngay đó là sách dành cho giáo viên. Thời gian học phổ thông, tôi chỉ học văn vào loại khá. Nhưng cái sự không ngại đọc, không ngại viết của tôi lại trở thành ưu thế đáng kể khi vào đại học và nhất là khi đi làm. Tôi thấy rất ngạc nhiên khi nhiều người có bằng cấp, thậm chí học thạc sỹ ở nước ngoài về vẫn viết ra những đoạn văn ngây ngô, những câu văn sai ngữ pháp, không rõ định nói cái gì. Mỗi khi cần viết công văn, tờ trình gì, họ nhất thiết phải làm theo mẫu, chứ không có khả năng thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề một cách ngắn gọn, mạch lạc, thuyết phục, theo đúng phong cách văn bản khoa học. Nhiều văn bản phải sửa đi sửa lại vài ba lần trước khi tạm ổn để sử dụng, tốn không ít giấy mực. Có những đoạn người phụ trách đành phải viết chính xác từng từ cho nhân viên đánh máy lại, cả hai đều bực mình và mệt mỏi. Vậy để thấy việc học viết văn là vô cùng cần thiết, ngay cả đối với công việc đơn giản hằng ngày của nhân viên văn phòng. Không phải ai cũng có khả năng và nhu cầu học để sáng tác ra những tác phẩm văn học có giá trị, nhưng được đào tạo để có khả năng thể hiện quan điểm của mình bằng văn bản với văn phong phù hợp là điều tối cần thiết mà nền giáo dục phổ thông phải làm cho được. Nền giáo dục của chúng ta hiện tại không chỉ tụt hậu so với nước ngoài mà còn tụt hậu so với chính chúng ta những năm trước đây. Hiện tại, số đông học sinh THCS, THPT cảm thấy ngại chạm vào bất cứ cuốn sách nào có nhiều chữ, chỉ thích đọc chuyện tranh và vào Internet, chơi game. Số chăm chỉ học thì chấp nhận học theo văn mẫu, viết đủ ý để lấy điểm cao chứ không được dạy để cảm thụ văn học và thể hiện nó bằng ngôn ngữ của mình. Với tư cách là cán bộ nơi các em thực tập, tôi đã từng hướng dẫn một số sinh viên của của các trường đại học có tiếng viết luận văn, chuyên đề tốt nghiệp. Tất nhiên trong một nhóm có người khá, người kém hơn, nhưng phần nhiều những gì các em đưa vào luận văn của mình là tài liệu cóp nhặt từ Internet, báo chí, từ các báo cáo, số liệu của đơn vị thực tập mà ít có những đánh giá, so sánh, nhận xét của cá nhân. Các giải pháp đưa ra phần nhiều ngây ngô, cảm tính hoặc chung chung chứ không dựa trên những phân tích, đánh giá cụ thể từ các số liệu được cung cấp. Thực sự không hiểu nổi với những luận văn vừa rời rạc, vừa lủng củng như vậy mà em nào cũng được chấm 8 - 9 điểm, thậm chí cao hơn. Vấn đề chúng ta cần xem lại có lẽ là quan điểm đối với việc dạy và học môn văn từ các cấp phổ thông cho đến giảng đường đại học. Thay vì gò các em theo những khuôn mẫu có sẵn, hãy khuyến khích các em tự tìm tòi, thể hiện các khám phá của bản thân. Thay vì kiểm tra xem bài viết của các em có đủ ý theo dàn ý mẫu không, cần đánh giá xem các em viết có sáng tạo không, có biểu cảm không, có mạch lạc và thuyết phục không. Bản thân các tác phẩm văn học luôn là sự tìm tòi, thể hiện quan điểm của cá nhân trước những vấn đề cụ thể, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Vì vậy cảm thụ và phân tích nó cũng có muôn ngàn cách, miễn là có thể bằng các dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục được người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Không thể coi một dàn ý nào đó là chuẩn mực, đúng tuyệt đối và buộc phải tuân theo. Đối với bậc học ĐH, CĐ, cần có những hướng dẫn cụ thể về cách viết văn nghị luận khoa học: Cấu trúc câu cần đơn giản, dễ hiểu, dùng từ chính xác, đơn nghĩa, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trích dẫn tài liệu Thứ chúng ta cần chuẩn hóa nhất là phương pháp viết chứ không phải nội dung viết, hay nói cách khác, là các em viết như thế nào chứ không phải các em viết cái gì. Khen những cái mọi người đều khen, chê những cái mọi người đều chê bằng những lý lẽ có sẵn mà không có chính kiến của bản thân sẽ tạo ra một lớp người với tư duy què quặt, sống thụ động, hoạt động theo phong trào như những cỗ máy. Một xã hội bao gồm những người không có chính kiến, sống không lý tưởng, sẵn sàng đặt sự tiện lợi nhất thời cho bản thân lên trên lợi ích lâu dài của cộng đồng là một xã hội nguy hiểm, không bền vững. Văn học, bên cạnh tư cách là công cụ biểu đạt quan điểm cá nhân còn là công cụ hữu hiệu để giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thế hệ trẻ. Vì vậy học văn cần bắt đầu từ học cách sống trung thực với xã hội và với chính bản thân người học. Trên thực tế, chúng ta chỉ "nói dối" và "ăn cắp" nếu những việc đó có lợi và không bị trừng phạt, hoặc khi sự thật không được khuyến khích. Đã đến lúc cần xem xét một cách nghiêm túc cách dạy và học môn văn ở trường phổ thông để khuyến khích sự trung thực vô cùng cần thiết ấy. Mạnh Phong DẠY VĂN LÀ PHẢI BÌNH VĂN Mấy năm gần đây Bộ GD-ĐT đã có nhiều cải cách về chương trình, sách giáo khoa, thi cử và phương pháp giảng dạy… thu được một số thắng lợi bước đầu, tuy vẫn còn không ít bất cập. Chúng ta đã và đang thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo. Song, hiện nay đa số các thầy cô giáo chưa thật quan tâm đến cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối tượng và đặc trưng bộ môn, nhất là đối với môn Văn. Nhiều giáo viên dạy văn mà như người đánh vật, lúc nào cũng lo cháy giáo án, lúc nào cũng sợ các em không hiểu bài. Bài văn không được phân tích theo thông điệp nghệ thuật mà văn bản vốn có, ngược lại nó bị băm nát, gán ghép, mổ xẻ theo một loạt những câu hỏi rời rạc, trò thay nhau đọc, thầy giải thích ý nghĩa nội dung, nghệ thuật, rồi rút ra bài học. Và các thầy gọi đó là dạy theo phương pháp “nêu vấn đề”, để thầy chủ đạo, trò chủ động. Vì thế, trò “chủ động” chép được bao nhiêu thì chép, câu chẳng ra câu, không phân biệt được các ý chính, ý phụ. Còn thầy thì chăm chú thao tác sao cho xong giáo án đúng giờ quy định. Có thầy quá lo đối phó với thi cử nên cứ đọc cho học sinh chép bài văn mẫu đã soạn theo ý thầy mà đa phần là ghi lại các ý của sách giáo viên. Vì vậy, các thầy cô rất cần Nói không với nạn đọc chép trong giảng dạy , nhất là đối với bộ môn Văn. Một thực tế mà không ai chối cải là lâu nay các em ít mặn mà với môn Văn, vì không cảm được nó hay ở chỗ nào. Điều đó có lý do ở người dạy. Nhiều thầy cô quên mất đặc trưng của văn học, dạy văn mà cứ như dạy chính trị, giáo dục công dân hay sử địa. Suốt 45 phút không thấy có một lời bình văn, không [...]... chúng ta cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học Giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa Có như vậy, học sinh mới thấy hứng thú và cảm thấy mình cũng... chúng tôi có được những học sinh giỏi văn đạt giải cấp quốc gia, một số em nay đã là Tiến sĩ, Thạc sĩ dạy ở một số trường Đại học, Cao đẳng, là giáo viên giỏi ở các cấp THCS, THPH hay nghiên cứu ở Viện văn học (Lê Xuân - vannghesongcuulong.org.vn) Kinh nghiệm hay trong cách dạy môn văn của nước ngoài Sau khi tìm hiểu cách dạy, cách học môn văn của người Mỹ qua bài Cô bé Lọ Lem (của nhà văn Pháp Charles... kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có sẵn ở giáo án Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý và tạo ra sự hứng thú đối với người học Thầy giáo trong tiết dạy bài Cô bé... thú vị và có ý nghĩa rất thiết thực muốn được trao đổi cùng đồng nghiệp Giáo viên chúng ta hiện nay vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học. .. còn học cấp 2, 3 hay Đại học, chính là nhờ những giây phút được nghe các thầy bình văn Những giây phút đó trí tưởng tượng của chúng tôi bay bổng, sống với nhân vật, hoàn cảnh trong văn xuôi, kịch, hoặc như được “bay lên” cùng những vần thơ giàu tính hoạ, tính nhạc Đúng như cố nhà thơ Xuân Diệu đã nói: “Mỗi áng văn, lời thơ là một cá lội, con bướm bay, con chim hót Việc nghiên cứu giảng dạy thơ văn. .. chúng ta dạy được như thế, học sinh chẳng những thoải mái mà còn rất thích học văn Học sinh sẽ có hứng thú, tập trung chú ý tích cực tham gia xây dựng bài, sáng tạo trong quá trình học tập Sau này ra công tác nhất định họ sẽ hướng về ánh sáng, trọng lẽ phải, trọng tình bạn, tình người, chủ động trong cuộc sống Dưới đây là cách dạy bài Cô bé Lọ Lem của một giáo viên người Mỹ Trước tiên thầy gọi một học. .. thịt, xương của tác phẩm), và đọc đến lần thứ ba, thứ tư là đã hút được một phần chất “tuỷ” của tác phẩm Đánh giá cao vai trò đọc văn, GS-TS Trần Đình Sử đã đưa ra đề nghị Theo tôigọi môn văn trong nhà trường là môn dạy đọc văn là đúng nhất và sát nhất Tuy nhiên nhận định trên mới chỉ là “điều kiện cần nhưng chưa đủ”, còn nhiều điều phải bàn thêm Song, nếu dạy văn mà thầy và trò không được đọc tác phẩm,... tiếp thu văn bản là chủ yếu, thầy không cảm thụ thay cho trò Nhưng có một thực tế là các bài văn, bài thơ ở các bộ sách đã cải tiến vẫn còn rất dài Tác phẩm thì học sinh chưa được đọc, thậm chí một số thầy cô cũng chưa đọc, nhất là những tác phẩm văn học nước ngoài Dạy trích đoạn “Uy- lit- xơ trở về mà chưa được đọc sử thi “Ô- đi- xê” của Homer thì làm sao bình được tâm trạng của Uy- lít- xơ Dạy “Hồi... sách văn học có liên quan đến chương trình văn ở các lớp Nếu không đọc- hiểu sâu về tác phẩm thì không thể có lời bình văn đúng và hay Cũng có thầy cô nhờ chất giọng tốt qua những lời bình văn được các em yêu thích nhưng xem ra lời bình ấy vẫn chỉ là “tán”, “bốc đồng” rông dài, ngẫu hứng mà thôi Có khi còn góp phần băm nát hình tượng thơ theo kiểu “chẻ sợi tóc làm tư”, hoặc gán cho bài thơ, bài văn. .. thác được những “điểm sáng thẩm mỹ” của hình tượng văn học Quanh đi quẩn lại chỉ thầy trò vấn đáp rời rạc, rồi nếu có màn hình lớn vi tính thì cho các em xem vài cảnh thiên nhiên, con người, ảnh tác giả… Học sinh ra khỏi lớp là quên tất cả, dồn sức để giải bài tập của các môn tự nhiên Sở dĩ đã mấy chục năm trôi qua mà lớp nhà giáo đã nghỉ hưu như chúng tôi vẫn còn nhớ như in những giờ dạy văn của một . CHIA SẺ DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Tôi hiện là học sinh lớp 11 chuyên Văn của trường THPT Chu Văn An. Tôi không biết rõ lắm ở những nơi khác các bạn học Văn như thế nào nhưng nếu. không tin vào thánh nhân, chỉ tin vào mình. Nhiều bạn học sinh tỏ ra rất khó khăn với môn Văn và khi biết tôi học chuyên Văn thì thường lắc đầu lè lưỡi. Nhiều bạn lại coi thường môn Văn vì. túc cách dạy và học môn văn ở trường phổ thông để khuyến khích sự trung thực vô cùng cần thiết ấy. Mạnh Phong DẠY VĂN LÀ PHẢI BÌNH VĂN Mấy năm gần đây Bộ GD-ĐT đã có nhiều cải cách về chương

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan