Tiểu luận Nhập môn Kỹ thuật môi trường doc

19 1.2K 10
Tiểu luận Nhập môn Kỹ thuật môi trường doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼1∼ MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: BỤI VÀ CÁC VẦN ĐỀ Ô NHIỄM BỤI 4 I. KHÁI NIỆM VỀ BỤI 4 II. PHÂN LOẠI BỤI 4 III. TÁC HẠI CỦA BỤI 4 1. Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người 4 2. Tác hại của bụi đối với thực vật 6 3. Tác hại của các chất ô nhiễm đối với vật liệu 6 4. Những tác hại khác 6 IV. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI 7 1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. 7 2. Điều kiện xã hội cũng là nguyên nhân gây ra bụi làm ô nhiễm không khí tại Hà Nội 7 2.2. Nguồn từ hoạt động công nghiệp 7 2.3. Nguồn từ giao thông vận tải và hoạt động xây dựng 9 2.4. Nguồn từ hoạt động dân sinh 9 V. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM BỤI TẠI HÀ NỘI 10 1. Bụi tại các công trình xây dựng 11 2. Bụi trên các tuyến đường giao thông 12 3. Ô Nhiễm Bụi Do Hoạt Động Công Nghiệp 13 4. Ô nhiễm do hoạt động dân sinh, tiểu thủ công nghiệp 14 CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ BỤI 15 I. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 15 1. Cải thiện cơ sở hạ tầng. 15 2. Tăng cường hệ thống pháp luật. 15 3. Trong Các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ. 16 4. Trong công nghiệp. 16 5. Một số biện pháp khác. 17 II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VÀ THU BỤI 17 1. Theo phương pháp lắng trọng lực 18 2. Phương pháp ly tâm – xiclôn– lọc bụi theo quán tính 18 3. Thu bụi theo phương pháp ướt 18 4. Thu bụi trong các thiết bị lọc điện 18 5. Lọc bụi qua túi vải, màng vải 18 Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼2∼ III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VÀ THU BỤI TRONG CÔNG NGHIỆP 19 1. Lọc bụi thải ra từ nhà máy luyện kim. 19 2. Lọc bụi trong sản xuất kim loại màu. 19 2.1. Trong các nhà máy sản xuất chì 19 2.2. Các nhà máy sản xuất kẽm 19 2.3. Các nhà máy luyện đồng 19 2.4. Làm sạch bụi trong khí cấp từ máy quạt gió 20 2.5. Lọc bụi và làm sạch khí trong quá trình sản xuất kim loại màu nhẹ và hiếm 20 3. Hệ thống lọc bụi và làm sạch khí trong công nghệ đốt rác thải. 20 4. Sơ đồ các thiết bị lọc bụi và làm sạch khí nồi hơibitum trong nhà máy nhiệt điện tại CHLB Đức. 20 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼3∼ MỞ ĐẦU Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động, đặc biệt tại thành phố Hà Nội đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng đồng. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ở đây chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu đã thải vào môi trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc gây ảnh hưởng không chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư khu vực lân cận. Ở Quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã gây thêm ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, trong đó do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ 70%. Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển con người nói chung. Bởi vậy, sự phát triển kinh tế không thể ổn định và bền vững. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm này vô cùng nan giải, đòi hỏi phải có sự cần một chiến lược dài, một sự phối hợp của tất cả các ban ngành và người dân trong việc bảo vệ môi trường và chấp hành đúng như pháp luật đã quy định. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼4∼ CHƯƠNG I: BỤI VÀ CÁC VẦN ĐỀ Ô NHIỄM BỤI I. KHÁI NIỆM VỀ BỤI Bụi là những phần tử vật chất có kích thước nhỏ bé khuếch tán trong môi trường không khí. Đó là một trong các chất độc hại và ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích cỡ bụi, nồng độ bụi, nguồn gốc bụi…[2]. II. PHÂN LOẠI BỤI Trong khoa học người ta thường phân loại bụi theo hai cách, đó là nguồn gốc, kích thước hạt bụi và hình dáng hạt bụi. • Bụi có thể có nguồn gốc từ hữu cơ hoặc vô cơ:  Bụi hữu cơ : Do các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm như thuốc lá bông vải, bụi gỗ, các sản phẩm nông sản, da, nông súc vật  Bụi vô cơ : có nguồn gốc từ kim loại, khoáng chất, đất đá, xi-măng, amiăng. • Theo hình dáng hạt bụi:  Dạng mảnh ( dạng tấm mỏng).  Dạng sợi.  Dạng khối [2]. • Dựa vào kích thước hạt bụi, người ta chia bụi thành bụi lơ lửng tổng số (TSP) có đường kính khí động học dưới 100µm, bụi PM 10 có đường kính khí động học dưới 10µm và bụi PM 2,5 có đường kính khí động học dưới 2,5µm. Bụi PM 10 là loại bụi nhỏ có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang, xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa của con người. Bụi PM 2,5 có thể xân nhập sâu đến tận các phế nang của phổi, là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi đối với sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước của hạt. Bụi có thể gây ra các bệnh đương hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt da, ung thư,… [1]. III. TÁC HẠI CỦA BỤI 1. Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người. Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau nhưng trong đó tác hại đối với sức khỏe con người là quan trọng nhất. Về sức khỏe, bụi có thể gây tổn thường đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hóa (một các ngẫu nhiên), nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi do hit thở. Cần phân biệt tác hại của bụi tan được hoặc không tan trong nước sau khi lắng đọng trong hệ thống hô hấp. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼5∼ Loại bụi của vật liệu có tính ăn mòn hoặc độc tan trong nước mà lắng đọng ở mũi, mồm hay đường hô hấp trên có thể gây tổn thương như là thủng rách các mô, vách ngăn mũi; vv. Loại bụi này vào sâu bên trong phổi có thể bị hấp thụ vào cơ thể và gây nhiễm độc hoặc gây dị ứng bằng sự co thắt đường hô hấp như bệnh hen suyễn. Đại diện cho nhóm bụi độc hại dễ tan trong nước là các muối của chì. Bụi chì thâm nhập vào cơ thể bằng ba con đường từ nhiều đến ít theo trình tự: tiêu hóa, hô hấp và qua bề mặt da, trong đó tỷ lệ phần trăm bụi bị hấp thụ nhiều nhất là đường hô hấp. Do đó bụi thâm nhập bằng đường hô hấp vẫn là nguy hại nhất. Bụi chì gây tác hại cho quá trình tổng hợp hồng cầu, cho thận và hê thống thần kinh. Nó có thể cố định trong xương và răng. Các nhà nghiên cứu về độc tố học đã xác định được rằng: nếu đưa vào cơ thể 1g bụi chì trong 1 lần và không được thoát ra ngoài do nôn mửa thì hậu quả chắc chắn là tử vong; liều lượng 10mg hằng ngày – gây bệnh cấp tính nghiêm trọng và 1mg/ngày – gây bệnh mãn tính. Nguy hại cho sức khỏe nhất là bệnh bụi phổi và các bệnh có liên quan do bụi gây ra. Bệnh bụi phổi (pneumoconiosis) là một thuật ngữ chung bao gồm một nhóm bệnh nghề nghiệp do bụi lắng đọng trong phổi gây ra. Bệnh bụi silic phổi (Silicosis) – là bệnh đặc biệt nguy hiểm do hít thở bụi có chứa silic. Bụi silic có tâm quan trọng đặc biệt bởi các đặc tính gây nhiễm độc tế bào có để lại dấu vết do xơ hóa các mô làm giảm nghiêm trọng sực trao đổi khí của các tế bào trong lá phổi. Công nhân trong nhiều ngành công nghiệp như khai thác than, khai thác đá, nghiền đá, đúc gang, phun cát v.v… rất dễ mắc bệnh bụi silic phổi. Bệnh bụi amiăng phổi (Asbestosis) – là bệnh gây do bụi amiăng. Các hạt bụi amiăng dạng sợi gây bệnh có kích thước tương đối dài: ∼50µm. Bụi amiăng gây xơ hóa lá phổi và làm tổn thương trầm trọng hệ thống hô hấp. Ngoài ra, người ta còn phát hiện kha năng gây ung thư phổi của bụi amiăng. Cần hết sức thận trọng khi làm việc với vật liệu này. Bệnh bụi sắt, bụi thiếc – là những thể bệnh bụi phổi tương đối nhẹ, nó làm mờ phim chụp phổi bằng X – quang, bệnh tiến triển chậm và không nguy hại bằng Silicosis hoặc Asbestosis. Bệnh bụi bông, bụi sợi lanh – là bệnh hô hấp mãn tính thường thấy xuất hiện ở nông dân trồng bông, công nhân khai thác, chế biến bông, công nhân ngành sợi dệt. Bụi có đặc tính gây di ứng. Triệu chứng ban đầu của bệnh là tức ngực khó thở nhưng chóng qua khỏi sau một thời gian ngừng làm việc (nghỉ ngơi). Nếu tiếp tục làm việc với loại vật liệu trên mà không có biện pháp an toàn lao động tốt, sự suy giảm hô hấp có thể xảy ra liên tục và dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho hệ hô hấp [3]. 2. Tác hại của bụi đối với thực vật. Tác hại đầu tiên của ô nhiễm bụi đối với thực vật dễ dàng nhận thấy là độ trong suốt của khí quyển đối với ánh sáng mặt trời bị giảm, cộng với lớp bụi bao phủ trên lá cây làm cho khả năng quang hợp, trao đổi khí (hô hấp) và thoát hơi nước – 3 chức năng sinh học quan trọng của cây – đều bị hạn chế. Hậu quả là năng suất cây trồng bị giảm, mùa màng bị thất thu. Ngoài ra nếu bụi có chứa các chất ô nhiễm khác như các hợp chất flo, lưu huỳnh, kim loại nặng v.v. thì ngoài tác hại trực tiếp đến quá trinh sinh trưởng của cây cối còn có khả năng tác hại gián tiếp đối với người và súc vật khi sử dụng các bộ phận khác nhau của thực vật làm thức ăn [3]. 3. Tác hại của các chất ô nhiễm đối với vật liệu. Bụi trong không khí có tác động làm tăng quá trình han gỉ của kim loại, đặc biệt là bụi than, bụi ximăng có chứa SO2 và vôi. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼6∼ Hợp kim có độ bền vững cao dưới tác dộng hóa học của ô nhiễm không khí, tuy nhiên bề mặt vật liệu đã hoàn thiện cũng có thể bị mài mòn hoặc hoen ố do bụi bám. Ô nhiễm bụi trong không khí cũng gây tác hại đáng kể đối với vật liệu xây dựng do quá trình cọ xát mài mòn các bề mặt công trình bằng đá, gạch, kính, sơn khi có gió mạnh, tương tự như quá trình xử lý bề mặt bằng máy phun cát. Bụi trong không khí gây tác hại đáng kể cho đồ may mặc, làm cho quần áo chóng đen bẩn, chóng bị mài mòn, nhất là khi bụi có chứa các thành phần như SO2, H2S v.v… Đối với các vật liệu điện, điện tử: thiết bị công suất thấp thường bị trục trặc nhiều nhất do bụi bám trên các công tắc tiếp xúc, cầu dao làm cho mạch điện không thông suốt khi đóng điện. Nguy hại hơn nếu trong bụi có chứa các hợp chất ăn mòn kim loại. Bụi cũng có thể bám trên các bộ phận cách điện của đường dây cao thế. Khi gặp ấm, sương hoặc mưa, lớp bụi ẩm có thể trở thành vật dẫn điện và gây ra hiện tượng phóng điện rất nguy hiểm [3]. 4. Những tác hại khác. Ngoài ra bụi còn gây ra một số tác hại đối với cộng đồng: suy giảm sức khoẻ cộng đồng, tẳng chi phí khám chữa bệnh, giảm giờ làm, giảm thu nhập, mất chi phí lắp đặt thiết bị chống bụi, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giảm vẻ đẹp cảnh quan, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, giảm khách du lịch, v.v… IV. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI 1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Hà Nội thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không khí chịu ảnh hưởng của các tác nhân chính là chế độ bức xạ, chế độ hoàn lưu gió mùa, nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm. Năm nào cũng vậy, mùa đông bụi PM 10 cao hơn mùa hè, cao nhất vào tháng 12 đến tháng Giêng, thấp nhất vào tháng 7-8. Chế độ xoáy nghịch (anticyclonic) với gió mùa đông bắc về mùa đông ở miền Bắc làm cho không khí bị tù hãm, có xu hướng nén xuống, bụi và chất ô nhiễm phát ra khó bị phát tán lên cao và pha loãng.Ngược lại, trong chế độ xoáy thuận (cyclonic) về mùa hè, mặt đất bị đốt nóng, không khí dễ bốc lên cao, tạo điều kiện phát tán và pha loãng các chất ô nhiễm dễ dàng hơn. Ngoài ra, mưa nhiều càng làm cho mức ô nhiễm giảm mạnh, mặc dù lượng phát thải có thể không khác nhau giữa hai mùa(Kết quả quan trắc từ năm 1999 đến 2006 của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam). Những diễn biến về diện tích che phủ cây xanh cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Hà Nội đặc biệt là bụi. Bên cạnh đó các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí Nhìn chung ô nhiễm không khí do thiên nhiên tạo ra về khối lượng là rất lớn song thường phân bố trong một không gian rộng và khá đồng đều nên ít gây nguy hại. 2. Điều kiện xã hội cũng là nguyên nhân gây ra bụi làm ô nhiễm không khí tại Hà Nội Hà Nội đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tạo ra sức ép lớn đối với môi trường. Sự gia tăng dân số cũng là vấn đề tạo nên ô nhiễm không khí đặc biệt là bụi. Đến năm 2010 dân số Hà Nội sấp xỉ 6,5 triệu người với diện tích 3.324,92 km 2 , dân số đông diện tích trật hẹp, cơ sở hạ tầng còn chưa cao đã làm không khí nhiều bụi hơn. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼7∼ Những hoạt động kinh tế xã hội đang tạo sức ép lớn với môi trường không khí đô thị bao gồm hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và hoạt động dân sinh. Hà Nội có số lượng phương tiện cơ giới đường bộ (ôtô, xe máy) lớn thứ hai trên cả nước với tốc độ gia tăng 10% đối với ôtô và 15% đối với xe máy. Trong đó, có nhiều phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành do mức độ ô nhiễm của chúng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép [1]. 2.1. Nguồn từ hoạt động công nghiệp Chủ yếu là do hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu hoá thạch,đặc điểm là nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong không gian nhỏ thường là hỗn hợp bụi và hơi độc hại .Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra. Ở Hà Nội vẫn còn nhiều nhà máy sản xuất luyện kim vẫn tồn tại và hoạt động từ rất lâu. Sử dụng công nghệ cũ thiết bị xuống cấp vì thế mà hiệu quả làm việc của thiết bị lọc bụi thấp. Nhà Nước chưa quan tâm đúng mức đến tác hại của bụi vì thế mà chưa có một luật nào đủ mạnh để các hoạt động thải bụi ra môi trường của các cơ sở được kiểm soát. Chưa đầu tư đúng mức cho các công nghệ làm sạch môi trường cũng như nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này. Bụi có trong không khí ở quá trình luyện kim và một số nghành khác ( công nghiệp hóa chất, hầm mỏ,…) .Sau đây là một số các hoạt động công nghiệp chính gây bụi ở Hà Nội. *) Nhà máy nhiệt điện Các nhà máy thường dùng chủ yếu là nhiên liệu rắn như than…,ngoài ra còn dùng dầu FO, Điezen. Khói ra thường chứa lượng bụi tro lớn 10-30 g/m3 và các chất độc hại sinh ra trong quá trình cháy nhiên liệu.Ống khói thường cao 80-250m thải vào khí quyển. Sự lan truyền khói có thể dài tới 10-15km *) Xí nghiệp hóa chất Xí nghiệp hóa chất có đặc trưng là thải ra nhiều chủng loại thể khí và rắn.Nhiều xí nghiệp bụi được thải qua cửa mái qua các ống thông gió trên mái, có khi thải qua cửa sổ. Các loại này không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường có nguy cơ kết hợp với các chất khác ra bụi độc hơn.Vì nhiệt độ bụi khí độc hại ra không cao lên khả năng bay của khí không xa và nồng độ chất độc hại thường tập trung gần nguồn.Nhiều quá trình sản xuất lộ thiên , bán lộ thiên, hệ thống lọc bụi không kín thiết bị làm sạch thiếu hoàn chỉnh, gây ô nhiễm không khí tăng lượng bụi trong nhà máy cũng như vùng lân cận. *) Nhà máy luyện kim Đặc trưng ở các nhà máy này là thải ra bụi nhỏ do các quá trìnhg cháy nhiên liệu, quá trình thăng hoa ở công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền,các quá trình luyện kim đen(gang,thép) và luyện kim màu(kim loại màu nặng,nhẹ,hiếm).Chất thải của nhà máy luyện kim có đặc điểm là nhiệt độ cao,ống khói cao(>=80-200m)lên bụi phân bố khá rộng Tuy vậy kĩ thuật làm sạch khí và thu bụi còn hạn chế trên nhiều trường hợp ,nồng độ bụi vào môi trường khí quyển khu dân cư vẫn vượt giới hạn cho phép.Ngoài ra gây ra bụi còn từ các nguồn vô tổ chức:sân bãi để quặng các vagong vận chuyển,băng chuyền…. *) Xí nghiệp cơ khí Nguồn chính là các xưởng đức, xưởng sơn ( đặc biệt là các nhà máy chế tạo ôtô và máy kéo).Để thải lượng nhiệt thừa lên phần lớn các xưởng đúc đều có cửa trời.Bụi thải ra từ xưởng chính cũng như do quá trình cháy nhiên liệu ở xưởng đúc,xưởng nhiệt luyện,quá trình hàn đều được thải qua các cửa trời.Làm tăng lượng và loại bụi ra khí quyển. *) Các nhà máy công nghiệp nhẹ Sản xuất ở quy mô càng lớn thì gây bụi ra môi trường càng mạnh,thải trực tiếp vào khí quyển nhiều chủng loại bụi do các xí nghiệp này cũng phần lớn là lộ thiện,bán lộ thiên,thiết bị làm sạch Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼8∼ bụi thiếu hoàn chỉnh… .Quy mô sản xuất lớn,sử dụng hóa chất nhiều,thải bụi hóa chất ra môi trường Ví dụ nhà máy đóng giầy thải ra nhiều bụi da, khí sơn, quang dầu…. *) Nhà máy vật liệu xây dựng Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy ximăng,xưởng bê tông,lò nung vôi, xưởng sản xuất gạch ngói….,đều là các nguồn gây bụi ra môi trường không khí, đặc biệt lò thủ công kĩ thuật lạc hậu ….Chất thải của nhà máy này chủ yếu là bụi do đất đá,do đốt nhiên liệu rắn….Các nhà máy ,xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thải ra rất nhiều bụi chủng loai khác nhau nhưng lại không có đa dạng các biện pháp xử lí. 2.2. Nguồn từ giao thông vận tải và hoạt động xây dựng Bụi do giao thông vận tải cũng là nguồn lớn: các loại ôtô và xe máy gây ô nhiễm bụi đất đá và bụi khí độc hại do cháy nguyên liệu trong động cơ thải qua ống xả. Đặc điểm của nguồn này thường gây bụi trong nội thành Hà Nội. Bụi và khí độc hại do máy bay sẽ rất nhỏ. Do Hà Nội là một thành phố đông đúc với nhiều loại phương tiện đa dạng nên bụi cũng tồn tại dưới các thể phức tạp hơn. Nhiều hoạt động xây dựng còn diễn ra không đúng thời gian cho phép.Trong quá trình xây dựng có rất nhiều ôtô lớn vận chuyển nguyên vật liệu dù có che chắn cẩn thận thì lượng bụi cũng là rất lớn, không kể còn nhiều xe không che chắn thì tuyến đường đó bị bụi bao phủ toàn bộ. Một hiện tượng phổ biến ở các công trình xây dựng hiện nay là lưới chắn rách, chắn nửa vời hoặc thậm chí không chắn. Che chắn qua loa là biện pháp họ đối phó quy định của các cơ quan chức năng.Nguồn gây ô nhiễm không chỉ là bụi từ các phương tiện vận chuyển và các công trình xây dựng mà còn từ nguồn vật liệu được đổ bừa bãi. 2.3. Nguồn từ hoạt động dân sinh Bụi chủ yếu do người dân sử dụng các loại nhiên liệu than đá, củi, dầu hỏa, khí đốt…gây ô nhiễm trong nhà và khu dân cư.Hiện nay vẫn phổ biến người dân dùng than để đun nấu trong các đô thị, khu tập thể nơi có không gian kín ,khói bụi khó thoát ra…bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50kg-1tháng.Ngoài ra bụi còn do người dân vứt rác không tập chung,làm công việc thu gom rác của các công nhân môi trường gặp khó khăn.Không những thế nhiều người dân còn vứt xác động vật chết thối giữa như chuột,chó,mèo…ra sông,suối,hồ ủ trong túi….khói bụi do những hành vi này khó mà kiểm soát được.Bụi do hoạt động dân sinh chủ yếu là do ý thức người dân còn thấp.nhận thức về môi trường còn kém,không chấp hành nghiêm chỉnh [6]. V. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM BỤI Ở HÀ NỘI Ô nhiễm bụi ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM hiện chỉ kém các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, New Dehli và Dhaka. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼9∼ Biểu đồ 7. Diễn biến nồng độ bụi PM 10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010 Kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội năm 2009 cho thấy, tại 180/250 điểm đo kiểm tại Hà Nội có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép, tất cả vượt quá tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, tại các tuyến đường chính vượt quá 5-7 lần và các công trình xây dựng vượt quá 20-30 lần. Nồng độ bụi PM 10 đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-4 lần, một số vị trí vượt 6-7 lần [7]. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼10∼ Biểu đồ 8. Nồng độ PM 10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006 Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2007; CEETIA, 2005 Tại Hà Nội, ô nhiễm bụi nặng nhất tại các điểm: Quận Đống Đa, Long Biên, Đuôi Cá (cửa ngõ phía nam của Hà Nội), đường đê sông Hồng (đoạn từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), khu vực chân cầu Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, ngã tư Đại Cồ Việt-Giải Phóng, ngã ba Nguyễn Phong Sắc – Trần Đăng Ninh (đây là thông tin do ông Hoàng Dương Tùng, GĐ Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường đưa ra tại buổi công bố báo cáo “Triển vọng Môi trường toàn cầu4”. 1. Bụi tại các công trình xây dựng Hà Nội là thành phố đang trên đà phát triển với nhiều dự án xây dựng lớn. Tuy nhiên khâu đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được các chủ thầu quan tâm nên tình trạng bụi tại các công trường thi công đang là một vấn để nan giải Theo thống kê trên địa bàn Hà Nội có hơn 1000 công trình đang thi công và trung bình hàng tháng có trên 10.000m 2 đường bị đào xới, đây là nguồn phát thải bụi cực kỳ lớn. Một vài dẫn chứng cụ thể: Theo số liệu của trạm quan trắc đặt tại phố Nguyễn Văn Cừ - tuyến phố được ưu tiên chỉnh trang nhân dịp đại lễ, trong những ngày không đào đường thì nồng độ bụi ít hẳn. Trong ngày đào đường, cùng với gió to và nhiều phương tiện giao thông qua lại, có những giờ nồng độ bụi cao hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Cá biệt, có những ngày, theo ông Hoàng Dương Tùng, nồng độ bụi PM 10 –loại bụi có kích thước bé hơn 10µm – đo được tại các điểm đào lấp đường lên tới con số hàng nghìn so với mức bình thường là 150. Các công trình xây dựng khác cũng có mức độ ô nhiễm bụi ở mức cao và đều vượt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Ngoài ra, tại một số đoạn đường có công trình xây dựng thì nồng độ bụi có thể vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần theo kết quả tính toán của Trung tâm quan trắc môi trường [8]. Đặc biệt, PM 10 trung bình năm của Hà Nội đều vượt QCVN, theo số liệu theo dõi nồng độ bụi TSP (nồng độ bụi lơ lửng) trong không khí tại một số đô thị Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 của Trung tâm quan trắc môi trường Do đó, theo Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường Hoàng Dương Tùng khẳng định ô nhiễm bụi hiện là vấn đề đáng lưu ý nhất trong hiện trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác mặc dù các chất gây ô nhiễm không khí khác như SO 2 , CO có gia tăng. Khi thời tiết từ mưa phùn chuyển sang nắng làm cho đường phố Hà Nội bụi bẩn hơn. Quan sát tại một số tuyến đường vành đai: Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Giải Phóng, Lạc Long Quân phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại liên tục làm cho đường phố bụi mù. Sửa chữa vỉa hè đang là việc được tiến hành làm thường xuyên. Tuy nhiên, tại các phố: Hàng Bông, Kim Mã cát, đá được vận chuyển tới nhưng công trình vẫn chưa được thi công. Các đống vật liệu này, cũng góp phần tăng lượng bụi cho thành phố.Giảm thiểu bụi là việc làm quan trọng, bảo vệ sức khỏe người dân và giữ gìn môi trường đô thị. Một hiện tượng phổ biến ở các công trình xây dựng hiện nay là lưới chắn rách, chắn nửa vời hoặc thậm chí không chắn. Che chắn qua loa là biện pháp họ đối phó quy định của các cơ quan chức năng. Nguồn gây ô nhiễm không chỉ là bụi từ các phương tiện vận chuyển và các công trình xây dựng mà còn từ nguồn vật liệu được đổ bừa bãi. Trên tuyến đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, tình trạng [...]... Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼19∼ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007 – Môi trường không khí đô thị Việt Nam, NXB Hà Nội, năm 2007 2: Võ Thị Chính, Giáo trình điều hòa không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2005 3: Trần Ngọc Chấn,... hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến môi trường, bổ sung nhiều tiêu chuẩn liên quan đến môi trường không khí Thành lập các đội thanh tra môi trường trực tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng của các cơ sở sản xuất 3 Trong Các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼14∼ Khuyến khích việc sử dụng hạn... lớn, lượng rác tồn đọng lâu ngày không được thu rọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với môi trường không khí Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của thành phố Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼13∼ CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ BỤI I CÁC... và tính khuếch tán chất ô nhiễm, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, năm 1999 4: Bộ tài nguyên và môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2009 -Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, NXB Hà Nội, năm 2009 5: Trịnh Thị Thanh – Trần Yêm – Đồng Kim Loan, Giáo trình công nghệ môi trường, NXB, năm 6: Hoàng Kim Cơ – Trần Hữu Uyển – Lương Đức Phẩm, Kỹ thuật môi trường, NXB, năm 7: http://moitruong.xaydung.gov.vn... cần đạt từ 15 đến 20% [5] Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼15∼ Nhà nước tăng cường đầu tư các hệ thống phun nước, rửa đường thường xuyên tại các điểm nút giao thông (đường Giải Phóng, Minh Khai, nút Chùa Bộc – Tôn Thất Tùng, nút Ngã tư Sở, đường Phạm Hùng,…), phun sương tại các cơ sở công cộng như: trường học, bệnh viện, cơ... bụi tĩnh điện để đạt hàm lượng bụi trong khí 50 mg/m3 Khí này được hút qua quạt hút và đẩy qua tháp rửa khí SO2 và thoát ra ngoài khí quyển [6] Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼18∼ KẾT LUẬN B ụi là tập hợp những hạt rất nhỏ bé tuy nhiên tác hại của chúng vô cùng to lớn cho sức khỏe con người, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái Nguồn... cuốn lên mù mịt, muốn tìm cho mình một khoảng thời gian có không khí tương đối trong lành để đi bộ là rất hiếm 3 Ô Nhiễm Bụi Do Hoạt Động Công Nghiệp Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼12∼ Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, càng ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào.. .Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼11∼ đổ trộm phế liệu diễn ra khá thường xuyên Hiện tại ở đây, đã có những đống phế liệu cao như núi và cỏ mọc um tùm 2 Bụi trên các tuyến đường... điện khô kiểu ngang nhiều tầng không cần chuẩn bị khí từ trước Bụi từ lò đứng: Thu hồi bụi tịnh khí ra từ lò đứng thực hiện trong thiết bị lọc bụi điện Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼17∼ Bụi từ lò điện:Được lọc bụi thô trong xiclôn sau đó lọc tịnh trong trong thiết bị lọc điện có nhiều sàn ngang Bụi từ lò thiêu trạng thái lơ... của người dân trong công tác vệ sinh môi trường thành phố Bên cạnh đó kết hợp với tuyên truyền đối với người dân thông qua băng zôn, khẩu hiệu, truyền thanh, truyền hình và đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong các trường học để người dân thấy được sự cần thiết của bảo vệ môi trường Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế về nhiều mặt (kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý)… . thầy! Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼19∼ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường. 20 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼3∼ MỞ ĐẦU Việt Nam ô nhiễm môi trường. nhiều bụi hơn. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường ∼7∼ Những hoạt động kinh tế xã hội đang tạo sức ép lớn với môi trường không

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan