SỔ MŨI: CHẶN ĐỨNG TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT pps

5 426 0
SỔ MŨI: CHẶN ĐỨNG TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỔ MŨI: CHẶN ĐỨNG TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT “Sổ mũi” tuy chỉ là một triệu chứng của cảm cúm nhưng nó lại gây cho người bệnh một cảm giác vô cùng khò chịu và biến họ thành một “ổ bệnh di động” khiến mọi người rất e dè khi tiếp xúc. Vậy tại sao ta lại bị sổ mũi và liệu có cách nào để mau chóng chấm dứt nó không ??? 1. Tại sao ta lại bị sổ mũi? Trung bình mỗi ngày có khoảng 9000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành đi vào phổi. Nhờ các tuyến niêm mạc mũi mà lượng không khí này được làm ẩm. Các tuyến này trung bình mỗi ngày tiết ra chừng 2 lít nước mũi. Thông thường, nước mũi chảy dọc theo vách mũi sau và cổ họng, kế đó được đánh văng lên do các tế bào lông chuyển của niêm mạc mũi(những tế bào này lúc nào cũng phe phẩy qua lại và có công dụng như một cây chổi quét dọn nhưng vật có thể làm nghẽn lối thông khí lưu thông, đồng thời những nhu động này cũng làm cho nước mũi bay hơi để làm ẩm không khí). Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ hong bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm nhu động phe phẩy của tế bào có lông chuyển chậm lại. Khi không còn cây chổi phe phẩy này đánh văng ra nữa, nước mũi sẽ đọng lại ở vách mũi sau không khí ra vào mạnh thường tạo tiếng sột soạt và như thế bạn bị sổ mũi. 2. Làm sao để chặn đứng được sổ mũi? a/ Rửa mũi bằng nước muối: Nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của sổ mũi, vì thế, ta nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào có lông chuyển có thể họat động bình thường trở lại (nước muối bạn pha nửa muỗng cà phê với khoảng 250 ml nước). b/ Súc miệng bằng nước muối: Cũng với dung dịch nước muối pha như trên ta ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại tạo nên tiếng động trong cổ họng. Làm như vậy ngoài việc rửa cổ họng, khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước mũi bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn. c/ Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờmhay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Sẽ giúp bạn đỡ phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. d/ Đừng ăn cay: Có lẽ bạn từng có cảm giác nước mắt, nước mũi chảy ra khi ăn quá cay. Các chất như tiêu, ớt, làm cho nước mũi chảy nhiều hơn. e/ Chỉ dùng thuốc khi cần thiết: Các loại thuốc antihistamine tuy làm bạn dễ chịu hơn nhưng thường gây buồn ngủ, bần thần, khó tập trung. Không nên sử dụng khi điều khiển xe hoăc máy móc. . SỔ MŨI: CHẶN ĐỨNG TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT Sổ mũi” tuy chỉ là một triệu chứng của cảm cúm nhưng nó lại gây cho người. sột soạt và như thế bạn bị sổ mũi. 2. Làm sao để chặn đứng được sổ mũi? a/ Rửa mũi bằng nước muối: Nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của sổ mũi, vì thế, ta nên rửa. nghẽn lối thông khí lưu thông, đồng thời những nhu động này cũng làm cho nước mũi bay hơi để làm ẩm không khí). Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ hong bị khô lại và trở nên

Ngày đăng: 10/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan