SKKN-Việc làm mới (Tạo hứng thú cho trẻ quan sát môi trường xunng quanh)

5 603 2
SKKN-Việc làm mới (Tạo hứng thú cho trẻ quan sát môi trường xunng quanh)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD- ĐT HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HẢI XUÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2010 BÁO CÁO VIỆC LÀM MỚI Năm học: 2009 - 2010 Tôi tên là: Trần Thị Diếu Ngày tháng năm sinh: 01/03/1963 Ngày vào Ngành: 05/09/1984 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Xuân. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 của phòng GD&ĐT Hải Lăng về việc mỗi cán bộ, giáo viên lựa chọn một việc làm mới trong hoạt động giáo dục nhằm tập trung đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào thực trạng và nhiệm vụ năm học bản thân tôi đã lựa chọn và đăng ký việc làm mới tại Hội nghị CBCNVC năm học 2009 - 2010: “Sáng tạo trong việc giúp trẻ: Hứng thú khi tìm hiểu môi trường xung quanh”. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích khám phá, tò mò về những gì, tại sao xảy ra và những câu hỏi liên tục là một phần của sự phát triển vốn từ. Phải chăng trẻ nhỏ đang thể hiện sự khát khao tìm hiểu về môi trường xung quanh (MTXQ) chúng ta và ham muốn được giao tiếp? Câu hỏi “Tại sao” thường được kết nối lần lượt để trẻ nắm bắt thông tin và những thông tin này có thể thay đổi trong cách trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh. MTXQ trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, tìm hiểu về MTXQ trẻ như những nhà khoa học tìm tòi khám phá, tìm ra mối liên hệ và sự phụ thuộc đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh. Còn những câu hỏi có tính chất tổng hợp giúp trẻ hệ thống hóa các tri thức đơn giản, rèn luyện, phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Từ cách nhìn nhận đó, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về những gì xảy ra xung quanh chúng ta một cách có hiệu quả nhất. Đó là lý do khiến tôi chọn việc làm mới “Giúp trẻ hứng thú khi tìm hiểu môi trường xung quanh”. II. MỤC TIÊU: Giúp trẻ Hứng thú khi tìm hiểu môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng dạy học. III. THỰC TRẠNG: - Đồ dùng dạy học khi tìm hiểu về MTXQ còn ít, trãi qua thời gian dài đến 1 nay đã cũ dẫn đến ít thu hút trẻ. - Do thời tiết ở Miền Trung luôn khắc nghiệt, việc tiến hành hoạt động tìm hiểu MTXQ ngoài trời ít nhiều gặp khó khăn. - Khả năng tiếp thu kiến thức tìm hiểu về MTXQ không đồng đều trên trẻ. IV. NỘI DUNG VIỆC LÀM MỚI: Để tạo sự hứng thú cho trẻ khi hoạt động tìm hiểu về MTXQ, bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp sau: 1) Tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ tìm hiểu, khám phá: Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá những gì xung quanh trẻ. Nhìn thấy mưa rơi, trẻ đưa tay ra hứng cho mưa rơi vào lòng bàn tay. Người lớn cho rằng trẻ nghịch nước và thường la mắng trẻ. Nhưng thực chất trẻ đang tìm hiểu xem mưa rơi như thế nào. Thật vậy, trẻ mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá. Nhận rõ tầm quan trọng đó, tôi suy nghĩ: hằng ngày trẻ đến trường cùng bạn bè, cô giáo từ sáng đến chiều. Để môi trường thiên nhiên luôn có xung quanh trẻ, lớp tôi đã xây dựng góc thiên nhiên của lớp để trẻ tìm hiểu, khám phá. Phía sau lớp tôi có một khoảng sân nhỏ, tôi trang trí vào đó một giá gỗ phủ sơn trắng. Trên giá này tôi dùng để trưng bày một số đồ dùng, đồ chơi về thiên nhiên như: gỗ chìm nổi, sỏi, bình tưới, thuyền, xe, que xếp hàng rào Một góc nhỏ tôi để chậu cá và một chậu cây cảnh để trang trí. Bên cạnh giá gỗ, tôi đặt vào đó một giá làm bằng sắt để chưng bày chậu cây cảnh của lớp: xương rồng, phật bà, lan, ti-gôn Giá này vừa tầm của trẻ nên rất thuận tiện cho trẻ quan sát, bắt sâu, tưới cây Khoảng không gian nhỏ này tuy còn nhỏ hẹp nhưng thật sự thu hút trẻ. Hằng ngày, nhất là vào giờ hoạt động ở các góc, đây chính là không gian thiên nhiên cho trẻ tìm hiểu, khám phá. Trẻ tự mình chơi với nước, chơi với cát, cho cá ăn, lắng nghe tiếng chim hót v.v Để giúp trẻ biết quá trình phát triển cây từ hạt, tôi tìm kiếm những hộp nhỏ, chai dầu ăn, dầu gội đầu, sau đó dùng dao khoét mặt trên làm chậu. Tôi đổ đất vào, gieo hạt (hạt đậu, củ hành, hạt cải ), vài ngày sau, hạt nẩy mầm, đâm lá. Tiếp đó lớn lên rồi ra hoa, kết quả. Trẻ quan sát rất hứng thú, có những cháu đi học rất sớm để xem cây ngày hôm nay có gì lạ Ngoài không gian thiên nhiên của lớp, trường tôi còn có “Vườn của bé” với đầy đủ các loại hoa, cây cảnh, vườn rau Ở khu vườn này, trẻ có thể di dạo, quan sát và khám phá thiên nhiên. Tôi thường tổ chức cho trẻ lớp tôi nhặt lá rụng, ngắt lá vàng, tưới vườn rau, bắt sâu cho cây. 2) Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các giác quan, khắc sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu Đối với trẻ, nếu trẻ được tự mình sờ mó, nâng niu các đối tượng cần quan sát thì những thông tin mà cô giáo cần truyền đạt đến trẻ sẽ được tiếp thu một cách 2 đồng bộ, dễ dàng. Trẻ tìm hiểu MTXQ thông qua các giác quan. Nếu sử dụng tranh ảnh chỉ giúp trẻ quan sát, tìm hiểu bề ngoài (các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công dụng v.v ) của các sự vật, hiện tượng chủ yếu bằng mắt nhìn. Vì vậy tôi luôn tranh thủ lựa chọn những đề tài có thể sử dụng vật thật nhằm giúp trẻ có thể vận dụng tất cả các giác quan trong quá trình quan sát. Khi thực hiện cho trẻ quan sát bằng vật thật bao giờ trẻ cũng rất thích thú và trẻ không những được nhìn, được nghe tiếng kêu của con vật mà trẻ còn được sờ mó vào đồ vật, con vật nhằm giúp trẻ tiếp nhận, mở rộng hiểu biết của mình một cách đầy đủ về đối tượng đó. Ví dụ: Tìm hiểu về các con vật sống dưới nước. Tôi cho trẻ quan sát cá, tôm, cua, ốc v.v còn sống, thả vào chậu thủy tinh để trẻ dễ quan sát nên trẻ rất thích thú. 3) Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đối với từng tiết học cụ thể. Đồ dùng đồ chơi đối với từng tiết học đóng vai trò quan trọng, giúp tiết học đó có kết quả cao và hiệu quả nhất. Nếu tiết học đồ dùng sơ sài, cô giáo dạy chay thì trẻ sẽ nhàm chán, ít tập trung. Nhận rõ tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với tiết học Tìm hiểu Môi trường xung quanh trên cơ sở những đồ dùng đồ chơi sẵn có từ những năm trước, tôi cải biến, tu sửa lại nhằm thu hút trẻ hơn. Bên cạnh đó, để tiết học đạt kết quả cao thì đồ dùng đồ chơi cần phải đẹp, mới, hợp vệ sinh và bảo đảm tính khoa học Nguồn nguyên liệu một phần tôi xin từ phụ huynh lớp tôi phụ trách như lịch treo tường, bitit, xốp, phao Các đồ dùng đã hỏng như: máy sấy tóc, ống tiêm, ống khám bệnh của bác sĩ một phần tôi tự tìm kiếm từ bạn bè xung quanh, người quen trong gia đình, hàng xóm xung quanh Đối với từng tiết học cụ thể, tôi với cô giáo cùng lớp chuẩn bị trước đó 1 tuần. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi vào giờ nghỉ trưa, vào những ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi làm đồ dùng đồ chơi cho tiết học sắp tới. Ví dụ: Đối với đề tài: “Một số luật lệ giao thông phổ biến” (giao thông đường bộ) tôi vẽ tranh để giúp trẻ biết cách thực hiện luật đi đường ở nông thôn như đi bộ về phía bên phải và đi sát lề đường bởi vì đường ở nông thôn không có vỉa hè. Bên cạnh đó tôi xây dựng một mô hình ngã tư đường phố để giáo dục trẻ biết thực hiện một số luật lệ giao thông phổ biến ở ngã tư đường phố. Nhằm củng cố kiến thức giáo dục trẻ “Một số luật lệ giao thông phổ biến”, tôi làm đồ dùng như đèn xanh, đỏ, vàng, biển báo cấm đi ngược chiều, cho trẻ xem băng hình và tham quan ngã tư đường phố để giáo dục trẻ một số luật lệ giao thông phổ biến. 4) Tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh trên lớp, ngoài trời một cách thích hợp nhằm gây hứng thú cho trẻ, truyền đạt kiến thức một cách có kết quả cao. Để kiến thức truyền đạt đến trẻ có hiệu quả, tôi nhận thấy qua nghiên cứu kế hoạch hoạt động theo từng chủ điểm đối với hoạt động theo từng nội dung cần tổ 3 chức trên lớp dưới hình thức tiết học và cũng có những nội dung tổ chức ngoài trời. Ví dụ: Những nội dung cần tổ chức ngoài trời như: - Thực hành về thực hiện luật giao thông. - Làm quen với các loại lá cây. - Tham quan danh lam thắng cảnh ở địa phương Khi trực tiếp tiếp xúc với không gian thiên nhiên, những đề tài này luôn luôn giúp trẻ hứng thú hoạt động và hiệu quả đạt tỉ lệ rất cao. Mặt khác, giúp trẻ thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp cận thông tin qua khám phá, qua tự khám phá thiên nhiên. 5) Lồng tiết học dưới nhiều hình thức “Chơi mà học, học mà chơi” Hoạt động tìm hiểu MTXQ thật sự thu hút trẻ nếu giáo viên biết khai thác, tìm tòi để đưa những đề tài dưới nhiều hình thức như: trò chơi, thí nghiệm, thực hành nhằm giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách đồng bộ mà không nhàm chán. Ví dụ: Với đề tài: “Một số nghề phổ biến trong xã hội”, giáo viên nên tổ chức hoạt động này dưới hình thức trò chơi cô cho trẻ hóa trang các ngành nghề như: giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân và hướng dẫn trẻ dưới hình thức đi tham dự hội nghị biểu dương các nghề trong xã hội. Với đề tài: “Bé khám phá khoa học”, cô giáo cho trẻ tự làm thí nghiệm theo nhóm: - Nhóm 1: Thí nghiệm trộn ít nước với bột gạo → kết quả tạo ra một loại bột mềm, hơi cứng. Như vậy, trẻ làm thí nghiệm dạng nước ở thể rắn. - Nhóm 2: Nước hòa tan với đường, muối → trẻ biết nước ở thể lỏng. Đường, muối ăn hòa tan trong nước. - Nhóm 3: Đổ ít dầu ăn vào nước → dầu không tan trong nước, nước ở thể lỏng. Ví dụ: Với đề tài: “Làm quen với các loại lá cây” thì từ các loại lá cây, tôi hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi như làm đồng hồ đeo tay bằng lá dừa, làm những con trâu, con bò bằng lá mít. Hoặc làm mũ múa phục vụ góc âm nhạc bằng lá mít, lá hoàng hậu v.v Như vậy, các tiết học lồng ghép nhiều hình thức như thí nghiệm, trò chơi, thực hành trẻ rất hứng thú. Có lúc tiết học đã trôi qua mà trẻ vẫn còn hứng thú, không muốn ngừng lại. Lượng kiến thức trẻ tiếp thúc thu một cách đồng bộ và hiệu quả rất cao. 6) Tổ chức cho trẻ đi dạo, đi tham quan, xem băng hình - Hình thức tổ chức cho trẻ đi dạo mang lại cho trẻ không khí trong lành, ánh sáng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp cận thông tin qua khám phá thiên nhiên. Ví dụ: Với đề tài “Làm quen với các loại lá cây”, cô tổ chức cho trẻ đi dạo “Vườn của bé”, yêu cầu trẻ nhặt các loại lá cây, sau đó quan sát, sờ nắm, nói lên 4 đặt điểm từng loại lá cây, so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa các loại lá cây, tổ chức cho trẻ xếp thành nhóm các lá cây theo những đặc điểm chung Tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, in, vẽ, nặn các loại lá cây. - Hình thức cho trẻ đi tham quan, ví dụ như tham quan danh lam thắng cảnh địa phương (Đại Nội, Cột Cờ) tùy điều kiện khách quan mà giáo viên có thể tổ chức cho trẻ nếu được. Hình thức này tôi thấy rất có hiệu quả nhằm giúp trẻ tự mình nhìn thấy các danh lam thắng cảnh ở địa phương mình. Qua đó giúp trẻ có lòng tự hào thêm yêu mến quê hương, đất nước. - Hình thức xem băng hình có tác dụng rất tốt, giúp trẻ biết trước một số thông tin cô cần truyền đạt trong tiết học. Từ đó, trong tiết học trẻ thêm hứng thú, tự mình nói lên những ý nghĩ khi tiếp cận thông tin. Tôi gợi ý cho trẻ xem chương trình Thế giới động vật hay Thiên nhiên hoang dã để mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. V. KẾT QUẢ VIỆC LÀM MỚI: Qua một năm thực hiện việc làm mới: - Các cháu rất hứng thú, vui vẻ khi tìm hiểu về MTXQ. - Qua những hình thức hoạt động như thực hành, thí nghiệm, trò chơi, hoạt động ngoài trời, trẻ tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ, sâu sắc, đạt kết quả cao, đồng bộ. - Phát triển ở trẻ óc quan sát, năng lực phân tích, tổng hợp, phát triển. Cụ thể so sánh các đối tượng, trẻ thường phát hiện rất nhanh những đặc điểm gống và khác nhau của các đồ vật, con vật. Nắm được mối quan hệ và cách ứng xử phù hợp với MTXQ. - Ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ phát triển tốt. Đa số trẻ nói trọn câu, đủ ý, diễn đạt mạch lạc, vốn từ phong phú. VI. ĐỀ NGHỊ, ĐỀ XUẤT : Nhà trường tạo điều kiện cho các cháu học tốt hơn như: Môi trường hoạt động phải có sân chơi, bóng mát một số giờ hoạt động cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ đạt hiệu quả cao hơn . Người thực hiện Trần Thị Diếu 5 . đồng đều trên trẻ. IV. NỘI DUNG VIỆC LÀM MỚI: Để tạo sự hứng thú cho trẻ khi hoạt động tìm hiểu về MTXQ, bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp sau: 1) Tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ tìm hiểu,. dụng vật thật nhằm giúp trẻ có thể vận dụng tất cả các giác quan trong quá trình quan sát. Khi thực hiện cho trẻ quan sát bằng vật thật bao giờ trẻ cũng rất thích thú và trẻ không những được nhìn,. vườn này, trẻ có thể di dạo, quan sát và khám phá thiên nhiên. Tôi thường tổ chức cho trẻ lớp tôi nhặt lá rụng, ngắt lá vàng, tưới vườn rau, bắt sâu cho cây. 2) Tăng cường cho trẻ quan sát vật

Ngày đăng: 10/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan