Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - TIÊU CHẢY DO PHỤC TÀ pps

10 284 0
Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - TIÊU CHẢY DO PHỤC TÀ pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ TIÊU CHẢY DO PHỤC TÀ (Trích trong ‘Ôn Bệnh’ của Phong Thiếu Dật, Trung Quốc) Ở thành Nam, có người họ Trần, sau ngày lập Hạ. Một bữa kia ông bị đau bụng, tiêu chảy, ăn cơm vào ỉa ra y nguyên (phân sống) không tiêu. Vì cho là do hôm trước ăn lầm phải bánh nên cứ chữa chứng tiêu chảy và thông tiểu tiện. Ông ta dùng Ngũ Linh Thang (Bạch truật, Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Quế chi), thêm các vị thuốc tiêu thực để uống nhưng không có kết quả. Người nhà mời Phong Thiếu Dật đến xem bệnh. Khám thấy 2 mạch bộ quan, một bên đi mạnh, một bên yếu, mạch ở khí khẩu không đi khẩn. Phong Thiếu Dật chẩn đoán chắc chắn không phải là chứng thương thực (bệnh do ăn uống gây nên) mà là chứng Sôn (Xan) Tiết (tiêu chảy ra như nước, phân sống), chứng này do tà phục bên trong, như sách Nội Kinh đă ghi: " Mùa xuân cảm nhiễm thương phong, đến mùa hè mới sinh ra chứng sôn tiết. Do đó, nếu dùng loại thuốc tiêu thực, lợi thấp càng làm cho trung khí hư yếu. Bây giờ, phải trợ giúp cho Tỳ thổ mà tả bớt Can mộc mới xong (theo ngũ hành, Can mộc khắc Tỳ thổ). Dùng bài Lý Trung Thang (Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo, Can khương đều 12g) thêm Hoàng cầm, Bạch thược, Cát căn (nướng), Phòng phong, uống liên tiếp 3 thang thì khỏi. TIÊU CHẢY DO CAN PHONG TRUYỀN SANG TỲ (Y án của Phong Thiếu Dật). Bên Dương Thành, có người họ Lôi, bị chứng tiêu chảy không cầm, da thịt hao sút đi, mạch 2 bộ quan đều Huyền. Phong Thiếu Dật nhận định: Trước khi ỉa, bụng đã sôi đau, hễ đau thì muốn đi tiêu, và tiêu ra nguyên thức ăn. Người bệnh nhận là Phong Thiếu Dật nói đúng, nhưng không hiểu bệnh do đâu gây nên. Phong Thiếu Dật giải thích: Đây là do Can phong truyền sang Tỳ. Tỳ bị ức chế không thể tiêu hóa được. Sách Nội Kinh gọi là chứng sôn (xan) tiết, các bậc y sư (nguyên bản ghi là Hậu Thánh), đó là chứng Vị phong. Người bệnh thấy Phong Thiếu Dật lập luận chính xác về bệnh chứng nên xin ông cho toa chữa trị. Phong Thiếu Dật dùng bài Thống Tả Yếu Phương (Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 8g, Phòng phong 8g) của Lưu Hà Gian, Thêm Ích trí nhân, Cát căn (nướng), Mộc hương, Tả diệp để dẫn thuốc. Uống một thang chưa thấy công hiệu, liền thêm vào Nhân sâm, Hoàng kỳ, Can khương, Phụ tử. Mới uống một thang sau này liền thấy hơi bớt. Cho uống tiếp 2 - 3 thang thì dứt hẳn bệnh. TIÊU CHẢY DO THẤP (Y án của Phong Thiếu Dật). Ở núi Vân Trục, có con gái ông họ Diệp, vào cuối hè, bỗng nhiên phát sốt và tiêu chảy. Thầy thuốc được mời đến trước, dùng bài Ngũ Linh Tán (Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Quế chi, Bạch truật) cho uống, thấy đúng bệnh. Thình lình kỳ kinh nguyệt của cô ta đến, thầy mới thêm Đương quy, Bạch thược, không ngờ chứng tiêu chảy lại tăng thêm mà còn đau bụng dữ dội hơn nữa. Phong Thiếu Dật được mời đến khám bệnh. Khám thấy mạch bên phải mạnh hơn bên trái, đó rõ là thử thấp truyền vào phần khí, vì vậy phần khí bị ngăn nghẹn, tà độc không có lối thoát ra mà kinh nguyệt nhân đó bị ứ trệ. Phong Thiếu Dật liền dùng cách oân hóa thấp taø, thêm vị Mộc hương, Hương phụ, Tô cành, Diên hồ sách. Uống liên tiếp 3 thang, kinh kỳ ra tốt mà chứng tiêu chảy dứt, nhiệt độ của cô cũng giảm. Ông Trình Nghị nói rằng: Thấp tại phần khí lẽ thường phải làm cho thông khí để thấm thấp và kinh kỳ đang có, muốn cho tốt, phải làm cho khí chạy đều thì kinh được đều. Như vậy dùng thuốc lý khí để thấm thấp và hành kinh là cách hay nhất. TIÊU CHẢY DO THỬ THẤP (Trích trong ‘ Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc). Lý X… nam, 30 tuổi. Một hôm bị cảm nắng, bỗng nhiên ói và tiêu chảy, đã đến bệnh viện điều trị, cho dùng lầm mấy thang Đại Hoàng làm cho chứng ói và ỉa không cầm được, bụng tức, khó chịu. Một ngày đêm ỉa và nôn hơn 60 lần, tinh thần mỏi mệt, hai tay tê dại không cầm được ly nước đưa lên miệng. Mạch Trầm, Tế mà Trì, lưỡi đỏ tía, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng bẩn như có bột. Sau khi khám, cho dùng bài Thanh Thử Hóa Thấp Thang (Thanh hao tuệ 9g, Bán hạ 9g, Đạm đậu xị 9g, Bội lan 12g, Nhân trần 12g, Sinh địa tươi 12g, Trần bì 3g, Xuyên liên 3g, Khấu nhân 3g, Thương truật 6g, Quảng mộc hương 6g, Hoắc hương tươi 6g, Hà diệp tươi 1 mảnh). Sắc uống với 9g Cam Lộ Tiêu Độc Đơn (Hoàng cầm, Liên kiều, Nhân trần, Hoắc hương, Bạc hà, Bạch khấu, Xạ can, Xương bồ). Uống hai thang đã cầm ói, giảm hẳn ỉa chảy, hai tay hết tê, lưỡi chuyển sang mầu hồng, rêu lưỡi tốt hơn. Cho dùng tiếp bài thuốc trên, bỏ vị Trần bì, Thương truật, Đậu xị, Xuyên liên, Tiêu Độc Đơn, Hà diệp, Hoắc hương, Sinh địa, thêm Sơn chi 9g, Thạch xương bồ 9g, Hậu phác 3g, Lục Nhất Tán (Hoạt thạch, Cam thảo). Uống tiếp 4 thang thì bệnh khỏi. Tiêu chảy vào mùa hè, phần nhiều do thử thấp phục áp, không tống ra ngoài được. Phép chữa: chỉ cần thanh thử hỏa thấp là có thể dựa vào thế mà lợi đạo. Các vị thuốc có tính khổ hàn (đắng lạnh) chẳng những không có tác dụng gì, mà còn làm cho thử thấp bế tắc ở bên trong, đặc biệt lại càng làm cho trên ói dưới ỉa nhiều hơn. Trường hợp này, dùng bài thuốc chú trọng táo lợi thấp tà, giúp cho phương hương hóa trọc làm cho thử được thanh, thấp bị hóa đi, tự nhiên sẽ khỏi ói, ỉa. TIÊU CHẢY DO TỲ HƯ - THỬ THẤP (Trích trong ‘ Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc). Tô X, 45 tuổi. Thình lình bị tiêu chảy, phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần. Đã được cho uống rượu thuốc Opii (loại Lục 7hần Thủy), và dùng các vị thuốc như Ô mai, Ngũ bội tử, Sinh mẫu lệ để thu sáp, bên ngoài dùng Cao Khổ Sâm dán lên rốn để cầm ỉa. Sau khi dùng thuốc, số lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6 -7 lần, nhưng vẫn thấy có một vùng lạnh băng khoảng bàn tay ở vùng rốn, bụng vẫn trướng, rốn vẫn đau. Khám thấy mạch Nhu, Hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát sinh vào giữa mùa hè, thử thấp làm hại đến Tỳ Vị. Tỳ bị thấp tà bao vây làm cho chức năng vận hóa của nó rối loạn. Thử thấp chạy xuống dưới gây ra bụng trướng, rốn đau, kém ăn và ngực tứ c. Tỳ chủ tứ chi vì vậy thấy chân tay mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch Nhu Hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt mà mạch Hư là biểu hiện của Tỳ Hư. Tất cả các chứng trạng trên đều cho thấy Tỳ hư, bị thấp tà bao vây, tương ứng chứng viêm ruột cấp tính. Cách trị: Vận Tỳ, hóa thấp. Dùng bài Vị Linh Thang và Tam Nhân Thang Gia Giảm (Phục linh 15g, Trư linh 9g, Thương truật 9g, Hậu phác 9g, Trạch tả 9g, Quế chi 3g, Cam thảo 6g, Dĩ mễ 9g, Hạnh nhân 9g, Thông thảo 3g, Bạch khấu nhân 6g, Hoạt thạch 9g, Sinh khương 6g). Sắc uống ngày 1 thang. Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau trướng bụng, chỉ còn ỉa 1 -2 lần/ ngày, ăn uống khá hơn nhưng phân chưa thành khuôn. Khám thấy mạch Trầm, Tế không có lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, qua đó có thể thấy rằng thủ thấp đã bớt khá nhiều, cần trợ giúp cho Tỳ dương đang bị giam hãm bởi thấp tà). Cách trị: Kiện Tỳ, khư thấp, tiêu trướng. Dùng bài thuốc trên có gia giảm như sau: Bạch sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiêu thán (tức Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc) 15g, Hậu phác 6g. Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần tỉnh táo, ăn uống tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư, mồ hôi tự ra, cho uống tiếp 3 thang nữa, bệnh khỏi hẳn. Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở việc tiêu lỏng như nước. Đông y cho là Thử thấp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi. Tiêu lỏng lâu ngày thiên về hư, hàn, thì lại phải cố sáp. Trường hợp này là bạo tả rõ ràng, dùng lầm thuốc cố sáp, càng uống, bệnh càng nặng. Cần phải thận trọng biện chứng cho đúng thì luận trị mới được. TIÊU CHẢY DO VỊ KHÍ CỰC HƯ, TỲ THẬN DƯƠNG HƯ (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ của Lý Văn Lượng, Trung Quốc). Chu X, nam, 30 tuổi, công nhân xưởng. Cách đây hơn 3 năm, bụng đau ngâm ngẩm ngày đêm, tiêu chảy mỗi ngày 5 -6 lần, đã được điều trị nhiều mà không khỏi. Uống Tứ Thần Hoàn, hơn 100 thang Lý Trung, nhưng bệnh lúc thì dỡ lúc thì nặng mãi không khỏi. Cơ thể gầy còm, sợ lạnh, tay chân lạnh, không muốn ăn uống, ăn xong là tiêu lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch Trầm, Trì, Tế, Nhược. Thuộc chứng Tỳ Thận dương hư, không có sức vận hóa. Tỳ Vị hư thì không tiêu hóa thức ăn, vận hóa tinh vi được. Tỳ Thận dương hư thì âm thủy không hóa, lâu dần thành ra chứng tiêu lúc gần sáng (canh năm - Ngũ canh tiết tả), bệnh không dứt sẽ tiến đến hoạt thoát. Trường hợp bệnh này chứng tỏ khí của Tỳ Vị vận hóa bất thường, Vị khí cực hư. Thuộc chứng viêm ruột mạn tính. Điều trị: Nên bổ hư, ôn trung, sáp trường, cố thoát. Dùng bài Chân Nhân Dưỡng Tạng Thang (Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 3g, Đương quy 6g, Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g, Túc xác 6g, Can khương 6g). Sắc uống ngày 1 thang, uống 5 thang, chứng đau bụng và tiêu lúc gần sáng có biến chuyển tốt nhưng ngày vẫn tiêu 1 - 3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu. Sau đó, dùng nguyên phương, thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ Thận dương, ích Tỳ, cố thoát. Uống liên tục 10 thang, tay chân trở nên ấm áp, hết tiêu lỏng, đại tiện bình thường, ăn uống tăng lên. Vì vậy, bỏ vị Can Khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau, thăm lại, mọi thứ ùđều tốt. TIÊU CHẢY DO THẤP NHIỆT (Trích trong ‘ Tử Siêu Y Thoại ‘ của Nguyễn Tử Siêu - Việt Nam). Cháu bé Nguyễn Tán, 1 tuổi, bị ói mửa, tiêu lỏng, miệng khát, nước tiểu đỏ và ít, lúc khóc, lúc nín không nhất định. Lúc đầu một thầy thuốc dùng thuốc tiêu đạo và lợi thủy, uống liền 2 thang, không kết quả. Ông ta lại cắt bài Vị Linh Tán Gia Giảm cho uống. Uống bài thuốc đó, em bé tiêu toàn nước trong mà sắc xanh, không có mùi phân, cháu bé càng bực dọc, khát nước, nôn mửa. Từ lúc bị bệnh đến hôm đó đã qua 5 ngày mà ngày thứ 4, thứù 5 lại nặng hơn trước nhiều, trằn trọc suốt đêm, không lúc nào yên. Bố mẹ cháu mời tôi đến chữa. Qua nhận xét về hình sắc và hỏi người nhà về quá trình bệnh, tôi nhận thấy: Bấy giờ đang mùa nóng nực, hai khí thấp nhiệt đang cùng tranh giành. Trong trường vị của cháu bé vốn có tích nhiệt, lại kết hợp với thức ăn ứ đọng chưa tiêu, vì vậy tiêu ra toàn nước trong mà không có mùi thối, trằn trọc vật vã không yên lại cho uống bài Vị Linh Tán Gia Giảm làm cho trường vị càng thêm khô ráo, có chút nước nào bài tiết ra hết mà cặn bã thì vẫn ứ đọng, muốn ra mà không ra được, vì vậy mới quặn ruột mà khóc. Sau khi nhận xét kỹ, tôi liền dùng phương pháp ‘Thông Nhân Thông Dụng; để công kích khứù trệ: Đại hoàng (tẩm rượu) 4g, Chỉ thực (sao) 4g, La bặc tử (sao) 8g, Mạch nha 6g, Hoạt thạch 24g. Sắc 300 ml nước, còn 100ml, chia làm 3 1ần uống, cách 2 giờ uống 1 lần. Sau khi uống lần thứ nhất, cách chừng nửa giờ, cháu bé đánh rắm (trung tiện) đã có mùi phân. Uống lần thứù 2, cách hơn 1 giờ sau, cháu tiêu ra không phải là nước trong nữa, toàn là những chất lầy nhầy, lẫn cả những chất như thức ăn chưa tiêu. Tiêu xong, em bé nằm im lìm không nhúc nhích. Cả nhà hoảng sợ báo với tôi. Tôi nghe nói cũng ngạc nhiên vội đến thăm, thấy cháu nằm thiếp trong lòng mẹ, hơi thở đều đặn, tuy ngủ mà thỉnh thoảng vẫn mút vú, nuốt sữa ừng ực. Bấy giờ tôi mới nhận ra đó không phải là biến chứng mà chỉ là ốm lâu gây ra mệt mỏi thôi. Sau đó một giờ, cháu đái ra một bãi rất dài rồi tỉnh, tôi cho uống thêm một thang Hòa Trung Thanh Nhiệt nữa, hoàn toàn bình phục. . Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ TIÊU CH Y DO PHỤC TÀ (Trích trong ‘Ôn Bệnh’ của Phong Thiếu Dật, Trung Quốc) Ở thành Nam, có người họ Trần, sau ng y lập Hạ. Một bữa kia ông bị đau bụng, tiêu ch y, ăn. thì khỏi. TIÊU CH Y DO CAN PHONG TRUYỀN SANG TỲ (Y án của Phong Thiếu Dật). Bên Dương Thành, có người họ Lôi, bị chứng tiêu ch y không cầm, da thịt hao sút đi, mạch 2 bộ quan đều Huyền. Phong. Phong Thiếu Dật chẩn đoán chắc chắn không phải là chứng thương thực (bệnh do ăn uống g y nên) mà là chứng Sôn (Xan) Tiết (tiêu ch y ra như nước, phân sống), chứng n y do tà phục bên trong, như

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan