bai tập vận dụng phương pháp giả hóa tổng hợp

3 507 0
bai tập vận dụng phương pháp giả hóa tổng hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT Câu 1: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO 3 và H 2 SO 4 đặc nóng, thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO 2 , NO và N 2 O. Phần trăm khối lượng của Al trong X là A. 63%. B. 36%. C. 50%. D. 46% Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 7,56 gam hỗn hợp Mg và Al bằng HCl, thu được 8,064 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan bằng H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được 0,12 mol một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là A. S. B. SO 2 . C. H 2 S. D. không xác định. Câu 3: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dịch X gồm HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M, thu được V lít khí NO (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 0,672. B. 1,12. C. 1,344. D. 1,568. Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Al trong dung dịch hỗn hợp HCl và H 2 SO 4 loãng. Kết thúc phản ứng thu được 7,28 lít H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al là A. 45,32%. B. 42,53%. C. 41,19%. D. 56,48%. Câu5: Hoàn tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong HNO 3 dư, thu được 0,1 mol NO và 0,15 mol NO 2 . Số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng là A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,7 mol. D. 0,35 mol. Câu 6: Hòa tan 15 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng HCl, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là A. 15 gam. B. 20,5 gam. C. 14,45 gam. D. 30 gam. Câu 7: Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 6,72 lít H 2 (đktc). Khối lượng muối thu được trong dung dịch là A. 13,05 gam. B. 24,65 gam. C. 33,75 gam. D. 14,45 gam. Câu 8: Cho 0,845 gam hỗn hợp bột Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư và lắc cho đến khi phản ứng kết thúc, thấy thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi đun khan trong chân không thu được chất rắn có khối lượng bằng A. 2,265 gam. B. 1,42 gam. C. 2,95 gam. D. 4,15 gam. Câu 9: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 30 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 . Hòa tan hoàn toàn A bằng HNO 3 loãng, thấy thoát ra 5,6 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). 1. Giá trị của m là A. 12,6. B. 25,2. C. 37,8. D. 50,4. 2. Nếu hòa tan A bằng HNO 3 đặc nóng dư thì thể tích khí NO 2 bay ra ở đktc là A. 5,6 lít. B. 6,72 lít. C. 11,2 lít. D. 16,8 lít. Câu 10: Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10% về khối lượng) vào dung dịch HNO 3 , sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam chất rắn, dung dịch Y và 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Lượng muối trong Y là A. 24,2 gam. B. 27 gam. C. 37 gam. D. 22,4 gam. Câu 11: Hoàn tan hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư, thu được 13,95 gam muối và 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 12: Cho 12,8 gam Cu tan hoàn toàn trong HNO 3 thấy thoát ra hỗn hợp hai khí NO và NO 2 có tỉ khối so với hidro bằng 19. Thể tích hỗn hợp khí đó là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,448 lít. Câu 13: Cho 4,16 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml HNO 3 thu được 2,464 lít hỗn hợp NO và NO 2 (đktc). Nồng độ mol/l của HNO 3 là A. 1. B. 0,1. C. 2. D. 0,5. Câu 14: Cho m gam Al phản ứng hết với HNO 3 loãng, thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO 2 (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 17. Giá trị của m là A. 4,5. B. 16,3. C. 9,0. D. 14,3. Câu 15: Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi thu được hỗn hợp X gồm hai oxit FeO và Fe 2 O 3 có khối lượng 3,04 gam. Để hòa tan hết X thì thể tích tối thiểu HCl 1M cần dùng là A. 25ml. B. 50ml. C. 100ml. D. 150ml. Câu 16: Hòa tan hết 16,2 gam một kim loại bằng HNO 3 loãng, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm N 2 O và N 2 (đktc) (không tạo NH 4 NO 3 ). Tỉ khối của X so với H 2 là 18. Kim loại là A. Ca. B. Mg. C. Al. D. Fe. Câu 17: Để m gam Fe ngoài không khí, sau 1 thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X gồm 4 chất. Cho X tác dụng với H 2 SO 4 đặc nóng dư thì thu được 0,15 mol SO 2 duy nhất. giá trị của m là A. 9. B. 10,08. C. 10. D. 9,08. Câu 18: Cho 0,28 gam Al vào dung dịch HNO 3 dư, thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04 gam muối. Số mol NO thu được là A. 0,2. B. 0,28. C. 0,1. D. 0,14. Câu 19: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với oxi thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . Cho X tác dụng với HNO 3 đặc nóng dư, thì thể tích khí NO 2 sinh ra ở đktc là A. 0,336 lít. B. 0,448 lít. C. 0,896 lít. D. 1,792 lít. Câu 20: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B không tan trong nước và đứng trước Cu. Lấy m gam X cho vào dung dịch CuSO 4 dư, toàn bộ lượng Cu thu được cho tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 1,12 lít NO duy nhất (đktc). Cũng m gam X tác dụng với HNO 3 dư thì thể tích N 2 duy nhất thu được ở đktc là A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít. Câu 21: Hòa tan 15 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,896 lít khí (đktc). Cô cạn A thì khối lượng muối khan thu được là A. 15 gam. B. 15,44 gam. C. 7,52 gam. D. 20 gam. Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước dư thu được 2,24 lít khí. Hai kim loại là A. Na và K. B. Li và Na. C. K và Rb. D. Rb và Cs. Câu 22: Hòa tan 1,35 gam kim loại M bằng HNO 3 dư thu được 2,24 lít NO 2 và NO có tỉ khối so với H 2 bằng 21. Kim loại đó là A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Al. Câu 23: Cho 11,9 gam hỗn hợp Fe, Mg, Al vào 1,25 lít dung dịch HNO 3 1M, thu được dung dịch X và 6,72 lít NO duy nhất (đktc). Cô cạn X thì khối lượng muối thu được là A. 67,7 gam. B. 36,2 gam. C. 30,5 gam. D. 20,9 gam. Câu 24: Hòa tan m gam Zn, Cu trong H 2 SO 4 đặc, thu được 0,15 mol SO 2 và 0,1 mol S. Số mol H 2 SO 4 phản ứng là A. 0,35 mol. B. 0,25 mol. C. 1,4 mol. D. 0,7 mol. Câu 25: Cho 230 gam hỗn hợp ACO 3 , B 2 CO 3 và R 2 CO 3 tan hoàn toàn trong HCl thu được 0,896 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là A. 230,44. B. 115,22. C. 115,11. D. 117,22. Câu 26: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448ml khí (đktc). Khối lượng muối thu được là A. 7,04 gam. B. 6,12 gam. C. 2,95 gam. D. 4,15 gam. Câu 57: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong HNO 3 thấy thoát ra 11,2 lít hỗn hợp NO, N 2 O và N 2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2). Giá trị của m là A. 27,9. B. 12,73. C. 16,47. D. 35,1. Câu 27: Hòa tan hết 15 gam hỗn hợp Mg, Al bằng HNO 3 thu được 6,72 lít NO, N 2 O (đktc) có tỉ lệ thể tích 2:1. Phần trăm khối lượng Mg là A. 64%. B. 74%. C. 54%. D. 47%. Câu 28: Hòa tan hết 3,36 gam Mg vào HNO 3 loãng thu được 1,792 lít NO, N 2 O có tỉ khối so với H 2 là A. 19,2. B. 18. C. 15,7. D. 19. Câu 62: Hòa tan m gam hỗn hợp hai kim loại A, B trong HNO 3 loãng thấy thoát ra 0,03 mol NO 2 và 0,01 mol NO. Số mol HNO 3 phản ứng là A. 0,04. B. 0,15. C. 0,05. D. 0,1. Câu 63: Cho luồng khí H 2 dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO, Al 2 O 3 , Fe 3 O 4 và MgO nung nóng, thu được chất rắn Y. Biết m X -m Y =4,8. Thể tích H 2 (đktc) thAm gia phản ứng là A. 3,36 lít. B. 5,6 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít. Câu 64: Một dung dịch có chứa a mol NH 4 + , b mol Ba 2+ và c mol Cl - . Nhỏ dung dịch Na 2 SO 4 tới dư vào dung dịch trên thu được 34,95 gam kết tủa. Mối quan hệ giữa a và c là A. c-a=0,3. B. a=c. C. a-c=0,3. D. a+c=0,3. Câu 65: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng m Cu :m Fe =7:3. Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với 44,1 gam HNO 3 trong dung dịch thì thu được 0,75m gam rắn, dung dich Y và 5,6 lít khí Z gồm NO 2 và NO (đktc). Giá trị của m là A. 40,5. B. 25,2. C. 50,2. D. 50,4. Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metan, propen, etilen, etan và butan thu được 6,6 gam CO 2 và 3,78 gam H 2 O. Giá trị của m là A. 3,72. B. 2,22. C. 22,8. D. 37,2. Câu 67: Đun 19 gam hai ancol đơn chức liên tiếp với H 2 SO 4 đặc thu được 12,5 gam ete (H=80%). Hai ancol đó là A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. B. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. C. C 2 H 3 OH và C 3 H 7 OH. D. C 5 H 9 OH và C 6 H 11 OH. Câu 68: Cho hỗn hợp gồm 3 gam axit không no, đơn chức và 14,4 gam axit no, hai chức tác dụng vừa đủ với 250ml NaOH 1M. Khối lượng muối thu được là A. 18,4 gAm. B. 9,2 gAm. C. 22,9 gAm. D. 32,3 gAm. Câu 69: Nhiệt phân 20 lít butan thu được 36 lít hỗn hợp khí gồm C 4 H 10 , C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 3 H 6 , CH 4 . Hiệu suất phản ứng tách là A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 70: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe có số mol bằng nhau vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 , sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan A vào HCl dư thu được 1,12 lít khí (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn B không tan. Nồng độ mol/l của Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 lần lượt là A. 2 và 1. B. 1 và 2. C. 0,2 và 0,1. D. 0,1 và 0,2. . BÀI TẬP SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT Câu 1: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO 3 và H 2 SO 4 . thoát ra hỗn hợp hai khí NO và NO 2 có tỉ khối so với hidro bằng 19. Thể tích hỗn hợp khí đó là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,448 lít. Câu 13: Cho 4,16 gam Cu tác dụng vừa đủ với. 0,2. B. 0,28. C. 0,1. D. 0,14. Câu 19: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với oxi thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . Cho X tác dụng với HNO 3 đặc nóng dư, thì thể tích khí NO 2 sinh

Ngày đăng: 10/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan