Cắt giảm nhân sự: Coi chừng những “cái bẫy” ppsx

5 325 0
Cắt giảm nhân sự: Coi chừng những “cái bẫy” ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cắt giảm nhân sự: Coi chừng những “cái bẫy” Khi lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, cùng với việc thu hẹp sản xuất, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã tiến hành sa thải nhân viên và xem xét lại chế độ lương – thưởng. Giải pháp này có thể giúp DN vượt qua khó khăn trước mắt, nhưng đằng sau nó là những “cái bẫy” mà nếu không sớm nhận ra thì lợi se bị bất cập hại… Trên thực tế, ngân sách dành cho nguồn nhân lực nhiều khi chiếm tới 50% tổng chi phí của DN. Khi cần tiết kiệm chi phí, biện pháp đơn giản nhất mà các chủ DN thường áp dụng là tinh giản bộ máy, sắp xếp lại cơ cấu nhân sự. Song, xét cho cùng đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài sẽ không cho kết quả như mong đợi. Việc sa thải nhân viên thường kéo theo hậu quả là các DN phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để bồi thường cho người lao động. Mặt khác, sa thải liên tục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những người ở lại. Cụ thể, họ luôn phải sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ sẽ đến lượt mình và do vậy mà hiệu quả công việc không cao. Trong lúc này, việc duy trì các chế độ lương - thưởng cho nhân viên là vô cùng khó khăn, nên nhiều DN đã tiến hành cắt giảm. Việc làm này có thể sẽ được nhân viên thông cảm, nếu DN biết cách thuyết phục và kêu gọi họ cùng chia sẻ mọi khó khăn. Cách đây vài năm, Hãng hàng không LTU của Đức đã rất thành công với “liệu pháp" trên khi nhân viên của họ đã tình nguyện không nhận thưởng vào dịp lễ Giáng sinh, chấp nhận bị giảm 5 – 10% lương và đồng ý không được tặng lương trong vòng hai năm để giữ được việc làm. Trường hợp Công ty Du lịch Thomas Cook của Anh cũng rất đáng để DN Việt Nam học tập: Trong lúc gặp khó khăn về tài chính, vị tổng giám đốc của công ty này đã xem xét lại chính sách lương bổng của công ty bằng việc tiến hành đánh giá toàn diện. Trên cơ sở đó, ông dành cho nhân viên quyền lựa chọn giữa mức lương hiện tại cao hay trợ cấp nghỉ hưu cao. Nếu muốn có một chế độ trợ cấp sau ngày nghỉ hưu cao thì họ phải chấp nhận lương hiện tại thấp. Còn nếu muốn lương hiện tại cao thì họ sẽ không được công ty đảm bảo việc làm. Việc "thảy trái banh" về phía nhân viên này đã cho họ cảm giác được tôn trọng để từ đó tự quyết định lấy tương lai của mình. Và nhờ vậy mà Thomas Cook đã vượt qua thời kỳ cam go vì có được sự đồng lòng và niềm tin của đội ngũ nhân viên. Tại Việt Nam, thay vì sa thải đại trà, một số DN chỉ cắt giảm những nhân viên thiếu kỹ năng, không có tay nghề và tăng thêm trách nhiệm, chế độ đãi ngộ đối với những người còn lại. Việc tuyển chọn nhân viên mới lúc này là vẫn cần thiết, nhưng phải có sự cân nhắc kỹ giữa chi phí phải bỏ ra và hiệu quả mà người mới sẽ mang lại. Bộ máy nhân sự cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo chính là nguyên nhân gây ra sự lãng phí lớn cho DN. Giải pháp sa thải nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hiện nay đã được khá nhiều DN Việt Nam áp dụng, nhất là trong các lĩnh vực như sản xuất thép, dệt may, thuỷ sản, chứng khoán, tài chính ngân hàng Bằng cách này, DN có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận trước mắt, nhưng về lâu dài thì rất khó cải thiện được vị thế cạnh tranh. Vì trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, hơn cả công nghệ và vốn liếng, nguồn nhân lực mới là tài sản quan trọng nhất của các DN. Theo quy luật của các chu kỳ suy thoái thì mọi khó khăn rồi sẽ được cải thiện, nếu việc sa thải nhân viên không được cân nhắc kỹ lưỡng thì khi thị trường hồi phục, DN sẽ khó bề xoay trở để có thể chủ động về nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, khi tiến hành cắt giảm nhân sự, DN thường sa vào hai "cái bẫy” lớn, đó là đánh giá sai quy mô của việc cắt giảm và thực hiện sa thải đồng loạt. Khi cắt giảm nhân sự quá mức, DN sẽ có nguy cơ bị sụt giảm doanh thu. Còn nếu thực hiện cắt giảm đồng loạt thì sẽ gây tâm lý hoang mang cho nhân viên và hình ảnh của DN cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu bắt buộc phải sa thải một số nhân viên thì DN nên chuẩn bị trước tâm lý cho họ. Tốt nhất là nên có những cuộc trao đổi trực tiếp, thẳng thắn và cố gắng tìm cách chia sẻ khó khăn với họ. Ngoài việc giải quyết ổn thỏa chế độ thôi việc cho họ, nếu có thể, DN hãy định hướng hay giúp họ tìm kiếm một công việc mới. Cách hành xử này không chỉ có tác dụng "an ủi" người đi mà còn góp phần trấn an người ở lại. . Cắt giảm nhân sự: Coi chừng những “cái bẫy” Khi lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, cùng với việc thu hẹp sản xuất, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã tiến hành sa thải nhân. nhân lực. Thực tế cho thấy, khi tiến hành cắt giảm nhân sự, DN thường sa vào hai "cái bẫy” lớn, đó là đánh giá sai quy mô của việc cắt giảm và thực hiện sa thải đồng loạt. Khi cắt giảm. đội ngũ nhân viên. Tại Việt Nam, thay vì sa thải đại trà, một số DN chỉ cắt giảm những nhân viên thiếu kỹ năng, không có tay nghề và tăng thêm trách nhiệm, chế độ đãi ngộ đối với những người

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan