SÁCH LINH KHU - THIÊN 65: NGŨ ÂM NGŨ VỊ ppt

8 266 1
SÁCH LINH KHU - THIÊN 65: NGŨ ÂM NGŨ VỊ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁCH LINH KHU THIÊN 65: NGŨ ÂM NGŨ VỊ Đối với loại hình của người thuộc Hữu chủy và Thiếu chủy, ta nên điều trị ở phần thượng bộ của phía hữu của thủ Thái dương Tiểu trường kinh[1]. Đối với loại hình của người thuộc Tả thương và Tả chủy, ta nên điều trị ở phần thượng bộ của phía tả của thủ Dương minh Đại trường kinh[2]. Đối với loại hình của người thuộc Thiếu chủy và Thái cung, ta nên điều trị ở phần thượng bộ của phía tả của thủ Dương minh Đại trường kinh[3]. Đối với loại hình của người thuộc Hữu giốc và Thái giốc, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu của túc Thiếu dương Đởm kinh[4]. Đối với loại hình của người thuộc Thái chủy và Thiếu chủy, ta nên điều trị ở phần thượng bộ của phía tả của thủ Thái dương Tiểu trường kinh[5]. Đối với loại hình của người thuộc Chúng vũ và Thiếu vũ, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu của túc Thái dương Bàng quang kinh[6]. Đối với loại hình của người thuộc Thiếu thương và Hữu thương, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu thủ Thái dương Tiểu trường kinh[7]. Đối với loại hình của người thuộc Chất vũ và Chúng vũ, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu của túc Thái dương Bàng quang kinh[8]. Đối với loại hình của người thuộc Thiếu cung và Thái cung, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu của túc Dương minh Vị kinh[9]. Đối với loại hình của người thuộc Phán giốc và Thiếu giốc, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu của túc Thiếu dương Đởm kinh[10]. Đối với loại hình của người thuộc Đệ thương và Thượng thương, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía hữu của túc Dương minh Vị kinh[11]. Đối với loại hình của người thuộc Đệ thương và Thượng giốc, ta nên điều trị ở phần hạ bộ của phía tả của túc Thái dương Bàng quang kinh[12]. Loại hình người thuộc âm Thượng chủy và Hữu chủy, hoặc những loại hình đồng thuộc Hỏa khí, hợp với ngũ cốc là lúa mạch, với ngũ súc là thịt dê, với ngũ quả là trái hạnh, với kinh mạch là thủ Thiếu âm, với ngũ tạng là Tâm, với ngũ sắc là màu đỏ, với ngũ vị là đắng, với thời lệnh là mùa hạ[13]. Loại hình người thuộc âm Thượng vũ và Thái vũ, hoặc những loại hình đồng thuộc Thủy khí, hợp với ngũ cốc là đại đậu, với ngũ súc là thịt heo, với ngũ quả là trái lật, với kinh mạch là túc Thiếu âm, với ngũ tạng là Thận, với ngũ sắc là màu đen, với ngũ vị là mặn, với thời lệnh là mùa đông[14]. Loại hình người thuộc âm Thượng cung và Thái cung , hoặc những loại hình đồng thuộc thổ khí, hợp với ngũ cốc là lúa tắc, với ngũ súc là thịt bò, với ngũ quả là trái táo, với kinh mạch là Túc Thái âm, với ngũ tạng là Tỳ, với ngũ sắc là màu vàng, với ngũ vị là ngọt, với thời lệnh là mùa qúy hạ[15]. Loại hình người thuộc âm Thượng thương và Hữu thương, hoặc những loại hình đồng thuộc kim khí, hợp với ngũ cốc là lúa thử, với ngũ súc là thịt gà, với ngũ quả là trái đào, với kinh mạch là thủ Thái âm, với ngũ tạng là Phế, với ngũ sắc là màu trắng, với ngũ vị là cay, với thời lệnh là mùa thu[16]. Loại hình người thuộc âm Thượng giốc và Thái giốc, hoặc những loại hình đồng thuộc Mộc khí, hợp với ngũ cốc là lúa ma, với ngũ súc là thịt chó, với ngũ quả là trái lý, với kinh mạch là túc Quyết âm, với ngũ tạng là Can, với ngũ sắc là màu xanh, với ngũ vị là chua, với thời lệnh là mùa xuân[17]. Người thuộc loại hình Thái cung và Thượng giốc, đều có thể điều trị theo vùng thượng bộ phía hữu của túc Dương minh Vị kinh[18]. Người thuộc loại hình Tả giốc và Thái giốc, đều có thể điều trị theo vùng thượng bộ phía tả của túc Dương minh Vị kinh[19]. Người thuộc loại hình Thiếu vũ và Thái vũ, đều có thể điều trị theo vùng hạ bộ phía hữu của túc Thái Dương Bàng quang kinh[20]. Người thuộc loại hình Tả thương và Hữu thương, đều có thể điều trị theo vùng thượng bộ phía tả của thủ Dương minh Đại trường kinh[21]. Người thuộc loại hình Gia cung và Thái cung, đều có thể điều trị theo vùng thượng bộ phía tả của túc Thiếu Dương Đởm kinh[22]. Người thuộc loại hình Chất phán và Thái cung, đều có thể điều trị theo vùng hạ bộ phía tả của thủ Thái Dương Tiểu trường kinh[23]. Người thuộc loại hình Phán giốc và Thái giốc, đều có thể điều trị theo vùng hạ bộ phía tả của túc Thiếu Dương Đởm kinh[24]. Người thuộc loại hình Thái vũ và Thái giốc, đều có thể điều trị theo vùng thượng bộ phía hữu của túc Thái Dương Bàng quang kinh[25]. Người thuộc loại hình Thái giốc và Thái cung, đều có thể điều trị theo vùng thượng bộ phía hữu của túc Thiếu Dương Đởm kinh[26]. Năm loại hình của người thuộc Hữu chủy, Thiếu chủy, Chất chủy, Phán chủy, Thượng chủy, đều thuộc Hỏa[27]. Năm loại hình của người thuộc Hữu giốc, Đệ giốc, Thượng giốc, Thái giốc, Phán giốc, đều thuộc Mộc[28]. Năm loại hình của người thuộc Hữu thương, Thiếu thương, Chất thương, Phán thương, Thượng thương, đều thuộc Kim[29]. Năm loại hình của người thuộc Thiếu cung, Thượng cung, Thái cung, Gia cung, Tả cung đều thuộc Thổ[30]. Năm loại hình của người thuộc Chúng vũ, Chất vũ, Thượng vũ, Đại vũ, Thiếu vũ đều thuộc Thủy[31]. Hoàng Đế hỏi: "Người đàn bà không có râu, đó là do không có huyết khí chăng ?”[32]. Kỳ Bá đáp : "Xung mạch và Nhậm mạch đều khởi lên ở bào trung, vận hành lên trên theo bên trong cột sống lưng, đóng vai biển của kinh lạc[33]. Phần nổi và ngoài của nó tuần hành theo bên hữu của bụng, lên trên để hội với yết hầu, 1 nhánh lại lên trên để hội với quanh môi[34]. Khi huyết khí thịnh thì nó sẽ làm sung cho bì phu, làm nhiệt cho cơ nhục; nếu chỉ có huyết thịnh 1 mình thì nó sẽ thấm ra đến bì phu để sinh ra lông[35]. Nay người đàn bà sinh vốn hữu dư ở khí mà bất túc ở huyết, đó là do ở họ thường hay bị thoát huyết[36]. Khi mạch Xung và mạch Nhậm không làm tươi cho miệng và môi, vì thế mà râu không có thể mọc ra vậy”[37]. Hoàng Đế hỏi: "Có số người tổn thương đến bộ phận sinh dục làm sao cho khí của sinh dục bị tuyệt, không còn cứng lên được nữa, không còn tác dụng giao hợp được nữa, thế nhưng râu của họ vẫn không rụng, nguyên do nào gây nên như thế ?[38] Riêng những người hoạn (cắt đứt bộ phận sinh dục) thì râu lại rụng đi không mọc nữa, tại sao thế ? Ta mong được nghe về những nguyên nhân đã gây nên như thế”[39]. Kỳ Bá đáp : "Hoạn có nghĩa là cắt đứt cái tông cân (bộ sinh dục), làm thương đến mạch Xung, huyết bị chảy ra mà không phục hồi trở lại được, kết lại bên bì phu, đến nỗi mạch Xung và mạch Nhậm không còn lên được đến miệng và môi để nuôi dưỡng nơi này nữa, do đó mà râu không mọc được”[40]. Hoàng Đế hỏi: "Có những người gọi là Thiên hoạn, chưa từng bị cắt và bị thương nơi bộ sinh dục, cũng không giống như đàn bà, mỗi tháng bị thoát huyết, vậy mà họ vẫn không có mọc râu, nguyên do nào khiến như thế ?”[41]. Kỳ Bá đáp : "Đây là trường hợp do tiên thiên khí bất túc; Nhậm mạch và Xung mạch không thịnh, bộ phận của tông cân không hình thành, hữu khí mà vô huyết ở Nhậm và Xung, nó sẽ không lên trên để nuôi dưỡng vùng miệng và môi, vì thế nên họ không có râu”[42]. Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy thay ! Bậc thánh nhân thông hiểu về vạn vật, ví như mặt trời và mặt trăng soi vạn vật thành những hình ảnh trong sáng, như tiếng trống sẽ vang lên sau khi đánh vào trống, nghe được tiếng nói mà biết được hình trạng, nếu không phải là bậc cao minh như phu tử, thì ai có thể biết được cái tinh khí ấy của vạn vật ?[43] Do đó bậc thánh nhân chỉ nhìn nhan sắc vàng hay đỏ, mà biết được bên trong nhiệt khí nhiều; chỉ nhìn nhan sắc xanh hay trắng, mà biết được bên trong nhiệt khí ít; chỉ nhìn đôi mày đẹp mà biết được kinh Thái dương nhiều huyết; chỉ nhìn râu cằm và râu hàm lên đến tóc mai mà biết được kinh Thiếu dương nhiều huyết; chỉ nhìn bộ râu cằm đẹp mà biết được kinh Dương minh nhiều huyết. Đây là do thời mà như thế vậy”[44]. Ôi ! Thường số con người, trong đó Thái dương thường huyết nhiều, khí ít, Thiếu dương thường khí nhiều, huyết ít, Dương minh thường huyết nhiều, khí nhiều, Quyết âm thường khí nhiều, huyết ít, Thiếu âm thường huyết nhiều, khí ít, Thái âm thường huyết nhiều, khí ít, đây là những hiện tượng chính thường của Trời vậy”[45]. . SÁCH LINH KHU THIÊN 65: NGŨ ÂM NGŨ VỊ Đối với loại hình của người thuộc Hữu chủy và Thiếu chủy, ta nên điều trị. Hỏa khí, hợp với ngũ cốc là lúa mạch, với ngũ súc là thịt dê, với ngũ quả là trái hạnh, với kinh mạch là thủ Thiếu âm, với ngũ tạng là Tâm, với ngũ sắc là màu đỏ, với ngũ vị là đắng, với thời. hợp với ngũ cốc là lúa tắc, với ngũ súc là thịt bò, với ngũ quả là trái táo, với kinh mạch là Túc Thái âm, với ngũ tạng là Tỳ, với ngũ sắc là màu vàng, với ngũ vị là ngọt, với thời lệnh là mùa

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan