HUYỆT VỊ ĐÔNG Y ĐẠI BAO ppsx

6 483 0
HUYỆT VỊ ĐÔNG Y ĐẠI BAO ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HUYỆT VỊ ĐÔNG Y ĐẠI BAO Tên Huyệt: Huyệt là Đại Lạc của Tỳ, thống lãnh các kinh Âm Dương. Vì Tỳ rót khí vào ngũ tạng, tưc chi, do đó, gọi là Đại Bao (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Đại Bào. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 21 của kinh Tỳ. + Huyệt Đại Lạc, huyệt quan trọng, nơi xuất phát rất nhiều nhánh về phía trước và cạnh ngực, những nhánh này liên lạc với tất cả các Lạc Dọc của các kinh Chính. - Theo thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10): Những nhánh của Đại Lạc này dùng để cung cấp tân dịch từ Vị tới tất ca? các phần của cơ thể. Nếu Đại Lạc thực thì tất ca? các khớp đều lo?ng lẻo, phải châm bổ. Vị Trí: Tại điểm gặp nhau của đường nách giữa và bờ trên xương sườn 6, hoặc dưới ổ nách 6 thốn, dưới huyệt Uyên Dịch (Đ.22) 3 thốn, nơi bờ ngoài cơ lưng to. Giải Phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 6, bên trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 6. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6. Tác Dụng: Thống nhiếp các Lạc, thư gân cốt. Chủ Trị: Trị thần kinh liên sườn đau, ngực tức, suyễn, toàn thân mo?i đau, nặng nề, tay chân ba?i hoa?i, biếng hoạt động. Châm Cứu: Châm thẳng 0, 3-0, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút. Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi. ĐẠI CHUNG Tên Huyệt: Huyệt ở gót chân (giống hình quả chuông), vì vậy gọi là Đại Chung. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 4 của kinh Thận. + Huyệt Lạc. + Huyệt Biệt Tẩu của Thái Dương. Vị Trí: Ở chỗ lõm tạo nên do gân gót bám vào bờ trên trong xương gót, dưới huyệt Thái Khê 0, 5 thốn. Giải Phẫu: Dưới da là bờ trong gân gót chân, phía trước cơ gân của cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt trên xương gót chân. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5. Tác Dụng: Điều Thận, hòa huyết, bổ ích tinh thần. Chủ Trị: Trị gân gót chân đau, lưng đau, tiểu khó, suyễn, táo bón, thần kinh suy nhược, Hysteria. Châm Cứu: Châm thẳng 0, 3 - 0, 5 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. Tham Khảo: “Xương bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi ra không ngừng, nếu răng chưa khô, thu? huyệt Lạc phía trong đùi của kinh Thiếu Âm [Đại Chung] (LKhu.21, 3-4). (“Bàng quang kinh bệnh, đầu cổ sưng đau, cổ gáy thắt lưng chân đau khó bước, lỵ ngược, cuồng điên là chứng Tâm Đởm nhiệt, lưng cứng, tay cứng, trán đau, xương chân mày đau, chảy máu cam, mắt vàng, gân xương teo, lòi dom, trĩ lậu, ngực bụng đầy tức, nếu muốn chữa, không cách nào khác: Kinh Cốt + Đại Chung hiệu quả rõ rệt” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết). . HUYỆT VỊ ĐÔNG Y ĐẠI BAO Tên Huyệt: Huyệt là Đại Lạc của Tỳ, thống lãnh các kinh Âm Dương. Vì Tỳ rót khí vào ngũ tạng, tưc chi, do đó, gọi là Đại Bao (Trung Y Cương. hình quả chuông), vì v y gọi là Đại Chung. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 4 của kinh Thận. + Huyệt Lạc. + Huyệt Biệt Tẩu của Thái Dương. Vị Trí: Ở chỗ lõm tạo. Đại Bao (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Đại Bào. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 21 của kinh Tỳ. + Huyệt Đại Lạc, huyệt quan trọng, nơi xuất phát rất nhiều nhánh

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan