Bài giảng môn Mạch điều khiển potx

56 1.2K 35
Bài giảng môn Mạch điều khiển potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI GIẢNG MÔN MẠCH ĐIỀU KHIỂN Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 1 - MỤC LỤC CHƯƠNG I 3 TỔNG QUAN VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN 3 I. Khái niệm chung về Khí cụ điện 3 II. Phân loại khí cụ điện 3 III. Một số khí cụ điện thông dụng 3 CHƯƠNG II 17 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN 17 I . Định nghĩa và phân loại 17 III . Một số loạ i máy điện thông dụng 17 CHƯƠNG III 24 MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN 24 BÀI 1: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP 24 BÀI 2 : RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ĐẢO CHIỀU QUAY TRỰC TIẾP 26 BÀI 3: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ĐẢO CHIỀU QUAY QUA NÚT DỪNG 28 BÀI 4: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG SAU KHÔNG DÙNG TIMER 30 BÀI 5: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG TRƯỚC KHÔNG DÙNG TIMER 32 BÀI 6: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG SAU DÙNG TIMER 34 BÀI 7: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG TRƯỚC DÙNG TIMER 36 BÀI 8: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KHỞI ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI NỐI SAO TAM GIÁC 38 BÀI 9: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA MẠ CH ĐẢO CHIỀU QUAY DÙNG CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH 40 BÀI 10 : RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 3 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY LUÂN PHIÊN DÙNG NÚT NHẤN KÉP 42 Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 2 - BÀI 11: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 3 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY LUÂN PHIÊN DÙNG TIMER 44 BÀI 12: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀ HÃM ĐỘNG NĂNG 46 BÀI 13: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTOR DÂY QUẤN 2 CẤP TỐC ĐỘ 48 BÀI 14: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ĐẢO CHIỀU QUAY VÀ HÃM ĐỘNG NĂNG 50 BÀI 15: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KHỞI ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI NỐI SAO – TAM GIÁC VÀ HÃM ĐỘNG NĂNG 52 BÀI 16: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ĐẢO CHIỀU QUAY, KHỞI ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI NỐI SAO – TAM GIÁC VÀ HÃM ĐỘNG NĂNG 54 Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 3 - CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN I. Khái niệm chung về Khí cụ điện - Khí cụ điện là thiết bị dùng để điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong trường hợp sự cố. Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích cỡ khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc s ống II. Phân loại khí cụ điện Theo công dụng: + khí cụ điện đóng cắt (CB, contactor, khởi động từ,…) + khí cụ điện bảo vệ (rơle, áptomat, … ) Theo mức điện áp: + khí cụ điện cao áp (> 1000 v) + khí cụ điện thấp áp (< 1000 v) Ngoài ra người ta còn phân loại theo đặc điểm của từng khí cụ: nhiệt độ phát nóng, thời gian tác động, theo kết cấu, …… III. Một số khí cụ điện thông dụng 1. CB (Circuit Breaker) a. Khái niệm và yêu cầu: CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện, có công dụng bảo vệ quá tải ngắn mạch, sụt áp. Chọn CB phải thoả mãn 3 yêu cầu sau: - Chế độ làm việc ở định mức của CB là chế độ làm việc dài hạn. - CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn. - CB phải có thời gian cắt bé. b. Cấu tạo: - Tiếp điểm: CB thường chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại. - Hộp dập hồ quang: Gồm hai kiểu: - kiểu n ửa kín, kiểu hở - Cơ cấu truyền động cắt CB: bằng tay và bằng cơ điện -Móc bảo vệ: móc bảo vệ quá dòng, móc bảo vệ sụt áp. CB 3 PHA CB 1 PHA Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 4 - c. Nguyên lí hoạt động: Sơ đồ nguyên lí của CB được trình bày ở hình dưới Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắ n mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 2 thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt. Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau. Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 nhả phần ứng 10, lò xo 9 kéo móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm CB được mở ra, mạch điện bị ngắt. d. Phân loại và lựa chọn CB: Theo kết cấu người ta chia CB ra ba loại: một cực, hai cực, ba cực. Theo thời gian tác động: tác động tức thời và không tức thời. Theo công dụng bảo vệ: CB cực đại, CB cực tiểu. Việc lựa chọn CB chủ yếu dựa vào: - Dòng điện tính toán đi trong mạch. - Dòng điện quá tải. - Khi CB thao tác phải có tính chọn lọc. 2. Cầu chì (Fuse) a. Khái niệm và yêu cầu Cầu chì là một loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn mạch. Hình 1.1 : Sơ đồ CB dòng điên cực đại Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 5 - Không tác động khi có dòng mở máy và dòng điện định mức lâu dài đi qua, đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đặc tính của đối tượng bảo vệ. Khi tác động phải có tính chọn lọc, việc thay thế dễ dàng ít tốn thời gian. b. Cấu tạo - Phần tử ngắt mạch: đây chính là thành phần chính của cầu chì, phần tử này phải có khả năng cảm nhận được giá trị hiệu dụng của dòng điện qua nó. - Thân của cầu chì: thường bằng thủy tinh, ceramic, hay các vật liệu khác tương đương. - Vật liệu lấp đầy: thường bằng vật liệu silicat ở dạng hạt, nó phải có khả năng hấp thu được nă ng lượng sinh ra do hồ quang và phải đảm bảo tính cách điện khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch. - Các đầu nối: các thàn phần này dùng định vị cố định cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt mạch, đồng thời phải đảm bảo tính tiếp xúc điện tốt. c. Nguyên lí hoạt động - Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt với dòng điện chạy qua. Để có tác dụng bảo vệ đường đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đường đặc tính của đối tượng bảo vệ. + Đối với dòng điện định mức của cầu chì: năng lượng sinh ra do hiệu ứng Joule khi có dòng điện định mức chạy qua sẽ toả nhiệt ra môi trường không gây nên sự nóng chảy, sự cân bằng nhiệt sẽ được thiết lập ở một giá trị mà không gây ra sự già hoá hay phá hỏng bất cứ phần tử nào của cầu chì. + Đối với dòng điện ngắn mạch của cầu chì: sự cân bằng trên cầu chì bị phá huỷ, nhiệt năng trên cầu chì tăng cao và dẫn đến sự phá huỷ c ầu chì. Người ta phân thành hai giai đoạn phá hủy cầu chì: quá trình tiền hồ quang, quá trình sinh hồ quang. d. Phân loại, công dụng - Cầu chì có thể được chia thành hai dạng cơ bản, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ: cầu chì loại g, cầu chì loại a. - Dùng bảo vệ ngắn mạch. e. Các đặc tính điện - Điện áp định mức. - Dòng điện địng mức. - Dòng điện cắt. Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 6 - 3. Cầu dao(Knife-switch) a. Khái niệm : Cầu dao là một khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay, được sử dụng trong các mạch điện có nguồn dưới 500 V, dòng điện định mức có thể lên tới vài KA. b. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phân loại : - Cấu tạo: phần chính của cầu dao là lưỡi dao và hệ thống kẹp, được làm bằng hợp kim đồng. - Nguyên lí hoạt động: khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng ngắt. Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quang điện tại đầu lưỡi dao và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử d ụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh để dập tắt hồ quang. - Do tốc độ kéo bằng tay không thể nhanh nên người ta làm them lưỡi dao phụ. Lúc dẫn điện thì lưỡi dao phụ và lưỡi dao chính được kép trong ngàm. Khi cắt điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp trong ngàm. Lò xo lien kết giữa hai lưỡi dao được kéo căng ra và tới một mức nào đó sẽ bật nhanh kéo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm mộ t cách nhanh chóng. Do đó hồ quang được kéo dài nhanh và hồ quang bị dập tắt trong thời gian ngắn. Cầu dao 3 pha Cầu dao 1 pha Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 7 - - Phân loại: phân loại cầu dao dựa vào các yếu tố sau: + Theo kết cấu: một cực, hai cực, ba cực. + Cầu dao một ngả, hai ngả. + Theo điện áp định mức: 250V, 500V. + Theo dòng điện định mức: 10A, … , 1000A, … + Theo vật liệu cách điện: đế sứ, đế nhựa, đế đá. + Theo điều kiện bảo vệ: loại có nắp và không có nắp. + Theo yêu cầu sử dụng: loại có c ầu chì bảo vệ ngắn mạch và không có cầu chì bảo vệ. c. Các thông số định mức : Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức: Gọi I tt là dòng điện tính toán của mạch điện U nguồn là điện áp của lưới điện sử dụng. I đm cầu dao ≥ I tt U đm cầu dao ≥ U nguồn 4. Nút nhấn (Flush) a. Khái niệm - Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu lien động bảo vệ…Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440v và mạch điệ n xoay chiều điện áp 500v, tần số 50Hz, 60Hz nút nhấn thông dụng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây của contactor nối cho động cơ. - Nút nhấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút nhấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướ t, không có hơi hoá chất và bụi bẩn. - Nút nhấn có thể bền tới 1.000.000 lần đóng không tải và 200.000 lần đóng ngắt có tải. Khi thao tác nhấn nút cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện. Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 8 - b. Phân loại và cấu tạo - Cấu tạo . - Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường đóng và vỏ bảo vệ. - Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác động các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. - Phân loại: Nút nhấn được phân loại theo các yếu tố sau: - Phân loại theo chức năng trạng thái hoạt động của nút nh ấn, có các loại: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái (ON hoặc OFF) Ký hiệu : Nút nhấn đơn nút nhấn kép - Trong thực tế, để dễ dàng sử dụng vào tháo ráp lấp lẫn trong quá trình sữa chữa, thường người ta dùng nút nhấn kép, ta có thể dùng nó như là dạng nút nhấn ON hay OFF. - Phân loại theo hình dạng bên ngoài, người ta chia nút nhân ra thành 4 loại: + Loại hở + Loại bảo vệ + Loại bảo vệ chốn nước và chống bụi Nút nhấn kiểu bảo vệ chống nướ c được đặt trong hộp kín khít để tránh nước lọt vào. Nút nhấn kiểu bảo vệ chống bụi nước được đặt trong một vỏ cacbon đút kín khít để chống ẩm và bụi lọt vào. + Loại bảo vệ khỏi nổ Nhút nhấn kiểu chống nổ dùng trong các hầm lò, mỏ than hoặc ở nơi có các khí nổ lẫn trong không khí.Cấu tạo của nó đặc biệt kín khít không lọt được tia lửa ra ngoài và đặ c biệt vững chắc để không bị phá vỡ khi nổ. - Theo yêu cầu điều khiển người ta chia nút nhấn ra 3 loại: một nút, hai nút, ba nút. - Theo kết cấu bên trong: + Nút nhấn loại có đèn báo + Nút nhấn loại không có đèn báo III/Các thông số kĩ thuật của nút nhấn: Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 9 - Uđm: điện áp định mức của nút nhấn Iđm : dòng điện định mức của nút nhấn Trị số điện áp định mức của nút nhấn thường có giá trị < 500V. Trị số dòng điện định mức của nút nhấn thường có giá trị < 5A. 5. Contactor a. Khái niệm - Contactor là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điềm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A (vị trí điều khiển, trạng thái hoạt động của contactor rất xa vị trí các tiếp đ iểm đóng ngắt mạch điện). - Phân loại contactor tuỳ theo các đặc điểm sau: + Theo nguyên lý truyền động: ta có contactor kiểu điện từ (truyền điện bằng lực hút điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thông thường sử dụng contactor kiểu điện từ. + Theo dạng dòng điện: contactor một chiều và contactor xoay chiều (contactor 1 pha và 3 pha). b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động - Cấu tạo: Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ). * Nam châm diện gồm có 4 thành phần: + Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm . + Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: phần cố định, và phần nắp di động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI. [...]... - Bài giảng môn Mạch điều khiển CHƯƠNG III MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN BÀI 1: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP I Nội dung yêu cầu • Nhấn ON1 động cơ ĐC1 chạy • Nhấn ON2 động cơ ĐC2 chạy • Nhấn OFF cả hai động cơ dừng II Danh mục thiết bị • 3 nút nhấn • 2 contactor • 2 rơle nhiệt III Sơ đồ nguyên lý 1 Mạch động lực Biên soạn: ThS Phan Thanh Tú Trang - 24 - Bài. .. Thanh Tú Trang - 25 - 2 Bài giảng môn Mạch điều khiển BÀI 2 : RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ĐẢO CHIỀU QUAY TRỰC TIẾP I Nội dung yêu cầu • Nhấn ON1 động cơ quay theo chiều thuận • Nhấn ON2 động cơ quay theo chiều ngược lại • Nhấn OFF động cơ dừng II Danh mục thiết bị • 3 nút nhấn kép • 2 contactor • 1 rơle nhiệt III Sơ đồ nguyên lý 1 Mạch động lực 2 Mạch điều khiển 3 5 7 9 1 2 11... Thanh Tú Trang - 27 - Bài giảng môn Mạch điều khiển BÀI 3: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ĐẢO CHIỀU QUAY QUA NÚT DỪNG I Nội dung yêu cầu • Nhấn ON1 động cơ quay theo chiều thuận • Nhấn OFF động cơ dừng • Nhấn ON2 động cơ quay theo chiều ngược lại II Danh mục thiết bị • 3 nút nhấn • 2 contactor • 1 rơle nhiệt III Sơ đồ nguyên lý 1 Mạch động lực 2 Mạch điều khiển 3 5 7 1 2 9 Biên... Tú Trang - 29 - Bài giảng môn Mạch điều khiển BÀI 4: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG SAU KHÔNG DÙNG TIMER I Nội dung yêu cầu • Nhấn ON1 động cơ 1 chạy • Nhấn ON2 động cơ 2 chạy • Nhấn OFF2 động cơ ĐC2 dừng • Nhấn OFF1 động cơ ĐC1 dừng II Danh mục thiết bị • 4 nút nhấn • 1 rơle nhiệt • 3 contactor III Sơ đồ nguyên lý 1 Mạch động lực 2 Mạch điều khiển 1 3 5 6 4... Tú Trang - 31 - Bài giảng môn Mạch điều khiển BÀI 5: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG TRƯỚC KHÔNG DÙNG TIMER I Nội dung yêu cầu • Nhấn ON1 động cơ 1 chạy • Nhấn ON2 động cơ 2 chạy • Nhấn OFF1 động cơ ĐC1 dừng • Nhấn OFF2 động cơ ĐC2 dừng II Danh mục thiết bị • 5 nút nhấn • 3 contactor • 1 rơle nhiệt III Sơ đồ nguyên lý 2 Mạch động lực 1 Mạch điều khiển 1 3 5 7 6... khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trứơc Rơle trung gian gồm: mạch từ nam châm điện, bộ định thời gian làm bằng linh kiện điện tử, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ, vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm Biên soạn: ThS Phan Thanh Tú Trang - 13 - Bài giảng môn Mạch điều khiển Rơle thời gian ON DELAY Cấu... Rơle hướng Biên soạn: ThS Phan Thanh Tú Trang - 12 - Bài giảng môn Mạch điều khiển Một số loại rơle thông dụng 7 Rơle trung gian a Khái niệm và cấu tạo: Rơle trung gian là loại khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu kiểu điện từ Rơle trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển Rơle trung gian gồm: mạch từ nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng... đồ nguyên lý 1 Mạch động lực Biên soạn: ThS Phan Thanh Tú Trang - 34 - Bài giảng môn Mạch điều khiển 2 Mạch điều khiển 1 3 5 7 1 4 9 11 13 15 3 Nguyên lí hoạt động: • Nhấn ON1 contactor K1 có điện, đóng tiếp điểm chính ở mạch động lực động cơ ĐC1 hoạt động, đồng thời timer T1 có điện Sau một thời gian định sẵn đóng tiếp điểm thường hở T1 contactor K2 có điện, đóng tiếp điểm chính ở mạch động lực động... - Khuyết điểm : - Đề nghị : Biên soạn: ThS Phan Thanh Tú Trang - 33 - Bài giảng môn Mạch điều khiển BÀI 6: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY TRỨƠC DỪNG SAU DÙNG TIMER I Nội dung yêu cầu • Nhấn ON1 động cơ ĐC1 chạy Sau một thời gian định sẵn độngcơ ĐC2 chạy • Nhấn ON2 động... nhiệt III Sơ đồ nguyên lý 1 Mạch động lực Biên soạn: ThS Phan Thanh Tú Trang - 24 - Bài giảng môn Mạch điều khiển 2 Mạch điều khiển 1 3 5 6 4 7 3 Nguyên lí hoạt động • Nhấn ON1 contactor K1 có điện, đóng tiếp điểm chính ở mạch động lực, động cơ ĐC1 hoạt động • Nhấn ON2 contactor K2 có điện, đóng tiếp điểm chính ở mạch động lực, động cơ ĐC2 hoạt động • Nhấn OFF cả hai động cơ dừng IV Đánh giá nhận xét: . BÀI GIẢNG MÔN MẠCH ĐIỀU KHIỂN Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 1 - MỤC LỤC CHƯƠNG. 42 Bài giảng môn Mạch điều khiển Biên soạn: ThS. Phan Thanh Tú Trang - 2 - BÀI 11: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 3 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA CHẠY LUÂN PHIÊN DÙNG TIMER 44 BÀI 12: RÁP MẠCH. dụng 17 CHƯƠNG III 24 MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN 24 BÀI 1: RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP 24 BÀI 2 : RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 1 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG

Ngày đăng: 09/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan