VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM

4 6.9K 140
VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG TÁC THƠ CỦA THIẾU NHI I. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CỦA THIẾU NHI Những năm 60 của TK XX xuất hiện một số tác giả nhỏ tuổi làm thơ và lập tức được công nhận là có thơ hay như Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Chu Hồng Qúy, Thanh Vân, Thúy Giang, Ngô Bích Hiền, Khánh Chi và đặc biệt là Trần Đăng Khoa. Không khí chung của thời đại đã vang dội vào những trang thơ của các em. Các em đã ghi lại những gì mình quan sát được, những cảm xúc, tình cảm của mình thành thơ. Với những cảm nhận trong sáng về cuộc sống, các em đã nói lên tâm trạng của cả một thế hệ măng non lớn lên trong khói lửa. Thơ của các em mang dấu ấn của lòch sử : có tiếng bom, tiếng súng, có những hy sinh mất mát, những tiếng thét căm hờn và cả những niềm vui chiến thắng. Tác phẩm chính : Tuổi thơ chống Mỹ cứu nước (1970) Đời đời ơn Bác (1970) Nối dây cho diều (1971) Bông hồng đỏ (1970) Từ góc sân nhà em (1968) Em kể chuyện này (1971) Thơ Trần Đăng Khoa (1992) II. NỘI DUNG TRONG THƠ CỦA THIẾU NHI Những gì các em viết là tình cảm, trí tuệ của những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, các em 1. Hồn nhiên ca ngợi cuộc sống với tất cả niềm tin vào chiến thắng - Các em nhìn đời bằng cặp mắt xanh non với những cảm xúc chân thật nên tạo ra những trang thơ thật hấp dẫn và đầy bất ngờ thú vò “Cánh diều no gió Cánh diều no gió “Tiếng diều vàng nắng Sáo nó thổi vang Tiếng nó trong ngần Trời xanh cao hơn Sao trời trôi qua Diều hay chiếc thuyền Dây diều em cắm Diều thành trăng vàng Trôi trên sông Ngân” Bên bờ hố bom” (Thả diều – TĐK) - Sự vật trong thơ các em luôn thân thiết và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em: một cánh diều no gió, một ông trăng sáng, một tiếng gà gáy trưa, một ngọ mùng tơi, một chiếc lá đa cũng để lại những rung cảm sâu xa trong lòng các em. Vì thế, thế giới sự vật trong thơ các em bao giờ cũng luôn ở trong trạng thái động bởi các em đã thổi vào chúng vẻ hồn nhiên, tinh nghòch của tâm hồn những cậu bé con lớn lên cùng những trò chăn trâu, thả diều, bắt cá. “Chậu nước trong Mây trắng Múc từ sông ngọc Bồng bềnh in mặt nước Mẹ gọi Ơ kìa Kiên ơi xuống gội đầu đầy chậu có trời sao” (Chậu nước trong – NHK) 2. Tình cảm trong thơ các em 2.1. Tình yêu thiên nhiên cảnh vật : Thiên nhiên cảnh vật là người bạn tâm tình, thân thiết gần gũi của các em cho nên các em luôn nâng niu trân trọng thiên nhiên, cảnh vật : đánh thức trầu mà đánh thức âu yếm, nhẹ nhàng, kó lưỡng lắm, hỏi đi hỏi lại cho đến khi nào trầu thức mới thôi. Bài thơ như một lời trò chuyện thầm thì của tình bạn : “Đã ngủ rồi hả trầu? Tao không phải ai đâu Thì mày chìa ra nhé Tao đã đi ngủ đâu Đánh thức mày để hái! Tay tao hái rất nhẹ Mà trầu mày đã ngủ Trầu ơi hãy tỉnh lại Không làm mày đau đâu… Bà tao vừa đến đó Mở mắt xanh ra nào Đã dậy chưa hả trầu? Muốn có mấy lá trầu Lá nào muốn cho tao Tao hái vài lá nhé” Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, trong mắt các em thiên nhiên như một người mẹ hiền chắt chiu những giọt sữa ngọt nuôi đàn con yêu: “Mật ngô rưng rưng lên bắp. Phù sa ngan ngát hương sen. Chỉ có tiếng chim không bình yên. Hồi hộp như mùa chín trái” thế cho nên, các em rất thích được hòa mình vào với thiên nhiên cảnh vật để được lắng nghe tiếng thở hì hóp trên sân của thóc, tiếng lá rơi rất mỏng, tiếng cây lách chách đâm chồi, tiếng gió trở mình trăn trở, tiếng trăng thở động tàu dừa v.v… nhưng hơn tất thảy là các em được chơi cùng với trăng như những người bạn : “Em chạy nhảy tung tăng. Múa hát quanh ông trăng. Em nhảy, trăng cũng nhảy. Mái nhà ướt ánh vàng” 2.2. Tình cảm đối với Bác Hồ (GT Văn học TNVN Trang 94, 95) Đó là tình cảm của búp trên cành hướng về gốc, cội. Nên tình cảm của các em chân thật, cụ thể, bồng bột trẻ thơ : “Em nhảy cả trong hội nghò. Em quên hết chú công an. Bác ở trên cao mà em thấy rất gần. Vì em ở trong con người của Bác”. Bác thật gân gũi luôn có mặt trong cuộc sống của các em “Bác lo bao việc trên đời. Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”. Các em yêu quý Bác như một người ông, các em vui khi được gặp Bác và cũng lo lắng cho sức khỏe của Bác “Sang năm Bác tám mươi rồi. Bác ơi ! Bác thấy trong người khỏe không? Hàng ngày chúng cháu ước mong. Bác vui, Bác khỏe là lòng cháu vui”. Nuối tiếc, đau đớn khôn tả trước sự ra đi của Bác “Cháu buốt ở trong tim này. Chỗ đeo tang trắng đêm ngày Bác ơi” và các em sẵn sàng đổi những nhu cầu trẻ thơ, đổi cả tuổi thơ cho cuộc sống của Bác “Gía chúng mình được ngủ một giấc. Ngủ không cần ăn bánh, đi chơi. Để Bác Hồ sống mài đời đời”. 2.3. Tình cảm đối với chú bộ đội (GT Văn học TNVN Trang 98, 99) Coi các anh là thần tượng để phấn đấu “Muốn xin chiếc mũ tai bèo. Làm cô giải phóng được trèo Trường Sơn” (Cẩm Thơ). Hình ảnh các chú bộ đội hiện lên thật hào hùng trong thơ các em “Chú giết giặc. Để cứu các em bé. Để cứu các bà mẹ. Để cứu các cụ già…” (Thù này phải trả đến đời con – NHK). Không những thế các chú còn đẹp ở vẻ đẹp giản dò, chất phác, dễ gần, dễ mến, và thật hiền “Cháu nghe chú đánh những đâu. Những tàu chiến cháy những tàu bay rơi. Đến đây chỉ thấy chú cười. Chú đi ngánh nước chú ngồi đánh bi” bởi vậy các em luôn dành cho chú bộ đội mọi sự quan tâm chăm sóc và sẻ chia với chú “Em yêu con gà. Em yêu hạt đỗ. Yêu rau dền đỏ. Em dành cho chú. Chú pháo binh ơi” (Vườn nhà em – Cẩm Thơ). Đó là tình cảm hồn nhiên trong sáng, vô tư mà các em đã dành cho tất cả các anh bộ đội, những người đã làm nên dáng đứng Việt Nam. 2.4. Lòng căm thù giặc Mỹ ( GT Văn học TNVN Trang 102, 103) Các em lên tiếng tố cáo tội ác của giặc Mỹ xâm lược. Chúng đến làm xáo trộn cuộc sống bình yên của các em, của tạo vật thiên nhiên “Giặc Mỹ chúng đến nước tôi. Búp bê hắn giết, bao người chúng tra. Chúng bắn cả cụ mù lòa. Chúng thiêu cả bé chưa và được cơm”. Các em hòa giọng cùng trẻ em thế giới vạch trần sự giả dối của những kẻ trực tiếp gây chiến tranh “Tên phát xít Ních –xơn đã cúi mặt viếng tôi. Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn. nghó hắn chạy từ đầu xuống chân. Từ chân gấm xuống đất sâu, nên tôi nghe hết: Nếu mày sống thì ông cũng giết !”. các em thể hiện thái độ dứt khoát không đội trời chung với kẻ thù “Đêm qua. Giặc Mỹ rơi xuống cánh đồng ta. Các chú dân quân dong nó đi ra. Còn lại dấu chân nó in trên cát. Những dấu chân độc ác. Trông vào nhức mắt. Các bạn đào đổ xuống ao sâu”. 2.5. Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè Thông cảm với nỗi vất vả của bà, của mẹ (ví dụ). Cho nên các em đã biết lao động giúp đỡ ông bà, cha mẹ : nhặt rau, quét bếp, đuổi gà, chông em, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, v.v… (ví dụ); khi mẹ ốm em còn hát cho mẹ nghe “Cả đời về gió đi sương. Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi. Mẹ vui con có quản gì. Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca. rồi con diễn kòch giữa nhà. Một mình con đõng cả ba vai chèo”. Ca ngợi sức sống bền bỉ của mẹ (ví dụ). III. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CỦA THIẾU NHI 1. Ngôn ngữ thơ của các em gần với khẩu ngữ, giản dò trong sáng, dễ hiểu dễ nhớ và rất hồn nhiên. 2. Trong thơ luôn có chất truyện. Mỗi một bài thơ là một câu chuyện nhỏ, ở đó luôn có các nhân vật và những xung đột làm cho ý thơ biến động gây bất ngờ cho người đọc. 3. Thơ của các em giàu cảm xúc, bay bổng với những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của trí tưởng tượng phong phú. . Thơ). Đó là tình cảm hồn nhi n trong sáng, vô tư mà các em đã dành cho tất cả các anh bộ đội, những người đã làm nên dáng đứng Việt Nam. 2.4. Lòng căm thù giặc Mỹ ( GT Văn học TNVN Trang 102, 103) . SÁNG TÁC THƠ CỦA THIẾU NHI I. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CỦA THIẾU NHI Những năm 60 của TK XX xuất hiện một số tác giả nhỏ tuổi làm. các em 2.1. Tình yêu thiên nhi n cảnh vật : Thiên nhi n cảnh vật là người bạn tâm tình, thân thiết gần gũi của các em cho nên các em luôn nâng niu trân trọng thiên nhi n, cảnh vật : đánh thức

Ngày đăng: 09/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CỦA THIẾU NHI

    • Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, trong mắt các em thiên nhiên như một người mẹ hiền chắt chiu những giọt sữa ngọt nuôi đàn con yêu: “Mật ngô rưng rưng lên bắp. Phù sa ngan ngát hương sen. Chỉ có tiếng chim không bình yên. Hồi hộp như mùa chín trái” thế cho nên, các em rất thích được hòa mình vào với thiên nhiên cảnh vật để được lắng nghe tiếng thở hì hóp trên sân của thóc, tiếng lá rơi rất mỏng, tiếng cây lách chách đâm chồi, tiếng gió trở mình trăn trở, tiếng trăng thở động tàu dừa v.v… nhưng hơn tất thảy là các em được chơi cùng với trăng như những người bạn : “Em chạy nhảy tung tăng. Múa hát quanh ông trăng. Em nhảy, trăng cũng nhảy. Mái nhà ướt ánh vàng”

      • III. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CỦA THIẾU NHI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan