BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ TIÊU HÓA docx

5 388 0
BỆNH HỌC THỰC HÀNH - NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ TIÊU HÓA docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH HỌC THỰC HÀNH NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ TIÊU HÓA Bệnh hệ tiêu hóa liên hệ nhiều đến Tỳ Vị, ngoài ra cũng liên hệ với Can, Đởm (chủ sơ tiết), Thận (nhất là Thận dương – mệnh môn hỏa, là nguồn nung nấu cho Tỳ dương tiêu hóa thức ăn, vận hóa thủy cốc), Tiểu trường và Đại trường giúp chuyển thức ăn xuống và ra ngoài. Bênh hệ tiêu hóa thường do ba nguyên nhân: Thực Chứng (do phong hàn, thấp nhiệt, nhiệt độc, thực tích. Hư Chứng do sự giảm sút công năng của Tỳ Vị, Can, Thận Hư Thực Lẫn Lộn như Can uất Tỳ hư, Can khí phạm Vị Cơ chế sinh bệnh trên lâm sàng thường biểu hiện bằng sự rối loạn hoạt động của Khí (khí trệ, khí nghịch, khí uất, khí hư), Huyết (huyết ứ, huyết hư, xuất huyết), Âm (âm hư, tân dịch giảm), Dương (dương hư), Đờm, Thấp (phù, tiêu chảy) THỰC CHỨNG 1- Hàn Thấp: Gặp ở bệnh tiêu chảy do lạnh, lỵ amip, gan viêm bán cấp. Điều trị: Giải biểu, tán hàn, phương hương hóa trọc, ôn trung hóa thấp. Thường dùng Hoắc hương, Hương nhu, Biển đậu, Hậu phác Dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán, bất Hoán Kim Chính Khí Thang 2- Thấp Nhiệt: Thường gặp ở bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, lỵ amip, vàng da nhiễm khuẩn Điều trị: Thanh nhiệt, táo thấp. Dùng Nhân trần, Hoàng bá, Hoàng liên, Khổ sâm Dùng bài Nhân Trần Cao Thang, Cát Căn Cầm Liên Thang 3- Nhiệt Độc: Thường gặp trong lỵ trực khuẩn. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc. Thường dùng Kim ngân, Bồ công anh, Bạch đầu ông, Mã xỉ hiện Dùng bài Bạch Đầu Ông Thang, Hoàng Liên Giải Độc Thang 4- Thực Tích: Thường gặp ở chứng ăn quá nhiều chất đạm, béo. Điều trị: Tiêu thực, đạo trệ. Thường dùng Sơn tra, Mạch nha, Thaàn khúc, Kê nội kim Dùng bài Bảo Hòa Hoàn, Chỉ Thực Đạo Trệ Hoàn 5- Can Khí Uất Kết: thường gặp trong chứng rối loạn thần kinh chức năng (đại trường viêm co thắt, co thắt cơ hoành – nấc) Điều trị: Sơ Can, giải uất, kiện Tỳ. Thường dùng Sài hồ, Bachuj thược, Chỉ xác, Thanh bì, Uất kim Dùng bài Sài Hồ Sơ Can tán, Tiêu Dao tán, Tứ Nghịch tán HƯ CHỨNG 1) Tỳ Vị Hư: Thường gặp nơi các bệnh tiêu chảy mạn tính, lỵ mạn tính, gan viêm mạn, dạ dày tá tràng loét, xơ gan Điều trị: Kiện Tỳ, hòa Vị. Tỳ Vị hư hàn thì dùng ôn trung, kiện Tỳ. Thường dùng Đảng sâm, Bạch tuật, Hoài sơn, Cam thảo, Can khương, Phụ tử (chế), Ý dĩ Dùng bài Tứ Quân Tử Thang, Sâm Linh Bạch Truật Tán, Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang 2) Thận Dương Hư (Mệnh Môn Hỏa suy): Thường gặp nơi các bệnh tiêu chảy ở người lớn tuổi. Điều trị: Ôn bổ Thận dương, mệnh môn hỏa. Dùng Phụ tử (chế), Ngô thù du, Phá cố chỉ Dùng bài Tứ Thần Hoàn. 3) Tỳ Thận Dương Hư: Thường gặp nơi các bệnh tiêu chảy kéo dài, xơ gan. Điều trị Ôn bổ Tỳ Thận, ôn Thận, vận Tỳ. Dùng bài Chân Vũ Thang, Tứ Thần Hoàn 4) Can Âm Hư: Thường gặp nơi các bệnh gan viêm mạn. Điều trị: Tư dưỡng Can âm. Thường dùng Sa sâm, Thục địa, Kỷ tử, Hà thủ ô, Nữ trinh tử Dùng bài Nhất Quán Tiễn HƯ THỰC LẪN LỘN 1. Can Vị Bất Hòa, Can Uất Tỳ Hư: Thường gặp nơi các bệnh dạ dày tá tràng viêm loét, tiêu chảy kéo dai do rối loạn thần kinh chức năng, gan viêm mạn, xơ gan Điều trị: Sơ Can, kiện Tỳ, thư Can vận Tỳ, thư Can hòa Vị. Thường dùng Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch thược, Thanh bì, Chỉ xác (sơ Can) phối hợp với Đảng sâm, Bạch truật, Ý dĩ, Hoài sơn, Bạch linh (kiện Tỳ) Dùng bài Tiêu Dao Tán, Thống Tả Yếu Phương, Sài Hồ Sơ Can Thang gia giảm, Sài Thược Lục Quân Tử Thang 2. Can Nhiệt Tỳ Thấp: Thường gặp nơi các bệnh gan viêm vàng da kéo dài (âm hoàng). Điều trị: Thanh Can nhiệt, lợi thấp. Tgươngf dùng Nhân trần, Chi tử, Uất kim, Biển đậu, Hoài sơn, Ý dĩ dùng bài Nhân Trần Ngũ Linh Tán, Hoàng Câm Hoạt Thạch Thang. 3. Âm Hư Thấp Nhiệt: Thường gặp nơi các bệnh xơ gan mất bù. Điều trị: Tư âm, lợi thấp, dưỡng âm, lợi thủy. Thường dùng Sa sâm, Sinh địa, Thạch hộc, Mạch môn (tư âm) hợp với Bạch truật, Phục linh, Ý dĩ (kiện Tỳ, lợi thấp). . BỆNH HỌC THỰC HÀNH NGUYÊN TẮC CHẨN TRỊ BỆNH HỆ TIÊU HÓA Bệnh hệ tiêu hóa liên hệ nhiều đến Tỳ Vị, ngoài ra cũng liên hệ với Can, Đởm (chủ sơ tiết), Thận. nung nấu cho Tỳ dương tiêu hóa thức ăn, vận hóa thủy cốc), Tiểu trường và Đại trường giúp chuyển thức ăn xuống và ra ngoài. Bênh hệ tiêu hóa thường do ba nguyên nhân: Thực Chứng (do phong hàn,. Đờm, Thấp (phù, tiêu chảy) THỰC CHỨNG 1- Hàn Thấp: Gặp ở bệnh tiêu chảy do lạnh, lỵ amip, gan viêm bán cấp. Điều trị: Giải biểu, tán hàn, phương hương hóa trọc, ôn trung hóa thấp. Thường

Ngày đăng: 09/07/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan