Kỹ thuật canh tác docx

7 251 0
Kỹ thuật canh tác docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật canh tác 1. Thời vụ : -Trồng được quanh năm miễn sao bảo đảm được nước tưới. Cũng cần chú ý khi gieo bắp tránh lúc trổ cờ gặp mưa dầm và thời điểm có gió Nam nắng nóng nhiệt độ quá cao làm trái đậu hạt không đều 2. Chuẩn bị đất : - Cây bắp thuộc loại cây dễ trồng ít kén đất trừ trường hợp đất quá cát hay khó thoát nước trong mùa mưa - Cây bắp không chịu úng được vì vậy trồng bắp trong mùa mưa hoặc bị ngập úng phải tìm cách thoát nước ra khỏi ruộng . - Chuẩn bị đất: Dọn sạch cỏ, cày sâu khoảng 20 cm, bừa phẳng cho những cục đất lớn vỡ nhỏ ra, sau đó dùng bò rạch hàng khoảng cách 70-75cm, bón phân lót và sửa lại hàng bằng cuốc . Chú ý: đối với vùng chuyển đổi cơ cấu từ trong lúa sang trồng bắp lai cần chú ý phải chọn ruộng thoát nước tốt, đất tương đối nhẹ và khi làm đất phải kỹ , đất phải tơi nhỏ mới bảo đảm được tỉ lệ nảy mầm. 3. Mật độ và khoảng cách trồng; - Trong kỹ thuật trồng bắp mật độ là yếu tố rất quan trọng (12-20 kg/ha). Vì vậy phải bảo đảm mật độ như sau : Đối với giống C 919, G.49, NK 66, Dekalb 414 - Mật độ thích hợp 53.000 –66.000 câyha - Tương ứng : 75 X 20-25 cm x 1 cây. Đối với giống bắp CP-DK888 - Mật độ thích hợp 44.000 cây/ha - Tương ứng : 75 X 30 cm x 1 cây. 4. Gieo hạt : - Hạt bắp có tỷ lệ nãy mầm cao nên chỉ gieo 1 hốc 1 hạt, hạt bắp không ngâm nước. - Vùng chủ động nước ,sau khi theo nước để ráo nước mới tiến hành gieo, gieo sâu 3-4 cm tại chỗ nước thấm nằm phía trên mép hàng . - Vùng sử dụng nước trời gieo sau trận mưa lớn khi đất đủ ẩm. - Không được dặm lại bằng hạt mà chỉ dăm lại bằng cây, vì vậy theo kinh nghiệm nên gieo thêm 10 % số hạt để sau đó bứng cây dặm lại khi theo nước hoặc khi trời mưa. Gieo hạt dự phòng bằng cách cứ cách 10 hạt mép bên này thì gieo 1 hạt ở mép ngược lai phía bên kia. 5. Bón phân : - Cây bắp lai cần bón một lượng phân khá cao mới phát huy được tiềm năng cho năng suất cao của giống, để đạt được năng suất 70-90 tạ/ha cần bón khoảng : 300-350 kg Urê+ 400 kg Super lân + 100 Kg KCL cho 1 ha hoặc sử dụng các loại phân NPK, hoặc phân chuyên dùng với mức tương đương loại phân trên .Cách bón như sau: * Bón lót : Toàn bộ phân hữu cơ (phân bò, phân heo, phân gà …) bón càng nhiều càng tốt, toàn bộ phân lân 400 kg Super lân /ha . Bón phân nên bón khi sửa lại hàng lần cuối để chuẩn bị gieo. * Bón thúc đợt 1: Khi cây bắp có 3-4 lá (Khoảng 12-15 ngày sau khi gieo ) bón 80-100 kg Urê + 50 kg KCL cho 1 ha * Bón thúc đợt 2 : Vào thời điểm 25-30 ngày sau khi gieo, bón 140 - 150kg Urê. * Bón thúc đợt 3 : Vào thời điểm 40-45 ngày sau khi gieo bón 80-100 kg Urê + 50 kg KCL cho 1 ha . - Khi bón phân kết hợp làm cỏ vun gốc. - Vùng sử dụng nước trời nên sử dụng thuốc trừ cỏ DUAL để xịt ( theo hướng dẫn trên nhãn chai) 6. Tưới nước : Cây bắp cần rất nhiều nước, đặc biệt phải tưới đủ nước lúc nãy mầm, trổ cờ phun râu và chín sửa. Do đó phải tưới nước đầy đủ, đặc biệt trồng bắp trong mùa khô . Ở Ninh Thuận, vào mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 7, nếu khi bắp trổ cờ gặp thời gian nóng, gió cần tăng cường theo nước để tăng ẩm độ góp phần hạn chế hiệnh tượng bắp không hạt 7. Phòng trừ sâu bệnh : Ở tỉnh ta cần chú ý các loại côn trùng phá hoại như sau: + Vùng nhiều kiến, sùng khi gieo cần rãi thuốc Padan 4H, Furadan 3 H , Diaphos 10 H : 3kg /sào (nếu rãi đều ), 2 kg/ sào (nếu rãi theo hàng ). + Sâu đục thân , đục trái : Xuất hiện quanh năm. Dùng Furadan 3 H hoặc Basudin 10 H rắc 7-10 hạt thuốc vào loa kèn hoặc nách lá vào giai đoạn khoảng lúc bón phân đợt 3. + Sâu ăn lá : gây hại chủ yếu từ lúc mới mọc đến lúc cây bắp có khoảng 5-6 lá, sử dụng các loại thuốc sâu thông thường nhưng phải xịt sớm lúc sâu mới nở . Chú ý : Sâu ăn lá phá hoại nặng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch . + Hiện tượng thiếu lân: Các vùng trồng bắp miền núi tỉnh ta thường thường bị hiện tượng thiếu lân do trong quá trình canh tác bà con ít chú ý đến lân Triệu chứng thiếu lân: lá có màu huyết dụ Khắc phục bằng cách bón đầy đủ lân theo khuyến cáo, bón đúng qui trình đã hướng dẫn trên. 8. Thu hoạch : Khi lá bi đã chuyển sang vàng, hạt bắp cứng là có thể thu hoạch được. Nếu có công lao động trước lúc thu hoạch nên phát phần ngọn dễ thu hoạch không bị sót trái . SỬ DỤNG HẠT GIỐNG CẦN CHÚ Ý : - Hạt giống đã xử lý thuốc độc, không được làm thức ăn cho người , gia súc Không dùng hạt bắp thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giãm 40-50 % . - Cần bảo đảm giống nơi khô ráo, không khui bao nếu chưa gieo. - Mua hạt giống nơi đáng tin cậy. . Kỹ thuật canh tác 1. Thời vụ : -Trồng được quanh năm miễn sao bảo đảm được nước tưới. Cũng cần chú. nước tốt, đất tương đối nhẹ và khi làm đất phải kỹ , đất phải tơi nhỏ mới bảo đảm được tỉ lệ nảy mầm. 3. Mật độ và khoảng cách trồng; - Trong kỹ thuật trồng bắp mật độ là yếu tố rất quan trọng. Các vùng trồng bắp miền núi tỉnh ta thường thường bị hiện tượng thiếu lân do trong quá trình canh tác bà con ít chú ý đến lân Triệu chứng thiếu lân: lá có màu huyết dụ Khắc phục bằng cách

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan