Phụ nữ mang thai nên đọc

48 1.6K 0
Phụ nữ mang thai nên đọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1./ Những món ăn phụ nữ mang thai nên tránh 2 2./ Quả chanh với phụ nữ mang thai 3 3./ Sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai 4 4./ "Stop" với phụ nữ mang thai 7 5./ Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc 9 6./ Để thai không bị suy dinh dưỡng 9 7./ Món bồi bổ cho Chị Em khi mới mang thai 11 8./ Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? 12 9./ Thực đơn cho phụ nữ mang thai 14 10./ Thực đơn cho Thai phụ 15 11./ 10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn 16 12./ Dinh dưỡng hợp lý trong mùa hè 19 13./ Thực Đơn cho phụ nữ mang thai 23 14./ Ăn cả cho con 27 15./ Dùng thuốc khi mang thai 27 15./ Những thành phần dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi mang thai 29 16./ Một số vitamin cần cho thai phụ 30 17./ Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu 33 17./ Các bà bầu nên ăn gì, uống gì? 34 18./ Trứng ngỗng có tốt cho thai nhi? 35 19./ Fastfood cho bà bầu 36 20./ Canxi giúp giảm các biến chứng khi mang thai 37 21./ Hải sản trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai: ăn gì, ăn như thế nào? 38 22./ Cá chép - thức ăn lý tưởng của phụ nữ có thai 39 23./ Không nên ăn cá biển trong thời kỳ mang thai 40 24./ Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai 40 25./ Chăm sóc và chế độ ăn cho người mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú 42 26./ Siêu âm có hại cho thai nhi? 46 27./ Khi nào thì siêu âm 47 1 1./ Những món ăn phụ nữ mang thai nên tránh Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, phụ nữ mang thai không chỉ chú trọng tăng cường dinh dưỡng, mà còn phải chú ý đến 10 điều kiêng khem sau đây : 1. Không ăn thức ăn nhiều mỡ. Nhiều tư liệu nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư hệ thống sinh dục. Đồng thời, thức ăn có chứa nhiều mỡ có thể tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, nhanh dẫn đến ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi. 2. Không ăn thức ăn nhiều đường. Các nhà y học thuộc Học viện quốc gia I-ta-li-a phát hiện, nhóm phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều đường có thể sinh ra những đứa con có thể trọng cao và có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Phụ nữ mang thai thì chức năng thải đường của thận sẽ giảm. Ở những mức độ khác nhau, nếu như đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không lợi cho sức khoẻ. 3. Không ăn thức ăn quá nhiều canxi: Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều canxi và vitamin D làm cho thai nhi có khả năng bị thừa canxi trong máu, sau khi ra đời, thóp kín quá sớm, xuơng hàm rộng và nhô ra, động mạch chủ bị thu hẹp, vừa không có lợi cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp sắc mặt của đời sau. Nói chung, trong thời kỳ đầu có thai mỗi ngày cần 800gr canxi, về sau có thể tăng lên 1100gr, ngoài ra không cần bổ sung gì thêm, chỉ cần hàng ngày ăn thịt, cá, trứng là đủ. 4. Không nên ăn quá mặn: Tỷ lệ cao huyết áp có liên quan nhất định đến lượng muối ăn hàng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ bị cao huyết áp càng cao. Huyết áp cao ở phụ nữ mang thai là một loại bệnh đặc thù chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, triệu chứng chủ yếu là phù nề, cao huyết áp, và chứng đái Abumin, người nặng có thể kèm theo đau đầu, mắt hoa, chóng mặt Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn mặn dễ bị cao huyết áp. Do vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 6 gam muối. 5. Không ăn nhiều chất chua trong thời kỳ đầu có thai: Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường kén ăn, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, Ở thời kỳ đầu mang thai, cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua dễ bị tích luỹ trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai. 6. Không nên lạm dụng thuốc bổ. Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết mạch trong cổ tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, xung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết trong của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn. Mặt khác, dịch vị dạ dày ở phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon 2 miệng, dạ dày trướng khí, táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết trong mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, cao huyết áp, táo bón, thậm chí còn sẩy thai hoặc thai bị chết 7. Không ăn thực phẩm đã biến chất. Phụ nữ mang thai ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị trúng độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong vòng 2 -3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bệnh dị tật như bị tim tiên thiên (tim bẩm sinh). 8. Không ăn chay dài ngày. Nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng, sẽ không cung cấp đủ Prôtêin cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và cao huyết áp. Các nhà y học của Nhật phát hiện, những đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ ăn chay, sẽ bị thiếu Vitamin B12 ảnh hưởng đến não, sau 3 tháng được sinh ra, đứa trẻ dần dần tỏ ra tình cảm lạnh lùng, nhạt nhẽo, mất khả năng khống chế ổn định đầu, đầu và cổ tay không tự chủ vận động được, ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh. 9. Không uống đồ uống kích thích: Phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, thân ngắn (lùn) thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng; có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt bướng bỉnh, dễ mắc bệnh. Khi có thai cũng không nên ăn uống nhiều đồ lạnh, đề phòng động thai và bị đau bụng ngoài. Theo Sưu tầm 2./ Quả chanh với phụ nữ mang thai (Dân trí) - Chanh là loại quả quý, rất phổ biến ở nước ta. Nó có tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày: làm gia vị, đồ uống giải khát, chữa bệnh Đặc biệt, quả chanh còn có nhiều tác dụng đối với phụ nữ mang thai. 1. Chống nôn Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh, dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất tốt. 2. An thai Thai phụ thường xuyên ăn chanh vắt vào nước canh hoặc pha nước uống giải khát có tác dụng hoà vị, lý khí, an thai rất tốt. 3. Tăng cường thể chất 3 Phụ nữ mang thường có triệu chứng mệt mỏi. Chanh là một trong những loại quả giúp tăng cường thể chất, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi bằng những cách sau: Cách 1: 20ml nước chanh vắt, 15g đường gluco, 30ml rượu whisky. Tất cả trộn đều, hoà vào một cốc nước sôi để nguội để uống. Cách 2: 20ml nước chanh vắt, 10ml dầu gan cá, 10g sữa đã tách béo, pha tất cả với ½ cốc nước sôi nguội để uống. 4. Bổ sung Vitamin C Uống nước chanh hàng ngày là nguồn cung cấp Vitamin C tự nhiên rất hữu hiệu. Các bà mẹ mang thai nên cố gắng uống đều đặn để bổ sung Vitamin C cho cơ thể. 5. Làn da khoẻ, đẹp Phụ nữ trong giai đoạn mang thi dễ bị nổi mụn nám, tàn nhang. Chúng ta có thể dùng 20ml nước chanh vắt, 100g dưa bở (đã bỏ vỏ và hạt), ép lấy nước, trộn đều tất cả với một chút đường trắng để ăn. Loại thức ăn này giúp làm mờ những nốt tàn nhang và các sắc tố đen trên da mặt, giúp da sáng và khoẻ đẹp. 3./ Sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai Không được uống cà phê, không ăn chocolate, nên ăn cho hai người là những lời dặn dò mà người phụ nữ thường nhận được khi tuyên bố tin mừng. Thực ra, những chỉ dẫn này không hoàn toàn đúng. Các sai lầm phổ biến nhất và cách khắc phục chúng: Ngừng sử dụng các loại vitamin trước khi sinh nở Có thể việc uống vitamin khiến thai phụ có cảm giác buồn nôn nên nhiều người chọn giải pháp ngừng uống trước khi sinh. Thực tế, các viên bổ sung vitamin cho thai phụ chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bào thai cao hơn vitamin tổng hợp. Bạn nên khám bác sĩ theo định kỳ để yêu cầu bác sỹ kê đơn phù hợp. Ăn cho hai người Thai phụ không nhất thiết phải ăn quá nhiều (Ảnh: BBC). 4 Cơ thể của bạn không cần nhiều calo hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của bào thai cho đến khi bước vào giai đoạn 2 (từ tháng thứ tư). Thậm chí, khi bước vào giai đoạn 2, bạn cũng chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo/ngày. Ăn quá nhiều sẽ khiến bạn tăng cân, sẽ không tốt vì làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và sản giật. Không ăn chocolate vì chúng có chứa cafein Bạn hãy yên tâm, một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Early Human Development cho thấy phụ nữ mang thai ăn chocolate mỗi ngày thì em bé sẽ đằm tính và vui vẻ, hạnh phúc hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các hợp chất trong chocolate có tác dụng làm dễ chịu cho người mẹ và từ đó tác động đến con. Thêm vào đó, các chuyên gia còn cho biết bạn có thể tiêu thụ khoảng 200 mg cafeine/ngày mà không gây hại gì. Bác sỹ bảo một ly rượu mỗi ngày thì không sao Theo đó, cứ mỗi ngày bạn "tu" một ly. Thể trạng và cơ địa của mỗi người khác nhau, vì thế khó xác định bao nhiêu rượu là còn trong giới hạn an toàn. Vì thế khi đã có bầu, tốt nhất là bạn không nên uống rượu. Ngủ ít và sợ em bé to Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng ban đêm trong suốt thời gian mang thai sẽ đau bụng trở dạ lâu hơn và có nguy cơ phải mổ lấy thai cao gấp 4 lần so với những người ngủ dài hơn. Còn những phụ nữ thường xuyên mất ngủ sẽ đau bụng trở dạ lâu và khó sinh nở vì không có đủ sức. Vì thế, phụ nữ mang thai cần ngủ đủ với giấc ngủ trưa ngắn. Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? Kiêng kị những thức kích thích Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi. 5 Thuốc lá có thể gây dị dạng, sinh non. Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu. Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận 6 thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi. Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối. Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng. 4./ "Stop" với phụ nữ mang thai Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng Anh, thì những thực phẩm dưới đây phụ nữ mang thai không nên ăn, vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con. 1. Các món gỏi, thịt sống: Nhiều món ăn sống như gỏi tôm, cá, tiết canh, nộm, susi, bò tái là những món ăn khoái khẩu. Song đối với phụ nữ mang thai, đây được coi là những món ăn tối kỵ, bởi không đảm bảo về mặt vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là khuẩn tả. 2. Lạc: Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú không tốt cho sức khoẻ của em bé. Kết quả cho thấy ăn lạc trong quá trình mang thai, sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ 7 cao gấp 4 lần. Vệc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ. 3. Rượu bia: Nếu trong suốt thời kỳ mang thai mà bạn uống nhiều rượu bia, thì sẽ có nguy cơ không tốt với bào thai, vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai làm cho đứa trẻ chậm phát triển về trí tuệ và cơ thể, gặp các vấn đề về hành vi, có các khiếm khuyết về tim và khuôn mặt. 4. Pho mát mềm và bơ: Đây là loại thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria. Nếu dùng thì chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng. Đây cũng là những loại thực phẩm chưa qua quá trình triệt khuẩn nên sẽ không có lợi trong giai đoạn thai kỳ. 5. Trứng sống: Trứng sống, trứng trần là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để. Ví dụ nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển. Nếu trong suốt thời kỳ mang thai mà bạn uống nhiều rượu bia, thì sẽ có nguy cơ không tốt với bào thai, vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai làm cho đứa trẻ chậm phát triển về trí tuệ và cơ thể 6. Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh: Là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenne, rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng đẻ non và sảy thai. Lý do là có chứa nhiều mỡ gây bất lợi cho cơ thể đặc biệt là mỡ tranfat (mỡ chuyển tiếp hay mỡ dùng lại nhiều lần) không có lợi cho thời gian thai kỳ. 7. Caffein: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Đại học vệ sinh và Y tế nhiệt đới ở London, chất cafein có trong cà phê rất có hại đối với phôi thai, phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê sẽ có nhiều cơ hội sảy thai hơn bình thường. 8 8. Không nên ăn quá nhiều cá: Ăn cá hơn 3 lần mỗi tuần có thể gây nguy hại cho bào thai vì nó làm tăng lượng thuỷ ngân trong máu. Tiến hành nghiên cứu đối với 65 phụ nữ Đài Bắc đang mang thai ở tuần thứ 24 và ăn cá hơn 3 lần một tuần, các nhà khoa học phát hiện có 9,1 microgam thuỷ ngân trong mỗi lít máu của họ và 19 nanogam thuỷ ngân trong mỗi gram cảu bào thai. Theo các nhà khoa học mức thuỷ ngân này vượt quá tới 89% giới hạn an toàn cho phép (5,8 microgam trong mỗi lít máu). Các chuyên gia cho biết thai phụ có lượng thuỷ ngân trong máu cao đặc biệt nguy hại cho thai nhi, có thể làm tổn thương não bộ, thận và làm chậm sự tăng cân. Các chuyên gia khuyên các phụ nữ nên tránh ăn các loại cá nhiều thuỷ ngân như cá mập, cá kiếm, cá thu 5./ Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc Ăn lạc trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này. Việc sử dụng những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho em bé. Mới đây, một nhóm các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine ( Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng. Kết quả cho thấy việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sữa mẹ không thể giúp cho con trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn. Hồng Hạnh (Theo Minh Ngọc - Le Journal Santé) 6./ Để thai không bị suy dinh dưỡng giáo sư Từ Giấy - nhà dinh dưỡng học quen thuộc với chúng ta vẫn thường nói: Chúng ta đã có nhiều hoạt động chăm sóc những người cao tuổi. Nhưng sẽ là quá muộn nếu lo cho các cụ ở tuổi đã cao. Hãy chăm sóc tất cả mọi người từ lúc còn bé thơ và ngay khi còn trong bụng mẹ. Thế nào là thai suy dinh dưỡng (SDD)? Thai SDD còn được gọi bằng một tên khác là “thai chậm phát triển trong dạ con”. Đó là những thai đẻ ra có thể đủ tháng, có thể thiếu tháng (hoặc non tháng) nhưng cân nặng của thai không đạt được mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi thai đó. Ví dụ với thai đủ tháng nếu cân nặng dưới 2.500g thì thai đó là SDD. 9 Cần phân biệt thai SDD với thai suy. Thai suy là tình trạng thai nhi bị thiếu ôxy (dưỡng khí) khi còn trong bụng mẹ. Thai có cân nặng bình thường hay nhẹ cân đều có thể bị suy khi máu mẹ không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết để nuôi dưỡng nó. Cũng cần phân biệt thai SDD với thai non tháng vì cả hai loại này đều có cân nặng dưới mức trung bình thấp của thai đủ tháng. Ví dụ thai đẻ ra ở tuần 36, nếu cân nặng 2.400g hoặc hơn thì chỉ là thai non đơn thuần, không bị SDD nhưng cũng tuổi thai này cân nặng chỉ 2.100g hoặc thấp hơn thì thai đó vừa non tháng vừa SDD. Tại sao thai bị SDD? Nguyên nhân thai bị SDD có nhiều: Nguyên nhân từ mẹ, do bản thân thai nhi và có khi do bất thường ở các phần phụ của thai như rau thai, dây rốn. Về phía mẹ: Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, tiểu đường, tình trạng ăn uống kém, ăn không đủ no về chất hoặc cả về lượng kéo dài (đói ăn); các bà mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy; các bà mẹ phải lao động quá sức, luôn phải sống trong tình trạng lo âu căng thẳng, sợ hãi đều có thể làm cho thai bị SDD. Về phía con: Tình trạng chửa nhiều thai (thai đôi, thai ba ), thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut ngay khi còn trong bụng mẹ, các thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể cũng có thể làm cho thai phát triển chậm trong dạ con. Về phía các bất thường của phần phụ thai nhi như rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau, các bất thường về dây rốn như dây rốn bám màng, khuyết tật chỉ có một động mạch rốn đơn độc Ngoài ra, còn khoảng 20-30% các trường hợp thai SDD không rõ nguyên nhân. Có điều một bà mẹ lần trước có thai đã SDD, thì lần có thai sau cũng dễ lặp lại tình trạng đó. Làm sao biết thai đã bị SDD? Thai bị SDD không có các triệu chứng rõ rệt trên cơ thể người mẹ, do đó khó chẩn đoán. Khi khám thai, người nữ hộ sinh thường chỉ thấy bụng bà mẹ nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp với tuổi thai. Ví dụ một thai đủ tháng, chiều cao dạ con đo từ xương mu trở lên phía rốn ít nhất cũng phải bằng hoặc lớn hơn 30cm nhưng nếu khi khám chỉ đo được 26-27cm thì phải nghĩ đến thai bị SDD. Mỗi tuổi thai có một chiều cao dạ con tương ứng với nó, ví dụ khi chiều cao dạ con 28cm ở người có thai khoảng 8 tháng (33-34 tuần) là bình thường, nhưng nếu là ở người có thai đủ tháng thì là thai SDD. Vì thế các bà mẹ luôn phải nhớ đúng ngày có kinh lần cuối trước khi có thai của mình để từ đó thầy thuốc tính được tuổi thai một cách chính xác. Ở các chuyên khoa sản, người ta có thể dùng các máy hiện đại (siêu âm) để giúp chẩn đoán và theo dõi tuổi thai và sự phát triển của thai. Tuy nhiên các dấu hiệu dạ con nhỏ, chiều cao dạ con thấp so với tuổi thai vẫn là dấu hiệu chính để phát hiện, chẩn đoán thai SDD. Nguy hại của thai SDD Thai SDD có thể coi như thai đã bị ốm yếu ngay khi còn trong bụng mẹ, thậm chí có thể gây tử vong cho thai (thai chết lưu). Nếu đẻ ra thì thai SDD cũng dễ ốm đau, quặt quẹo, khó nuôi, đặc biệt khi 10 [...]... phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có... làm tổn hại thai) Tất cả những món trên, phụ nữ mang thai có thể dùng làm thức ăn mỗi ngày rất tốt Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên ăn thức ăn có độc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thì sinh con mới thông minh Thời hậu Hán, trong Kim quỹ yếu lược của Trương Cơ có ghi một số điều cấm kỵ trong ăn uống đối với phụ nữ mang thai Chẳng hạn, gừng, thịt thỏ, thịt sơn dương, mỡ nai, mỡ hươu đều nên kiêng... phèn chua Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn Nhãn Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, ... tốt nhất nên hạn chế Riêng với các loại Cola: Những người mất ngủ, rối loạn nhịp tim, người không thích hợp với cafein và trẻ nhỏ đều không nên uống 13./ Thực Đơn cho phụ nữ mang thai Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vấn đề hết sức quan trọng, chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn quyết định sự hình thành, phát triển của đứa bé Do đó, cần hết sức đặc biệt chú ý Tại sao phụ nữ mang thai cần... cho thai 32 17./ Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu Món lẩu không tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy, nhãn, gan động vật Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá Đối với phụ nữ mang. .. lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá... calci của thai phụ Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ Thiếu máu, thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản,... đề cập rằng: Phụ nữ có thai không nên ăn chất béo nồng, kích thích mạnh, thức ăn nước uống quá đậm đặc, chất cay nóng, tránh ăn quá béo, quá ngọt, hay quá mặn và phải biết sống thanh thản; sự vui buồn, lo âu sợ sệt quá mức sẽ tổn hại đến nội tạng của thai phụ Ngoài việc ăn uống điều độ, trong các liệu pháp phòng bệnh ở phụ nữ mang thai còn khuyên nên giảm bớt tình dục trong thời kỳ mang thai Theo Thanhnien.com.vn... kịch: nhiễm độc thai nghén Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng 13 9./ Thực đơn cho phụ nữ mang thai Một chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai cần phủ một mảng rộng các loại thực phẩm trong 5 nhóm thực phẩm cơ bản Do vậy, hằng ngày bạn nên ăn theo... lúa, trứng, các loại hạt Nên tránh một số loại thức ăn kẹo, chocolate, trái cây đóng hộp, thịt hộp, kem, si-rô, các loại thực phẩm chế biến sẵn có đường, nước sốt nên dùng các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh 11./ 10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn Theo các chuyên gia ở tạp chí Cha mẹ thực hành (PP) của Anh thì 10 thực phẩm dưới đây phụ nữ mang thai không nên ăn vì nó có thể ảnh . món ăn phụ nữ mang thai nên tránh 2 2./ Quả chanh với phụ nữ mang thai 3 3./ Sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai 4 4./ "Stop" với phụ nữ mang thai 7 5./ Phụ nữ mang thai không nên ăn. thai không bị suy dinh dưỡng 9 7./ Món bồi bổ cho Chị Em khi mới mang thai 11 8./ Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? 12 9./ Thực đơn cho phụ nữ mang thai 14 10./ Thực đơn cho Thai phụ. Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn mặn dễ bị cao huyết áp. Do vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 6 gam muối. 5. Không ăn nhiều chất chua trong thời kỳ đầu có thai: Phụ nữ mang thai thời

Ngày đăng: 09/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1./ Những món ăn phụ nữ mang thai nên tránh

  • 2./ Quả chanh với phụ nữ mang thai

  • 3./ Sai lầm thường gặp ở phụ nữ mang thai

  • 4./ "Stop" với phụ nữ mang thai

  • 5./ Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc

  • 6./ Để thai không bị suy dinh dưỡng

  • 7./ Món bồi bổ cho Chị Em khi mới mang thai

  • 8./ Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?

  • 9./ Thực đơn cho phụ nữ mang thai

  • 10./ Thực đơn cho Thai phụ

  • 11./ 10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn

  • 12./ Dinh dưỡng hợp lý trong mùa hè

  • 13./ Thực Đơn cho phụ nữ mang thai

  • 14./ Ăn cả cho con

  • 15./ Dùng thuốc khi mang thai

  • 15./ Những thành phần dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi mang thai

  • 16./ Một số vitamin cần cho thai phụ

  • 17./ Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu

  • 17./ Các bà bầu nên ăn gì, uống gì?

  • 18./ Trứng ngỗng có tốt cho thai nhi?

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan