Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

53 907 3
Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ THƯƠNG MẠI VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á - ÂU HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2003 LỜI NÓI ĐẦU ****** Tính tới tháng 11 năm 2003 là tròn 7 năm Việt Nam trở thành sáng lập viên của Hợp tác Á - Âu (ASEM) và 5 năm là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác th- ương mại, đầu tư trong APEC, ASEM, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng IX năm 2001 đã nhấn mạnh đường lối phát triển kinh tế - xã hội là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững ”. Để có thể hội nhập sâu rộng theo đường lối của Đảng và Nhà nước, việc nâng cao hiểu biết cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp về các Diễn đàn kinh tế khu vực mà Việt Nam tham gia là rất cần thiết. Nhằm mục đích đó, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại đã biên soạn cuốn sách Hỏi đáp về APEC - ASEM với hy vọng cuốn sách sẽ phần nào giúp bạn đọc khai thác được những thông tin hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu và kinh doanh. Do trình độ và thời gian hạn chế, cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi một số thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc ./. TRẦN QUỐC KHÁNH VỤ TRƯỞNG VỤ CSTM ĐA BIÊN BỘ THƯƠNG MẠI 2 PHẦN I DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) 3 I/ KHÁI QUÁT CHUNG 1. Cụm từ viết tắt APEC có nghĩa là gì? APEC là từ viết tắt tiếng Anh của “Asia-Pacific Economic Cooperation”, nghĩa là Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 2. APEC được thành lập năm nào? APEC được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia) 3. APEC ra đời trong bối cảnh nào và mục đích của việc thành lập APEC? Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức nghiệt ngã: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời nhằm liên kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Mỹ, Canađa, Australia, Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN lại với nhau, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới. 4. APEC bao gồm những thành viên nào và họ gia nhập năm nào? Hiện tại, APEC có 21 nền kinh tế thành viên và APEC đã quyết định ngừng việc kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức. Khi mới bắt đầu thành lập năm 1989, APEC có 12 sáng lập viên là Australia, Brunei Darussalam, Canada, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm 3 thành viên nữa là Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Mexico và Papua New Guinea gia nhập tháng 11/1993 và Chi Lê tham gia tháng 11/1994. Tháng 11/1998, Peru, Nga và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC. 5. Mục tiêu hoạt động của APEClà gì? APEC chủ yếu hoạt động theo hướng tập hợp lực lượng chính trị để tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và ổn định kinh tế khu vực. Hướng hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế, tuy nhiên vấn đề chính trị và an ninh đôi khi cũng được bàn thảo. APEC được thành lập với tầm nhìn dài hạn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và thắt chặt quan hệ trong cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Các biện pháp được thực hiện là cắt giảm thuế và các rào cản 4 thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng các nền kinh tế hiệu quả. APEC đang phấn đấu tạo dựng một môi trường để lưu chuyển an toàn và hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và con người giữa các biên giới thông qua phối hợp chính sách và hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Để đạt được mục tiêu dài hạn, Tuyên bố Bogor 1994 của các Nguyên thủ Quốc gia APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây: - Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối; - Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mại thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế. Mốc thời hạn tự do hóa thương mại và đầu tư của APEC là năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển; - Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế trong cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương nhằm bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng cao khả năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. 6. Nguyên tắc hoạt động của APEC là gì? Để thực hiện mục tiêu thương mại - đầu tư tự do và mở, các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka (OAA) năm 1995, trong qui định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung sau: - Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; - Hỗ trợ và cùng có lợi; - Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng; - Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung. Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hoá thành 9 nguyên tắc cơ bản sau: - Toàn diện; - Tương thích với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); - Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên; - Không phân biệt đối xử; - Đảm bảo công khai, minh bạch; - Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần (stand still); - Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; - Có sự linh hoạt; và - Hợp tác. 7. APEC hoạt động trong những lĩnh vực nào? Hoạt động hợp tác APEC hết sức đa dạng, từ đối thoại chính sách đến các cam kết đơn phương để mở cửa thị trường, từ trao đổi kinh nghiệm khoa học-kỹ thuật và quản lý đến xây dựng các chương 5 trình hành động nhằm giảm bớt chi phí kinh doanh Các lĩnh vực hợp tác không chỉ chú trọng vào thương mại mà còn cả những vấn đề khác như về bảo tồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ công nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ 8. Cơ cấu tổ chức hoạt động của APEC như thế nào? APEC hoạt động như một diễn đàn hợp tác kinh tế, thương mại đa biên. Tuy hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. Điểm đặc biệt của APEC là ở chỗ APEC là một tổ chức liên chính phủ duy nhất cam kết cắt giảm các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư mà không đòi hỏi tham gia các điều khoản pháp lý bắt buộc nào. Hàng năm một trong 21 thành viên APEC sẽ đăng cai các hội nghị lớn của APEC và làm Chủ tịch APEC theo qui tắc 1 thành viên ASEAN rồi đến 2 thành viên ngoài ASEAN. Thành viên đăng cai APEC sẽ chịu trách nhiệm làm chủ tịch Hội nghị Cấp cao (Economic Leaders’ Meeting-AELM), một số Hội nghị Bộ trưởng (Ministerial Meetings-AMM), các Hội nghị Quan chức Cấp cao (SOM), Hội nghị của các Uỷ ban và một số nhóm công tác, đồng thời đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC. Các hoạt động cấp chuyên viên và các dự án của APEC chịu sự hướng dẫn của các Quan chức Cao cấp APEC. Các hoạt động và dự án này được thực hiện bởi 4 Uỷ ban cấp cao: • Uỷ ban Quản lý và Ngân sách (BMC); • Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI); • Uỷ ban Kinh tế (EC); • Uỷ ban các quan chức cao cấp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ESC). Dưới các uỷ ban này có các tiểu nhóm, các nhóm chuyên gia, nhóm công tác và nhóm chuyên trách để hỗ trợ cho các hoạt động và dự án của bốn nhóm cấp cao này. 9. Nguyên tắc ra quyết định của APEC như thế nào? APEC hoạt động trên cơ sở đồng thuận. Các thành viên triển khai các hoạt động và chương trình công tác của mình trên cơ sở đối thoại mở với nguyên tắc tôn trọng các ý kiến của tất cả các thành viên tham gia. 10. Chủ tịch của APEC được lựa chọn như thế nào? Chủ tịch của APEC do các nền kinh tế thành viên thay phiên nhau đảm nhiệm. Chủ tịch APEC là nền kinh tế chủ nhà tổ chức Hội nghị Cấp cao năm đó. 11. Ban Thư ký APEC được thành lập năm nào và đặt trụ sở tại đâu? 6 Năm 1992, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 của APEC đã nhất trí thành lập Ban Thư ký APEC với chức năng là một cơ quan giúp việc để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC. Trụ sở của Ban Thư ký được đặt tại Singapore. 12. Tổ chức và chức năng hoạt động của Ban Thư ký APEC? Ban Thư ký APEC hoạt động như bộ máy nòng cốt hỗ trợ tiến trình APEC. Ban Thư ký thực hiện việc phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cũng như quản lý thông tin và liên lạc. Ban Thư ký APEC đóng vai trò trung ương quản lý dự án, giúp các nền kinh tế thành viên và các diễn đàn APEC giám sát các dự án APEC tài trợ và quản lý ngân sách hàng năm của APEC. Lãnh đạo Ban Thư ký APEC có Giám đốc điều hành và Phó Giám đốc điều hành. Các vị trí này do các quan chức cấp đại sứ tương ứng của thành viên đăng cai Hội nghị Cấp cao năm hiện tại và năm tiếp theo đảm nhiệm. Các vị trí này được quay vòng hàng năm. Ban Thư ký APEC có một đội ngũ nhân viên gồm khoảng 20 giám đốc chương trình, do các thành viên APEC đề cử, và khoảng 25 nhân viên dài hạn thực hiện các chức năng hỗ trợ cho Ban Thư ký. 13. Muốn trở thành thành viên của APEC cần đáp ứng được những điều kiện gì? Hội nghị Cấp cao APEC tại Vancouver, Canada tháng 11/1997 đã thông qua qui chế thành viên của APEC, qui định các nước, các vùng lãnh thổ kinh tế muốn trở thành thành viên của APEC cần phải có đủ một số điều kiện sau: - Vị trí địa lý: nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương; - Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại tự do của các quan chức; - Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường; - Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: hoàn toàn chấp thuận những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các tuyên bố và quyết định của APEC, kể cả nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC 14. APEC hướng tới mục tiêu gì về hợp tác thương mại và đầu tư? Mục tiêu hợp tác thương mại và đầu tư của APEC được vạch rõ trong bản Tuyên bố Bogor của các nhà Lãnh đạo, cụ thể là: “thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và năm 2020 đối với các thành viên APEC đang phát triển”. 7 Các thành viên APEC cho rằng tự do và thông thoáng thương mại và đầu tư giúp các nền kinh tế thành viên tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thương mại và đầu tư quốc tế, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất và giảm giá cả hàng hoá và dịch vụ, từ đó tạo lợi ích trực tiếp cho tất cả các nền kinh tế thành viên. 15. Thuận lợi hoá thương mại là gì? Là việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại, giúp luồng hàng hoá luân chuyển được dễ dàng và tiện lợi. Trong thương mại quốc tế, có nhiều vấn đề liên quan đến việc lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, ví dụ như thủ tục hải quan, kiểm định hàng hoá, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng Vì vậy, thuận lợi hoá thương mại bao gồm việc đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá, hài hoà và loại bỏ bớt các thủ tục liên quan đến quá trình giao dịch hàng hoá và các yêu cầu về số liệu 16. Tại sao phải thực hiện thuận lợi hoá thương mại và vai trò của thuận lợi hoá thương mại trong hợp tác APEC? Thuận lợi hoá thương mại đang trở nên ngày càng được chú trọng bởi những lợi ích thực tế và rõ ràng mà nó đem lại. Bởi vì, dù các Chính phủ có nỗ lực giảm thuế xuất nhập khẩu cũng như loại bỏ rào cản đầu tư mà các thủ tục giao dịch vẫn rườm rà, phức tạp và tốn kém thì thương mại và đầu tư vẫn bị cản trở và không thể phát triển hiệu quả. Theo báo cáo “Triển vọng Kinh tế 1997” của APEC, các chương trình thuận lợi hoá có thể giúp tiết kiệm 45 tỷ USD, còn các chương trình tự do hoá chỉ có thể tiết kiệm 23 tỷ USD cho khu vực. Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư là một trong ba mục tiêu chính của hợp tác APEC. Cùng với tự do hoá thương mại và đầu tư và hợp tác kinh tế kỹ thuật, thuận lợi hoá có vai trò rất quan trọng để đưa APEC thành một khu vực có luồng thương mại và đầu tư được trao đổi tự do, thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả, phục vụ lợi ích cho tất cả các thành viên và người dân trong khu vực. 17. APEC sử dụng công cụ nào để tiến hành thuận lợi hoá thương mại? APEC đã xây dựng Kế hoạch Hành động Tập thể (Collective Action Plan, gọi tắt là CAP) làm phương tiện thực hiện thuận lợi hoá. Kế hoạch Hành động Tập thể do 21 nước thành viên cùng phối hợp thực hiện, thông qua các nhóm công tác về từng lĩnh vực cụ thể, bao gồm 15 lĩnh vực: thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, rà soát văn bản pháp quy/nới lỏng cơ chế chính sách, các nghĩa vụ của WTO (kể cả qui tắc xuất xứ), giải quyết tranh chấp, đi lại của doanh nhân, thu thập và xử lý thông tin. Thông qua các Kế hoạch Hành động Tập thể, các thành viên phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện các biện pháp thuận lợi hoá trong nội bộ nước mình. Ví dụ các nước thực hiện đơn giản hoá thủ tục hải quan của mình, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. 8 18. Hoạt động thuận lợi hóa thương mại hiện đang được tiến hành như thế nào trong APEC? Nhìn thấy các lợi ích rõ ràng do thuận lợi hoá thương mại đem lại, APEC đã ngày càng tập trung và chú trọng hơn vào nội dung này. Năm 2001, tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức tại Thượng Hải, APEC đã thông qua Thoả thuận Thượng Hải mà một trong những mục tiêu chính đặt ra là giảm 5% chi phí giao dịch trong 5 năm, từ năm 2001 đến 2006. Mục tiêu này đặt ra một nhiệm vụ mới cho APEC trong hoạt động Thuận lợi hoá Thương mại. Năm 2002, APEC xây dựng Chương trình Hành động Thuận lợi hoá Thương mại (Trade Facilitation Action Plan, gọi tắt là TFAP), tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản ảnh hưởng đến Thuận lợi hoá Thương mại là: thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hợp chuẩn, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử. Trong mỗi lĩnh vực trên, APEC đề ra một loạt các công việc cần làm nhằm cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả công việc nhằm tinh giản tối đa các thủ tục phiền hà cho lưu thông hàng hoá và đi lại của các doanh nghiệp trong khu vực. Trên cơ sở các công việc đã đề ra, APEC sẽ phối hợp hoạt động để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ các thành viên còn nhiều khó khăn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. 19. Thuận lợi hóa trong lĩnh vực Tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện trong APEC như thế nào? Để tạo thuận lợi hơn cho việc lưu thông hàng hóa trong khu vực, APEC đã và đang nỗ lực triển khai các chương trình hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn như hài hoà các tiêu chuẩn tự nguyện và bắt buộc của quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận về đánh giá sự phù hợp cho các lĩnh vực tự nguyện và bắt buộc, thúc đẩy hợp tác để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường việc tham gia rộng rãi vào các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau, và đảm bảo tính minh bạch về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của các nền kinh tế thành viên APEC. Trong lĩnh vực hài hòa hóa tiêu chuẩn, APEC tập trung ưu tiên vào 4 lĩnh vực là dán nhãn thực phẩm, điện tử, cao su và cơ khí. Thời gian thực hiện hài hòa các tiêu chuẩn này là vào năm 2005 đối với các thành viên phát triển và 2010 đối với các thành viên đang phát triển. Trong lĩnh vực thừa nhận lẫn nhau, APEC hiện đã xây dựng xong một số thỏa thuận như điện và điện tử, thực phẩm, an toàn đồ chơi, thu hồi và hướng dẫn thu hồi thực phẩm. Chương trình này khi đưa vào thực hiện đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Ví dụ, giao dịch hàng điện và điện tử trong khu vực APEC chiếm khoảng 250 tỷ USD/năm và việc chứng nhận hợp chuẩn thường làm phát sinh thêm từ 2-10% chi phí sản xuất. Theo đánh giá thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực này đã tiết kiệm được khoảng 5% chi phí sản xuất, tương đương 12,5 tỷ USD/năm. 20. Có thể cho biết một số hoạt động thuận lợi hoá thương mại của APEC trong lĩnh vực hải quan được không? Hoạt động hợp tác của APEC trong lĩnh vực hải quan nhằm thống nhất và đơn giản hoá thủ tục hải quan để cải thiện việc thâm nhập thị trường và giảm chi phí giao dịch. Các hoạt động liên quan có 9 thể kể đến Kế hoạch Hành động APEC về Thương mại phi giấy tờ trong đó qui định các thành viên phát triển sẽ thực hiện thương mại phi giấy tờ vào năm 2005 và 2010 đối với các thành viên đang phát triển. Cơ quan hải quan trong khu vực APEC sẽ sử dụng các hệ thống thông tin điện tử xử lý các giao dịch, liên hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và như vậy giảm đáng kể việc sử dụng giấy tờ. Hiện nay, trung bình một giao dịch thương mại cần tới 40 văn bản, 200 số liệu. Việc máy tính hoá các thủ tục hải quan sẽ làm giảm đi rất nhiều các yêu cầu này, làm tăng tốc độ luồng chu chuyển hàng hoá và giảm đáng kể chi phí giao dịch trong quá trình thông quan. Ngoài ra, APEC cũng có các chương trình hoạt động nhằm khuyến khích các thành viên tham gia Công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện Công ước HS, tạo thuận lợi cho hàng tạm nhập, thực hiện hệ thống phân loại trước khi thông quan, hài hoà hoá dữ liệu thương mại, thực hiện Hiệp định TRIPS tại cửa khẩu Các hoạt động nói trên không nằm ngoài mục đích tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực APEC thông qua việc đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan. 21. Tôi thường nghe nói Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP) là một trong 3 trụ cột chính của APEC, xin giải thích rõ vấn đề này ? IAP là một trong các công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của APEC. IAP bao gồm cam kết tự nguyện của các thành viên, được thực hiện trên nguyên tắc "cuốn chiếu" trong 15 lĩnh vực nêu tại OAA nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của APEC, bao gồm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuẩn hợp chuẩn, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, rà soát cơ chế chính sách, giải quyết tranh chấp, thực hiện các nghĩa vụ của WTO (bao gồm cả qui tắc xuất xứ), đi lại của doanh nhân, thu thập và phân tích thông tin, và thương mại điện tử. Trong mỗi lĩnh vực, các thành viên phải nêu rõ tình hình hiện tại, các luật lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực đó, những tiến triển trong một năm qua và kế hoạch thay đổi trong thời gian tới. IAP một trong các công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư cuả APEC, vì thế, việc thực hiện IAP được thúc đẩy thông qua một cơ chế tham vấn rà soát (Peer review). Kể từ năm 2000, để tăng cường tính minh bạch và cụ thể của IAP nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp, APEC đã yêu cầu các thành viên xây dựng IAP theo mẫu mới và xây dựng một trang web về IAP trên mạng Internet (gọi tắt là e-IAP). Bạn có thể truy nhập vào trang web này để có thêm thông tin cụ thể về các chính sách của các thành viên APEC trong 15 lĩnh vực nói trên. Địa chỉ: http://www.apec-iap.org 22. Việc giảm thuế trong IAP là tự nguyện, như vậy có nghĩa là Việt Nam đang được hưởng lợi khi các thành viên khác đơn phương cắt giảm thuế quan. Tôi hiểu như vậy có đúng không? Việc giảm thuế được các thành viên APEC thực hiện trên cơ sở tự nguyện, đơn phương để hướng tới thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại vào năm 2010/2020. Trong những năm qua đã có nhiều thành viên APEC thực hiện giảm thuế đơn phương đồng thời cũng có hướng tiếp tục giảm thuế thêm nữa để thực hiện mục tiêu Bogor. Tuy nhiên, việc giảm thuế của các thành viên APEC trong khuôn khổ IAP rất hạn chế. 10 [...]... hoạt động hợp tác của nhóm TEL, hãy truy cập vào trang web http://www.apectelwg.org 21 47 Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, tôi thực sự quan tâm tới việc hợp tác với các đối tác trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương Vậy APEC có hợp tác về lĩnh vực này không, và nếu có thì nội dung hợp tác như thế nào? Vấn đề Khoa học và Công nghệ trong APEC lại do Nhóm Công tác về Khoa... dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực Mặc dù trong những năm qua, các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương có gặp khó khăn trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hay một số bất ổn của nền kinh tế thế giới, nhưng nhóm các nền kinh tế bên bờ Thái Bình Dương này vẫn đại diện cho 40% tổng dân số thế giới, 51% và 47% tổng GDP và thương... được lợi ích của hợp tác kinh tế APEC đối với mỗi nền kinh tế thành viên Trên thế giới hiện nay hầu hết các nền kinh tế theo đuổi chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại vì vậy lợi ích từ hợp tác song phương, khu vực và đa phương đan xen lẫn nhau Tuy nhiên, có thể nói chung rằng tiến trình hợp tác APEC đang đưa đến những kết quả thiết thực cho nền kinh tế Việt nam, cụ thể... này Thứ năm, khó khăn mang tính khách quan trong hợp tác APEC là tính bị động của các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển Những nền kinh tế này, chủ yếu do hạn chế về tiềm lực kinh tế, có lợi ích hạn chế hơn và có xu hướng bị phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn hơn Vấn đề chính ở đây là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thì tiềm lực kinh tế thấp sẽ hạn chế rất nhiều cơ hội và lợi ích... về tự do hoá thương mại và đầu tư 38 Xin hãy giải thích rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Nhóm công tác về xây dựng năng lực WTO (WTOCB Group) Tại sao APEC, với tư cách là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mà lại hợp tác xây dựng năng lực để thực hiện các nghĩa vụ căn bản của một Tổ chức Thương mại Quốc tế? APEC có tổng cộng 21 nền kinh tế thành viên thì tính đến thời điểm năm 2003 đã có tới 19 thành... nước trên trường quốc tế 3 Xin hãy cho biết ASEM có điểm gì tương đồng với các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương khác như WTO, ASEAN, APEC? Điểm tương đồng của ASEM với các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương khác nằm ở các khía cạnh sau: 34 Thứ nhất, các tổ chức hay diễn đàn này gần như cùng hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc của WTO và bổ trợ cho WTO Nguyên tắc hợp tác là bình đẳng, xây dựng,... ECOTECH là từ viết tắt tiếng Anh của Hợp tác kinh tế kỹ thuật trong APEC nhằm tăng cường tự do hoá thương mại và đầu tư, duy trì sự phát triển kinh tế năng động trong khu vực, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các thành viên, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân, và nêu cao tinh thần cộng đồng trong khu vực Hợp tác kinh tế kỹ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tương... CỦA CÁC NHÓM CÔNG TÁC 35 Các Tiểu ban (Sub-committee) và Nhóm công tác (Working Groups) trong APEC có chức năng nhiệm vụ gì? Để triển khai các nhiệm vụ và mục tiêu hợp tác kinh tế, thương mại trong APEC do các Nhà Lãnh đạo Kinh tế giao phó theo từng giai đoạn hoặc từng năm hợp tác, APEC thành lập các Tiểu ban và Nhóm công tác trực thuộc Uỷ ban thương mại và đầu tư (CTI) và Uỷ ban kinh tế (EC), dưới sự... thành viên của APEC có lợi cho ta trong quá trình phát triển kinh tế Thứ ba, tận dụng các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật Chương trình này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác với trên 200 dự án được triển khai mỗi năm, tập trung vào một số vấn đề liên quan đến hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp nhận thông... http://www.apecst.org/site/index.cfm Trang web này có liên kết tới những trang web về khoa học công nghệ công nghiệp của tất cả 21 nền kinh tế thành viên APEC 48 Nhóm Chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp có chức năng, nhiệm vụ gì và các hoạt động hợp tác của nhóm? Nhóm chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ACTEG) được thành lập năm 1996 nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp, . BỘ THƯƠNG MẠI VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á - ÂU HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2003 LỜI NÓI ĐẦU ****** Tính. bối cảnh nào và mục đích của việc thành lập APEC? Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức nghiệt ngã:. Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế trong cộng đồng châu Á -Thái Bình Dương nhằm bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • TRẦN QUỐC KHÁNH

      • BỘ TH­ƯƠNG MẠI

      • IV. NHÓM CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP

        • Trước hết phải kể đến Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), ABAC là cánh tay doanh nghiệp của APEC, được thành lập năm 1995 với thành viên ABAC là lãnh đạo của nhiều công ty ở nhiều ngành khác nhau trong khu vực, giữ vai trò tư vấn cho các nhà Lãnh đạo APEC về những ưu tiên và các sáng kiến cần thiết để thúc đẩy thương mại và đầu tư cởi mở hơn trong khu vực. Hàng năm ABAC đều có buổi đối thoại trực tiếp với các nhà Lãnh đạo APEC để đưa ra những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với các nhà Lãnh đạo.

        • Kể từ khi thành lập đến nay, ABAC đã đưa ra được nhiều đề xuất hữu ích làm nền tảng định hướng hay hình thành ra các chương trình, dự án hợp tác cho APEC. Một số ví dụ về đề xuất của ABAC:

        • V. QUÁ TRÌNH THAM GIA CỦA VIỆT NAM

          • 4. Vậy ASEM có điểm gì khác biệt so với các diễn đàn, tổ chức khác?

            • Hiện tại ASEM chưa đặt ra mục tiêu thực hiện tự do hoá thương mại giữa các thành viên, mới chỉ tập trung vào công tác xúc tiến và tạo thuận lợi cho thương mại. Các hoạt động này được thực hiện thông qua Kế hoạch Hành động Thuận lợi hoá thương mại (TFAP). Khuôn khổ chung cho Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) đã được các Nguyên thủ quốc gia thông qua tại ASEM II tháng 4/1999. Mục tiêu chính của TFAP là tạo một khuôn khổ chung cho các nước thực hiện minh bạch hóa chính sách quản lý thương mại và hài hòa hoá, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến thương mại. Các hoạt động này được triển khai trên 8 lĩnh vực ưu tiên là: tiêu chuẩn và hợp chuẩn; vệ sinh dịch tễ; thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, phân phối lưu thông, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử. Ngoài ra, trong khuôn khổ TFAP, ASEM đã xây dựng Danh sách các rào cản chung trong thương mại giữa các nước ASEM. Hàng năm các nước đều phải báo cáo về tình hình thực hiện các biện pháp nhằm tháo gỡ các rào cản này, góp phần tăng cường trao đổi thương mại giữa hai khu vực.

              • Kế hoạch TFAP không phải là một kế hoạch cố định mà luôn vận động. Cụ thể là trên cơ sở kế hoạch khung được thông qua năm 1998, cứ 2 năm một lần các nước ASEM lại đánh giá lại toàn bộ chương trình và xây dựng kế hoạch mục tiêu và các lĩnh vực ưu tiên mới TFAP, gọi tắt là TFAP Concrete Goals and Deliverables. Đến nay ASEM đã trải qua 2 đợt kế hoạch TFAP (1998-2000 và 2000- 2002) và đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 2002-2004. Qua 4 năm thực hiện, TFAP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: giảm thiểu chi phí giao dịch thương mại, các rào cản thương mại; tăng cường tính minh bạch trong chính sách thương mại; thiết lập được một mạng lưới các chuyên viên trong lĩnh vực thuận lợi hoá thương mại giữa các nước thành viên ASEM. Khó có thể lượng hoá kết quả cụ thể của TFAP, nhưng tác động của nó có thể cảm nhận được thông qua việc các luồng thương mại Á-Âu đã được duy trì tốt trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.

              • ASEM đã rất quan tâm đến việc xúc tiến đầu tư ngay từ những ngày đầu thành lập. Kế hoạch Hành động Xúc tiến Đầu tư (IPAP) được xây dựng và thông qua năm 1998, thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ là đối thoại chính sách đầu tư và xúc tiến đầu tư. Để thực hiện kế hoạch này, ASEM đã thành lập nhóm Chuyên gia Đầu tư (IEG), họp định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện sứ mạng lịch sử của mình với những kết quả rất khích lệ, IEG vừa qua đã chuyển sang cơ chế hoạt động mới, theo đó thay vì đối thoại về những chính sách đầu tư nói chung sẽ đi sâu hơn về các chủ đề cụ thể, ví dụ Cơ chế phát triển sạch (CDM), quan hệ đối tác Chính phủ- Tư nhân trong các dự án đầu tư (PPP), các vấn đề đầu tư của WTO v.v... Đồng thời, thay vì họp định kỳ hàng năm một lần giữa các chuyên gia đầu tư, các nước sẽ cử các đầu mối đầu tư (Investement Contact Points) để tham gia đối thoại thường xuyên về các vấn đề trên qua các phương tiện như emails, internet hoặc hội thảo v.v...

              • Việc xúc tiến đầu tư trong ASEM còn được thực hiện thông qua hoạt động của Diễn đàn doanh nghiệp AEBF. Diễn đàn là nơi hội tụ hàng năm của các doanh nghiệp lớn trong khu vực Á-Âu và chủ đề đầu tư luôn là một nhóm công tác ưu tiên của diễn đàn. Theo kênh này, khía cạnh xúc tiến đầu tư được đề cập nhiều hơn và đi vào thực chất hơn kênh IPAP, vốn thiên nhiều về đối thoại chính sách giữa các quan chức chính phủ.

              • 17. Đề nghị nêu cụ thể một số sáng kiến hợp tác ASEM đã được thông qua?

                • Tổng quan về Diễn đàn AEBF 7: Diễn đàn AEBF 7 được tổ chức với ba chủ đề lớn là: Tăng trưởng kinh tế khu vực; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; và Toàn cầu hoá.Tham dự Diễn đàn có 250 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp của 10 nước Châu Á và 15 nước thành viên EU. Ngoài phiên họp toàn thể, các đại biểu đã chia thành 8 nhóm thảo luận xoay quanh 3 chủ đề nêu trên trong các lĩnh vực: Thương mại, Đầu tư, Dịch vụ tài chính, Công nghệ thông tin viễn thông, Hạ tầng cơ sở, Thực phẩm, Môi trường và Khoa học Y tế.

                • Nhật Bản

                  • IV. VIỄN CẢNH ASEM

                  • V. QUÁ TRÌNH THAM GIA ASEM CỦA VIỆT NAM

                  • CÁC TỪ VIẾT TẮT

                  • ABAC

                  • APEC Business Advisory Council

                  • Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC

                  • ABTC

                  • APEC Business Travel Card

                  • Thẻ đi lại của doanh nhân

                  • AEBF

                  • Asia Europe Business Forum

                  • Diễn đàn doanh nghiệp Á Âu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan