Một giá hay loạn giá? pot

5 148 0
Một giá hay loạn giá? pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một giá hay loạn giá? Hình thức kinh doanh hàng một giá không còn quá mới mẻ ở Việt Nam (VN) cũng như các nước trên thế giới. Các cửa hàng một giá 1 USD của Mỹ, 2 tệ, 5 tệ, 10 tệ của Trung Quốc, 100 yên của Nhật xuất hiện từ lâu trên thế giới chính là nơi bắt nguồn cho các hình thức kinh doanh hàng một giá hiện nay ở VN. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của hàng "một giá" đã bị biến tướng thành nhiều hình thức kinh doanh khác nhau nhằm "đánh lừa" người tiêu dùng. Hàng một giá-một hình thức mua sắm văn minh Có thể nói kinh doanh hàng một giá là một hình thức mua sắm văn minh bởi người mua chỉ cần chọn một sản phẩm mình ưng ý mà không cần băn khoăn, đắn đo khi vừa mua hàng vừa xem giá tiền, đồng thời cũng không phải mất nhiều thời gian mặc cả. Hầu hết các cửa hàng một giá mới xuất hiện ở Việt Nam được một năm. Khởi nguồn từ một cửa hàng sau đó đã nhân rộng ra thành chuỗi. Hầu hết những chủ kinh doanh hàng một giá đa số là các bạn trẻ mê kinh doanh. Ali, một "8x" Trung Quốc đang học tiếng Việt ở Hà Nội, mở cửa hàng Xiaohaha (cười haha) vì thấy các cô gái Việt rất thích những món trang sức nhỏ nhắn xinh xinh. Cửa hàng bán đủ thứ, từ đồ trang sức, cặp tóc hoa tai, mặt nạ dưỡng da, đồ sơn móng tay cho tới bút bi. Shop thu hút toàn học sinh, nên giá cả cũng theo kiểu học trò: Nhất loạt các món đều 8.000 đồng. Các shop bán hàng "một giá" đều hướng tới giới trẻ và cung cấp sản phẩm giá rẻ giật mình, khiến "thượng đế" không thể không mua. Quần áo, mũ nón, thắt lưng, kính, túi xách đều bán 50.000 đồng. Theo anh Quốc Lâm, quản lý cửa hàng một giá 45.000đ ở Nguyễn Lương Bằng thì "Một giá - gợi sự hấp dẫn và khiến người tiêu dùng tò mò đến xem rồi trở thành khách quen". Chị Thanh, nhân viên một công ty quảng cáo, cho rằng: "Mình hay cùng bạn bè đi mua hàng một giá trên phố Nguyễn Lương Bằng, các cửa hàng ở đây chủ yếu là thời trang công sở, giá tất cả các sản phẩm cũng chỉ 160.000đ, sản phẩm khá đa dạng, chất vải lại đẹp nữa". Có thể nói, không cần mặc cả, không bị nói thách với cái giá ngất ngưởng chính là điểm hấp dẫn nhất ở hình thức kinh doanh hàng một giá này. Loạn giá trong "một giá" Dạo quanh các phố tập trung nhiều shop quần áo, không khó khi bắt gặp các biển biển hiệu "Cửa hàng duy nhất một giá 120.000đ", "Khuyến mại một giá 150.000đ", "Có thêm một giá 90.000đ: áo nữ" hay "Quần, váy một giá 100.000đ, Bộ đồ ngủ một giá 60.000đ, áo dây 30 Nhưng khi bước vào trong, nhiều người lại vô cùng ngạc nhiên vì cửa hàng kinh doanh hàng một giá lại có nhiều loại giá khác nhau. Tấm biển ngoài của hàng ghi "giá duy nhất 40.000đ", nhưng mặt hàng bên trong cửa hàng lại có nhiều giá khác nhau: 80 ngàn, 100 ngàn, 150 ngàn. Khi được hỏi đâu là mặt hàng 40 ngàn như đã quảng cáo thì nhân viên của hàng chỉ vào số quần áo đã lỗi mốt, đang chờ thanh lý. Cô nhân viên cười: "Chỉ có số quần áo thanh lý này mới có giá 40 ngàn thôi, còn hàng mới về làm gì có giá đó hả em". Sau một buổi sáng dạo quanh hơn chục cửa hàng một giá trên loạt đường Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc chúng tôi thấy số cửa hàng thực sự bán một giá chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn các cửa hàng một giá đều dùng chiêu "treo đầu dê bán thịt chó" và khái niệm "một giá" dường như đang bị lạm dụng một cách thái quá để "câu khách", nhất là với những người tiêu dùng muốn mua hàng giá mềm và ngại mặc cả. Chính vì thế, không ít khách hàng sau lần đầu vào cửa hàng một giá đã "một đi không trở lại". Chị Hòa - người từng mua hàng một giá cho rằng "Hồi đầu mới nghe về loại hình cửa hàng một giá tôi rất thích vì nghĩ hàng hóa ở đó đa dạng mà chẳng phải mặc cả. Nhưng rồi đi vài lần, tôi thấy thất vọng và chẳng muốn quay lại nữa". Không những loạn giá mà một số cửa hàng một giá còn trà trộn thêm vào một số mặt hàng kém chất lượng, hay lỗi mốt, nếu khách hàng không tinh ý có thể bị mua hớ vì cho rằng giá rẻ. Có thể nói, chữ "tín" là yếu tố hàng đầu tạo nên bí quyết cho người kinh doanh, một khi dùng các thủ pháp lừa đảo khách hàng như "treo đầu dê, bán thịt chó", trà trộn thêm nhiều mặt hàng lỗi mốt, kém chất lượng thì việc khách hàng một đi không trở lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. . hàng duy nhất một giá 120.000đ", "Khuyến mại một giá 150.000đ", "Có thêm một giá 90.000đ: áo nữ" hay "Quần, váy một giá 100.000đ, Bộ đồ ngủ một giá 60.000đ, áo. Một giá hay loạn giá? Hình thức kinh doanh hàng một giá không còn quá mới mẻ ở Việt Nam (VN) cũng như các nước trên thế giới. Các cửa hàng một giá 1 USD của Mỹ, 2 tệ,. cần mặc cả, không bị nói thách với cái giá ngất ngưởng chính là điểm hấp dẫn nhất ở hình thức kinh doanh hàng một giá này. Loạn giá trong " ;một giá& quot; Dạo quanh các phố tập trung nhiều

Ngày đăng: 09/07/2014, 02:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan