Tiet 1 - Nhận biết ánh sáng

3 292 0
Tiet 1 - Nhận biết ánh sáng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoµng §×nh TuÊn - Trêng THCS Tµ Long - §akr«ng - Qu¶ng TrÞ VL7 BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bằng TN khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 2. Kĩ năng : Phân biết được nguồn sáng và vật sáng 3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Một bộ TN như của nhóm 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 hộp kín trong đó dán sẵn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp. Pin, dây nối, công tắc D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: + Ổn định lớp: + Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Không III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: GV: Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhìn thấy một vật? HS: Trả lời theo hiểu biết của mình GV: Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì? HS: Trả lời (tìm) GV: Cho HS quan sát qua gương thật để khẳng định câu trả lời đúng GV: Những hiện tượng trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này. GV: Gọi 1 HS đọc to 6 câu hỏi ở SGK và nhấn mạnh đó củng là 6 câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học xong chương này. 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: GV tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? GV: Đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS để HS thấy đèn có thể bật sáng hay Website: http//violet.vn/hoangdinhtuan Mail: hoangdinhtuan@gmail.com TIẾ T 01 Ngày soạn: 18/08/2009 Hoµng §×nh TuÊn - Trêng THCS Tµ Long - §akr«ng - Qu¶ng TrÞ VL7 tắt đi. Sau đó để đèn ngang trước mặt, bật sáng và hỏi HS mắt có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? Vì sao? HS: Không nhìn thấy GV:Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng? HOẠT ĐỘNG 2: HS tìm câu trả lời cho câu hỏi: khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? GV: Gọi 1 HS đọc to phần quan sát và TN SGK và C 1 HS: Đọc theo yêu cầu GV: Phân nhóm, chỉ định nhóm trưởng Yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm câu trả lời C 1 HS: Trao đổi nhóm tìm câu trả lời GV: Hướng dẫn HS tìm những điểm giống nhau hoặc khác nhau để tìm nguyên nhân khách quan nào làm cho mắt ta nhận biết được ánh sáng. HS: Các nhóm cử đại diện trình bày Nhận xét, bổ sung để thống nhất câu trả lời GV: Chốt C 1 . Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? HS: Rút ra kết luận I. Nhận biết ánh sáng a) Quan sát và thí nghiệm C 1 : Giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt b) Kết luận Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta HOẠT ĐỘNG 3: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật GV: Phát dụng cụ và yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời C 2 HS: Hoạt động nhóm + Bố trí TN, làm TN như yêu cầu C 2 + Quan sát TN và trả lời C 2 GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả TN. HS khác nhận xét và bổ sung để thống nhất câu trả lời. GV: Chốt câu trả lời. Vậy ta nhìn thấy một vật khi nào? HS: Rút ra kết luận II. Nhìn thấy một vật a) Thí nghiệm b) Kết luận Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta HOẠT ĐỘNG 4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C 3 HS: Trả lời C 3 . GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi thống III. Nguồn sáng và vật sáng Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng Website: http//violet.vn/hoangdinhtuan Mail: hoangdinhtuan@gmail.com Hoµng §×nh TuÊn - Trêng THCS Tµ Long - §akr«ng - Qu¶ng TrÞ VL7 nhất câu trả lời HS: Cá nhân hoàn thành kết luận vào vở GV: Hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi thống nhất kết luận HS: Trao đổi thốnh nhất kết luận Lấy thêm ví dụ về nguồn sáng và vật sáng GV: Trình bày kết luận chung Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV: Trong cuộc tranh luận đầu bài ai đúng, ai sai? Tại sao? HS: Bạn thắng đúng. Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta. GV: Làm TN biểu diễn minh hoạ bài tập C 4 HS: Quan sát Nêu hiện tượng và giải thích GV: Hướng dẫn IV. Vận dụng C5: Khói gồm các hạt nhỏ li ti. Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng , cácvật sáng nhỏ li ti đó xếp lại gần nhau tạo thành vệt sáng mà ta nhìn thấy được IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết V. Dặn dò : Học bài cũ, nghiên cứu bài mới (bài 2) Câu hỏi soạn bài : Ánh sáng truyên như thế nào trong các môi trường ? Website: http//violet.vn/hoangdinhtuan Mail: hoangdinhtuan@gmail.com . §×nh TuÊn - Trêng THCS Tµ Long - §akr«ng - Qu¶ng TrÞ VL7 BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bằng TN khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi. trình bày Nhận xét, bổ sung để thống nhất câu trả lời GV: Chốt C 1 . Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? HS: Rút ra kết luận I. Nhận biết ánh sáng a) Quan sát và thí nghiệm C 1 : Giống. thấy GV:Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng? HOẠT ĐỘNG 2: HS tìm câu trả lời cho câu hỏi: khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? GV: Gọi 1 HS đọc to phần quan sát và TN SGK và C 1 HS: Đọc theo

Ngày đăng: 09/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan