Đề cương cuối năm (09-2010) L8

4 138 0
Đề cương cuối năm (09-2010) L8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Giáo dục công dân 8 NĂM HỌC 2009 - 2010 I/ Phần lí thuyết: 1. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là gì? Cho ví dụ. 2. Em hiểu như thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Quyền này bao gồm những quyền nào? Cho ví dụ. 3. Công dân – học sinh có trách nhiệm gì đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? 4. So sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo ? Liên hệ thực tế các việc làm đã thực hiện đúng hoặc chưa đúng các quyền trên. 5. Thế nào là quyền tự do ngôn luận ? Sử dụng quyền này như thế nào? 6. Hiến pháp là gì ? Nội dung của Hiến pháp quy định những nội dung như thế nào? 7. Pháp luật là gì? Nêu tên các văn bản pháp luật mà em biết.Pháp luật có các đặc điểm như thế nào? 8. Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ? Hãy nêu hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận. II/ Phần bài tập : 1. B nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh mang tên Nguyễn Văn H, có địa chỉ liên lạc và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền học phí, B nghĩ: Đằng nào thì người ta cũng sẽ “hậu tạ” nên quyết định giữ lại một số tiền, rồi mới đem nộp cho chú công an. a) B hành động như vậy có điểm nào đúng, điểm nào sai? Vì sao? b) Nếu là B em sẽ làm gì cho trường hợp này? c) Theo em, chúng ta có trách nhiệm gì khi mượn tài sản của người khác? 2. Tùng và Minh chơi thân với nhau, lại học cùng lớp nên có gì cũng chia sẻ cùng nhau. Một hôm, vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy dùng để kiểm tra ở trong cặp, Minh liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo : - Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng ? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy. Minh cười : - Ối dào ! Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao. Hỏi : a/ Em hãy nhận xét việc làm của Minh ? b/ Nếu là bạn của Minh, em sẽ góp ý với Minh như thế nào ? ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP I/ Phần lí thuyết: 1. Tài sản của Nhà nước gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các nghành kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các tài sản mà pháp luật qui định là của nhà nước - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 2. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm: - Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. - Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. - Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua,bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ 3. Công dân – học sinh có trách nhiệm gì đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. 4. Khiếu nại Tố cáo Giống nhau - Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp. - Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội. Khiếu nại Tố cáo Khác nhau - Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại. - Là mọi công dân. - Mục đích: ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân. 5. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. 6. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái Hiến pháp. Nội dung Hiến pháp qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước; bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. 7 Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục thuyết phục cưỡng chế. *) Đặc điểm của pháp luật + Tính qui phạm phổ biến: các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. + Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật + Tính bắt buộc (tính cưỡng chế) Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo qui định. 8 Học sinh suy luận. II/ Phần bài tập : 1 . a) (1 điểm): B hành động như vậy là sai vì đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân, tuy đã biết giao nộp chiếc túi cho công an, nhưng B không được phép xâm phạm tiền của người khác. b) (1,5 điểm): Nhặt được của rơi phải: trả lại cho chủ nhân (anh Nguyễn Văn H) Hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo qui định của pháp luật. c) 1,5 điểm: Khi mượn phải: Giữ gìn cẩn thận; Sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu Nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản 2. a, Việc làm của Minh là sai. Minh đã tự tiện mở cặp lấy giấy kiểm tra trong cặp của Tùng trong lúc Tùng đi vắng mà không xin phép chủ nhân. (2 điểm) b, Nếu là bạn của Minh em sẽ khuyên bạn không nên tự lấy đồ của người khác cho dù là bạn thân. Như vậy là không tôn trọng tài sản của người khác. (2 điểm) . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Giáo dục công dân 8 NĂM HỌC 2009 - 2010 I/ Phần lí thuyết: 1. Tài sản nhà nước và lợi ích. vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. 6. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây. gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. 4. Khiếu nại Tố cáo Giống nhau - Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp. - Là công cụ để

Ngày đăng: 09/07/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan