cac hoc thuyet tam ly con nguoi

116 782 7
cac hoc thuyet tam ly con nguoi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

+MỤC LỤC Đề mục Nội dung Trang Phần I. Mở đầu …………………………………………… 4 Phần II. Nội dung …………………………………………… 4 I. Thế nào được gọi là một học thuyết phát triển …………… 4 1. Thế nào là một học thuyết …………………………………… 4 2. Thế nào là một học thuyết phát triển tâm lí người ………… 5 3. Giá trị của môt học thuyết …………………………………… 7 II. Thống kê các học thuyết ……………………………………. 8 III. Các vấn đề cơ bản một học thuyết phát triển tâm lí cần giải quyết 12 IV. Các học thuyết giải quyết vấn đề cơ bản về sự phát triển người 13 Thuyết các cấp độ và các giai đoạn trong các thao tác nghị đảo trong phát triển người 13 1. Quan niệm về sự phát triển người và giai đoạn thao tác nghịch đảo 13 2. Động lực trong sự phát triển ………………………………… 14 3. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí ………………… 14 Thuyết tập tính học ………………………………………… 21 1. Quan niệm về con người ………………………………….… 21 2. Quan niệm về sự phát triển người …………………………… 21 3. Cơ chế của sự phát triển …………………………………… 21 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí người ………. 22 Thuyết hành vi ……………………………………………… 24 1. Quan niệm về con người của chủ nghĩa hành vi …………… 24 2. Quan niệm về sự phát triển con người ………………………. 25 3. Quan niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí người 29 Thuyết phân tâm học của S.Freud ………………………… 32 1. Quan điểm về bản chất con người …………………………… 32 2. Quan niệm về sự phát triển tâm lí con người ……………… 34 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí ……………………………… 36 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí ……………… 37 5. Quan điểm của Freud về các giai đoạn phát triển của nhân cách 38 Trang 1 Thuyết phát sinh nhận thức ……………………………… 41 1. Quan niệm về con người …………………………………… 41 2. Quan niệm về sự phát triển người …………………………… 41 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người …………………… 42 4. Quan niệm về các giai đoạn phát triển tâm lí người …………. 43 Thuyết phát triển tri giác E.J.Gibson …………………… 57 1. Quan niệm về con người …………………………………… 57 2. Quan niệm về sự phát triển con người ………………………. 57 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người ………………… 60 4. Quy luật của sự phát triển tâm lí con người …………………. 61 5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí con người …… 62 6. Các giai đoạn của sự phát triển tâm lí con người …………… 65 Học thuyết văn hóa xã hội …………………………………. 70 1. Quan niệm về sự phát triển con người ………………………. 70 2. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người ………………… 72 3. Quy luật của sự phát triển tâm lí con người…………………. 73 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí người ………. 73 Học thuyết vai trò xã hội ……………………………….…. 76 1. Quan niệm về sự phát triển con người ……………………… 76 2. Động lực của sự phát triển tâm lí con người ……………… 78 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người …………………… 78 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí con người … 79 Học thuyết các hệ thống ……………………………………. 81 1. Quan niệm về sự phát triển con người ………………………. 81 2. Quan niệm về sự phát triển tâm lí con người ……………… 81 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người …………………… 82 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí của con người 85 Lí thuyết hoạt động…………………………………………. 88 1. Quan điểm của lí thuyết hoạt động về con người ……………. 88 2. Quan niệm về sự phát triển tâm lí người ……………………. 89 3. Cơ chế hình thành và phát triển tâm lí người ……………… 91 4. Quy luật phát triển tâm lí cá nhân …………………………… 93 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách …………. 95 6. Quan điểm của một số tác giả tiêu biểu về sự phát triển tâm lí 97 V. Quan điểm của cá nhân về sự phát triển tâm lí người …… 109 1. Quan niệm về con người …………………………………… 109 Trang 2 2. Quan niệm về sự phát triển tâm lí người ……………………. 110 3. Động lực của sự phát triển tâm lí …………………………… 110 4. Cơ chế của sự phát triển tâm lí ……………………………… 111 5. Quy luật của sự phát triển tâm lí …………………………… 111 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí ……………… 112 7. Các giai đoạn phát triển tâm lí ……………………………… 112 8. Khả năng kiểm soát sự phát triển tâm lí…………………… 114 Phần III. Kết luận chung ………………………………… 115 Tài liệu tham khảo ………………………………………… 116 Trang 3 Phần I. MỞ ĐẦU Năm 1879 đánh dấu một sự kiện quan trọng, đó là sự ra đời của một ngành khoa học mới – khoa học tâm lí học. Kể từ đó đến nay lịch sử tâm ý học đã hình thành nhiều học thuyết khác nhau. Mỗi học thuyết đều có cách lí giải và cách tiếp cận riêng của mình về sự phát triển tâm lí. Nhiều lí thuyết tâm lí học phát triển đã được xây dựng và trong số đó đã có những thuyết tạo nên ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay cũng có những thuyết chưa được nhiều người biết đến do rào cản ngôn ngữ. Trong nội dung của bài viết của một tiểu luận chỉ có thể giới thiệu một số thuyết đã có những ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới cũng như giá trị của nó với thực tiễn trong những nghiên cứu về con người. Phần II. NỘI DUNG I. THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ MỘT HỌC THUYẾT PHÁT TRIỂN 1. Thế nào là một học thuyết? Muốn xem một học thuyết đúng đắn, phải căn cứ vào thời gian tồn tại của học thuyết ấy. Có những học thuyết ra đời từ vài ngàn năm trước, cho dù xã hội loài người có phát triển, tri thức nhân loại không ngừng tăng lên nhưng người ta vẫn chấp nhận học thuyết ấy vì nó thật sự đúng. ngược lại có những học thuyết chỉ ra đời vài chục năm, sau đó chính những thế hệ sau - các học trò của tác giả sáng lập ra học thuyết ấy đã quay lưng lại, phủ định học thuyết người tiền nhiệm của mình. Đó là những học thuyết sai lệch. Để biết được thế nào là một học thuyết đúng đắn nó phải được xem xét trên hai mặt: + Học thuyết đó phải có một lí luận rõ ràng, được nhiều người chấp nhận, phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Trang 4 + Học thuyết ấy phải được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn. C.Mác trong câu nói nổi tiếng của mình đã khẳng định: "Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí". Do vậy để khẳng định học thuyết đó đúng hay sai, phải lấy thực tiễn để chứng minh. Để trả lời câu hỏi thế nào là một học thuyết phát triển cần trả lời các câu hỏi sau: 2. Thế nào là một học thuyết phát triển tâm lí người? Điều quyết định trong một thuyết phát triển là nó đặt trọng tâm vào "sự biến đổi qua thời gian". Mối quan tâm đó tới biến đổi đặt ra cho các thuyết phát triển 3 nhiệm vụ: 1. "Mô tả" các biến đổi "bên trong" một hoặc nhiều lĩnh vực hành vi. 2. "Mô tả" các biến đổi trong những quan hệ "giữa" nhiều lĩnh vực hành vi. 3. Giải thích tiến trình của sự phát triển đã được mô tả. Song không phải thuyết nào cũng thực hiện thỏa đáng cả ba nhiệm vụ đó. Nhiều công trình sớm về tâm lí học phát triển hầu như chỉ quan tâm tới mô tả. Vào năm 1930, thuyết thành thục về phát triển của A.Gesell được hướng về thiết lập các định mức trung bình về thể lực, nhận thức và vận động qua việc mô tả. Tuy mô tả không đủ cho một thuyết thỏa đáng về phát triển song chắc chắn là nó cần thiết, như không thể xây một tòa nhà mà không có móng. Về nhiệm vụ mô tả những biến đổi qua thời gian trong các quan hệ giữa những hành vi hoặc khí cạnh của hoạt động tâm lí trong một lĩnh vực phát triển và giữa nhiều lĩnh vực phát triển, một lí thuyết phát triển cố gắng tham gia vào những biến đổi đồng thời về tư duy, nhân cách và tri giác mà chúng ta quan sát thấy. Trong trường hợp của khái niệm đối tượng chẳng hạn, một thuyết có thể tuyên bố là một trình độ về khả năng trí nhớ phải được phát triển trước khi xuất Trang 5 hiện khái niệm đối tượng, là bà mẹ của đối tượng thường xuyên đầu tiên, và các sự phát triển tiếp theo trong khái niệm đối tượng tương quan với những biến đổi trong hệ trí nhớ và sự gắn bó với bà mẹ. Tất nhiên mọi cố gắng để chia hành vi thành từng phần, có phần nào tùy tiện vì có một hệ thống liên quan với nhau, hoặc "đứa trẻ toàn bộ" tuyệt vời. Tuy nhiên, mỗi thứ ở trẻ không thể nghiên cứu được ngay. Người ta phải phần nào phá vỡ trước khi có thể xây dựng lại. Dù rằng một thuyết có thể mô tả đầy đủ sự phát triển, nó cũng không báo cáo được các sự chuyển tiếp từ điểm này sang điểm kia của quá trình phát triển. Do đó cần giải thích tiến trình của phát triển, được hai nhiệm vụ kia mô tả. Một thuyết phát triển cung cấp một loạt những nguyên tắc của thay đổi. Các nguyên tắc đó định rõ những tiền sử cần và đủ cho từng biến đổi và nhận dạng các biến tố, làm biến đổi tốc độ hoặc bản chất của mỗi biến đổi. Một cách để lí giải sự biến đổi phát triển là giả thiết rằng có một sự liên tục làm cơ sở cho biến đổi trên bề mặt. Đa số những thuyết được xem xét trong tiểu luận này đều đặt một nền tảng liên tục cho những biển đổi trên bề mặt trong quá trình phát triển. Khi một thuyết giải thích tại sao phát triển diễn tiến theo một cách nào đó, thì đồng thời nó giải thích tại sao một số tiến trình khả dĩ của phát triển lại không xảy ra. Việc liệt kê ba nhiệm vụ của các lí thuyết phát triển thao một trình tự đặc biệt không bao hàm ý tứ là một lí thuyết tiếp cận chúng theo trình tự đó. Thông thường hơn một thuyết về phát triển đan kết ba nhiệm vụ đó, tiến bộ trên một nhiệm vụ thúc đẩy sự tiến bộ của nhiệm vụ kia dẫn tới sự phản hồi về nhiệm vụ thứ nhất hay thứ ba. Một điểm có liên quan là sự mô tả và giải thích đó không tách biệt và độc lập như bản liệt kê. Những cố gắng để mô tả sự biến đổi thường hay đưa ra các khái niệm giải thích, và kiểu giải thích mà một lí thuyết gia cung cấp có phần nào khiên cưỡng do cách người đó đã mô tả hành vi thế nào. Trang 6 Ba nhiệm vụ to lớn đó, cho dù không được gặp đầy đủ trong tương lai, cũng cung cấp cho chúng ta những mục tiêu nhằm đánh giá sự tiến bộ của các lí thuyết hiện hành về phát triển. Các thuyết có thể mô tả và giải thích thành công một lĩnh vực đặc biệt của sự phát triển, như phát triển ngôn ngữ, nhưng không phải tất cả mọi lĩnh vực. Hoặc chúng có thể bao trùm nhiều lĩnh vực, song chỉ hoàn tất một hoặc hai trong ba nhiệm vụ. 3. Giá trị của một học thuyết Một thuyết phát triển có hai đóng góp: 1. Tổ chức và cung cấp ý nghĩa cho các sự kiện. 2. Hướng dẫn nghiên cứu xa hơn. Tổ chức và cung cấp ý nghĩa cho các sự kiện Một thuyết phát triển tổ chức và cung cấp ý nghĩa cho các sự kiện về phát triển. Một lí thuyết cung cấp một ý nghĩa, một cái khung cho sự việc, ấn định tầm quan trọng lớn hơn cho một số sự việc và thống hợp các sự việc đương hiện hữu. Khi ta nhìn sự phát triển qua lăng kính của thuyết thứ nhất, đến thuyết thứ hai ta thử nghiệm một sự chuyển đổi hình thái. Chúng ta nhìn đứa trẻ như một búi trả lời có điều kiện hoặc một hệ thống có tổ chức cao. Các chuyển đổi về lí thuyết giống như những chuyển đổi trong cảm nhận. Thông tin không tay đổi, nhưng, tổ chức thông tin của chúng ta thì có. Sự bùng nổ nghiên cứu về trẻ em trong hai thập kỉ qua cho thấy điều đặc biệt quan trọng là xem xét những thuyết đang lưu hành hoặc phát triển các thuyết mới nhằm cung cấp ý nghĩa cho thông tin của chúng ta về trẻ em. Hướng dẫn nghiên cứu Chức năng thứ hai của một lí thuyết là công cụ hướng tìm nhằm hướng dẫn quan sát và làm nảy sinh thông tin mới. Những tuyên bố trừu tượng của một thuyết tiên đoán là một số tuyên bố theo kinh nghiệm sẽ đúng. Những tuyên bố theo kinh nghiệm khi đó phải được thử nghiệm bằng các test. Trang 7 Các lí thuyết không chỉ kích thích những quan sát mới mà trong một số trường hợp, còn thúc đẩy chúng ta xem lại hành vi quen thuộc và chú ý hơn tới những yếu tố mà chúng ta đã coi nhẹ. Vai trò của một thuyết vừa kích thích vừa giải thích các dữ liệu được minh họa. II. THỐNG KÊ CÁC HỌC THUYẾT Từ khi trở thành khoa học độc lập đến nay, tâm lí học đã xuất hiện nhiều hệ thống học thuyết đan xen vào nhau. Nhưng không phải học thuyết nào cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khoa học để trở thành một học thuyết phát triển tâm lí người. Một lí thuyết chỉ trở thành một học thuyết khoa học khi nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau: + Có đối tượng nghiên cứu. + Có phương pháp nghiên cứu cụ thể. + Có hệ thống khái niệm và các phạm trù phạm trù. + Có giá trị thực tiễn và được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Với những yêu cầu như trên, trong khuôn khổ một tiểu luận chúng ta khó có thể liệt kê tất cả các lí thuyết và các học thuyết phát triển tâm lí người. Do vậy chúng ta chỉ nghiên cứu các học thuyết đáp ứng các tiêu chuẩn trên với tư cách là một học thuyết phát triển. Stt Tên học thuyết Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Hệ thống khái niệm, phạm trù Giá trị thực tiễn Tác giả 1 Thuyết hành vi cổ điển Hành vi của tồn tại người -Quan sát -Trắc Kích thích-phản ứng (S-R) -Tìm ra phương pháp trị liệu trong tâm lí. -J.Watson Trang 8 nghiệm -Ghi từng lời. - Xây dựng các phương pháp khách quan nghiên cứu tâm lí 2 Thuyết phân tâm Các hành vi cá nhân có thực, quan sát được. -Phân tích lam sàng. -Phân tích bệnh sử. -Vô thức. -Ý thức. -Siêu thức. Tìm ra khái niệm vô thức. S.Freud A.Freud K.Jung 3 Thuyết phát sinh nhận thức Nhận thức. -Lâm sàng. -Thực nghiệm -Trắc nghiệm -Thích nghi. - Cấu trúc. Chỉ ra sự phát triển tâm lí ở trẻ em theo các giai đoạn. J.Piaget 4 Thuyết các cấp độ và các giai đoạn trong các thao tác nghịch đảo trong phát triển người Cấp độ và các giai đoạn của thao tác nghịch đảo trong sự phát triển tâm lí -Quan sát. -Thực nghiệm . -Trắc nghiệm . -Quay vòng. -Liên kết. -Thao tác định hương. -Biến đổi. Chỉ ra sự phát triển tâm lí ở trẻ em theo các giai đoạn. Tanaka Masato 5 Thuyết tập tính học Những tập tính học -Quan sát tự nhiên. -Thực nghiệm trong phòng thí -Hành vi bẩm sinh đặc thù của loài. -Triển vọng tiến hóa. -Chỉ ra tầm quan trọng của sự gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc. -Trả lời của người lớn đối với trẻ bé. -K.Z.Lorenz -R.Morris Trang 9 nghiệm -Tiềm năng học tập. -Phương pháp tập tính học. -Tương tác đồng đẳng. -Những biểu lộ của nét mặt và vận động thân thể. 6 Thuyết phát triển tri giác Sự phát triển của tri giác. -Thực nghiệm -Con người là người tri giác tích cực. -Thông tin được phân định trong kích thích. -Tầm quan trọng của sinh thái học. -Tính ưu việt của học tập tri giác. -Những mặt mạnh tập trung vào bối cảnh sinh thái của tri giác. -Tập trung vào tương tác giữa kiến thức và tri giác. E.J.Gibson 7 Học thuyết vai trò xã hội Vai trò của môi trường xã hội với sự phát triển tâm lí. Quan sát. -Vai trò xã hội. -Môi trường xã hội. Thấy được vai trò của môi trường xã hội trong sự phát triển người. O.Brim T.Parsons 8 Học thuyết các hệ thống Đặc điểm của các hệ thống và coi cá nhân như những yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau. -Quan sát. -Thực nghiệm -Hệ thống vi mô. -Hệ thống bên ngoài -Nhìn nhận con người trong một chỉnh thể có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác Ervin Laszlo 9 Lí thuyết hoạt động Hoạt động thực của con người -Quan sát. -Thực nghiệm -Động lực, quy luật phát triển… Ứng dụng vào việc giải thích các hiện tượng tâm lí người một L.X.Vưgotxki A.N.Lêochiep X.L.Rubinxtein Trang 10 [...]... lí thuyết này không còn phạm trù hành vi nữa, chỉ còn lại phạm trù phản ứng Con người trong chủ nghĩa hành vi là con người vô thức, người máy Nhân phẩm của con người này chỉ còn lại trong giá trị trao đổi (C.Mác), mua bán Hành vi của nó được biểu đạt theo công thức S-R không tương ứng với cuộc sống thực của con người cụ thể, con người bao giờ cũng sống, làm việc, hoạt động trong các điều kiện lịch sử... của Darwin, các nhà tập tính học xây dựng một loạt các khái niệm cơ bản, qua đó xác định rõ quan niệm của họ về con người Dưới con mắt của các nhà tập tính học, con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa sinh giới Do vậy, tất cả những đặc điểm cơ thể cũng như những đặc điểm tâm lí của con người là sự kết tinh bởi yếu tố di truyền và tương tác giữa bẩm sinh với môi trường mà ở đó đảm bảo cho cá nhân... và xã hội tạo ra tác động vào con người Con người là cái gì? Trong môi trường xã hội con người chỉ là một kích thích hay tổ hợp kích thích đối với người khác Ngày nay trong tài liệu tâm lí học Mỹ nhiều người còn viết tất cả quan hệ xã hội chẳng qua chỉ là quan hệ tay đôi giữa hai người mà thôi Các nhà hành vi mới cũng không khắc phục được quan niệm duy vật máy móc về con người và họ cũng ra khỏi vòng... lí học mà ông chủ trương: Tâm lí học phải thật sự nghiên cứu cuộc sống thực hàng ngày của con người Nghiên cứu tâm lí gắn liền với cuộc sống thực tiễn của con người và phục vụ yêu cầu của xã hội J Watson cũng có những ý nghĩ rất tiến bộ khi cho rằng con người tự xây dựng nên bản thân, chứ không phải vốn sinh ra con người đã là người” Trang 30 Hạn chế J.Watson đã phủ nhận ý thức như là một dạng đặc biệt... chính xác: nặng và nhẹ Trẻ cũng có thể hiểu được khái niệm thế nào là xấu và đẹp Hơn nữa trẻ có thể nhắc lại ngay lập tức bốn con số như 4,7,3,9 Đầu tiên trẻ có thể nhắc lại hai con số đầu 4,7 trong khi trẻ đang lưu lại trong trí nhớ hai con số sau và sau đó trẻ nhắc lại hai con số này 3, 9 Sau đó, đưa cho trẻ câu hỏi về hai tình huống giả tưởng : cháu sẽ làm gì nếu nhà của cháu bị cháy, khi cháu đang... đó là con người có môi trường xã hội, có giao lưu giữa người với người Môi trường xã hội ở đây mới được hiểu như là cái gì đó khác với môi trường thiên nhiên Đó là gia đình, làng xóm, thể chế xã hội,… Nhưng mới thấy sự khác biệt bề ngoài Môi trường xã hội, theo thuyết hành vi, cũng chỉ là nơi con người sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc Nói cụ thể hơn, môi trường xã hội là tổng các kích thích do con. .. cập đã đến với công chúng rộng rải khi các tác phẩm "Con khỉ trần trụi" (Morris 1967) và "Về sự tấn công" (Lorenz, 1966) được xuất bản Trong các tác phẩm này 2 ông đã đề xuất những ý kiến gây hứng thú về những nguyên nhân bẩm sinh về những hành vi của con người và đã bị phê phán vì đã quá nhấn mạnh tới ảnh hưởng sinh học đối với hành vi xã hội của con người 2 Quan niệm về sự phát triển người Thuyết... chí” Nói tóm lại, luận điểm cơ bản của thuyết hành vi coi con người chỉ là cơ thể riêng lẻ chỉ có khả năng phản ứng Vì vậy cơ thể này hoàn toàn phụ thuộc vào các kích thích tác động vào cơ thể Mục đích của con người chỉ còn lại là làm sao sống còn được, mà muốn vậy thì chỉ cần thụ động, thích nghi với môi trường xung quanh… Hay nói khác đi Con người trong tâm lí học hành vi không phải là một chủ thể... B.F.Skinner (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thức con người Theo họ, ý thức không đóng vai trò gì trong việc điều chỉnh hoạt động của con người và tâm lí học không thể nghiên cứu nó bằng phương pháp khách quan Vì vậy, tâm lí học chỉ nghiên cứu hành vi con người mà thôi Tâm lí (của cả người và động vật) chỉ là các dạng hành vi khác nhau Hành vi là tập... lí học dưới con mắt của nhà hành vi” Tâm lí học hành vi được coi là một “cuộc cách mạng” trong khoa học tâm lí, mở đầu một bước ngoặt trong việc thực hiện tư tưởng xây dựng một nền tâm lí học khách quan do nhà sinh lí học Nga Xechenop (1829 - 1905) đề ra bốn mươi năm trước đó 1 Quan niệm về con người của chủ nghĩa hành vi Công thức S - R (Stimulate - Reaction) xuất phát từ một quan niệm về con người . niệm về con người …………………………………… 57 2. Quan niệm về sự phát triển con người ………………………. 57 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người ………………… 60 4. Quy luật của sự phát triển tâm lí con người. triển con người ……………………… 76 2. Động lực của sự phát triển tâm lí con người ……………… 78 3. Cơ chế của sự phát triển tâm lí con người …………………… 78 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí con. lại ngay lập tức bốn con số như 4,7,3,9. Đầu tiên trẻ có thể nhắc lại hai con số đầu 4,7 trong khi trẻ đang lưu lại trong trí nhớ hai con số sau và sau đó trẻ nhắc lại hai con số này 3, 9. Sau

Ngày đăng: 09/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan