giao an tuan 33-35`

12 260 0
giao an tuan 33-35`

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 Tuần 33: Tiết 161,162: BẮC SƠN Nguyễn Huy Tưởng Ngày soạn:20/4/10 A.Mục tiêu: Giúp hs: -Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm hồn nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía Cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt -Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật -Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói B.Phương pháp : Nêu vấn đề, gợi tìm, phân tích… C.Chuẩn bị: -GV: gsk-sgv -HS: Tìm hiểu theo sgk D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: III.Bài mới: *Hoạt động 1: .Hs đọc chú thích * .Nêu những hiểu biết của em về t/g .Gv giới thiệu về t/p .Hs đọc đoạn trích .Xung đột và tình huống kịch trong đoạn trích? *Hoạt động 2: .Gv nói những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước .Trong lớp 1, Thơm được đặt trong tình huống ntn? Qua đó bộc lộ tâm trạng của cô ra sao? .Thái độ của Thơm đối với Ngọc? Thơm đang ở trong tâm trạng ntn? Qua cuộc nói chuyện Thơm nhận ra điều gì về chồng? .Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, t/g I. Đọc, tìm hiểu chung: 1.T/g, t/p: -Nguyễn Huy Tưởng -Bắc Sơn: vở kịch nói đầu tiên trong nền văn học mới từ sau CM 8/1945 2.Đọc: 3.Loại hình kịch và các thể kịch: 4.Xung đột và tình huống kịch trong đoạn trích -Xung đột: LLCM><kẻ thù Thái, Cửu >< Ngọc, đồng bọn Nội tâm nhân vật Thơm -Tình huống: Thái, Cửu bị truy lùng chạy trốn→vào nhà Ngọc→Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát II.Phân tích: 1.Nhân vật Thơm: -Tâm trạng: Ăn năn, hối hận trước cái chết của cha, em, tình cảnh của mẹ. -Tình huống căng thẳng đầy kịch tính: Thái, Cửu bị truy lùng chạy trốn vào nhà Thơm → buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát→Đứng về phía CM→hành động hợp lí hợp tình Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 87 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 muốn khẳng định điều gì? .Nhận xét gì về nhân vật Ngọc ? .Nhận xét điểm chung và riêng của hai nhân vật CM: Thái, Cửu *Hoạt động 3: .Những đặc sắc về nghệ thuật kịch trong đoạn trích? .Qua việc xây dựng tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản.Qua nhân vật, Thơm t/g muốn khẳng định điều gì? *Trong hoàn cảnh khó khăn bị đàn áp, CM vẫn không bị tiêu diệt . Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng-cả những người ở trung gian 2.Các nhân vật khác: -Ngọc: nhân vật phản diện Tay sai cho Pháp Tham lam -Thái, Cửu:hai cán bộ dũng cảm +Thái:Bình tĩnh, sáng suốt +Cửu: Hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn III.Tổng kết: 1.Nghệ thuật: -Thể hiện xung đột -Xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển -Ngôn ngữ đối thoại: Phù hợp bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật 2.Nội dung: -Sức thuyết phục của chính nghĩa CM IV.Củng cố: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thơm V.Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập TLV- Tìm hiểu thêm về kịch ¯b¯a¯ Tiết 163, 164: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN Ngày soạn:21/4/10 A.Mục tiêu: Giúp hs: -Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp sáu đến lớp chín, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài -Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học -Biết đọc các kiểu văn bản-theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. B.Phương pháp : Hệ thống hóa C.Chuẩn bị: -GV: gsk-sgv -HS: Chuẩn bị theo sgk D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 88 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 II.Bài cũ: Kết hợp trong bài mới III.Bài mới: *Hoạt động 1: .Hs đọc bản tổng kết, trả lời câu hỏi +Em đã học những kiểu văn bản nào? Gọi tên , cho vd? +Cho biết sự khác nhau của các văn bản trên? +Nêu phương thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên? +Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được không ? vì sao? +Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Ví dụ? *Hoạt động 2: .Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện , thể loại t/p văn học có gì giống và khác nhau? .Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau ntn? Tính nghệ thuật trong t/p văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào? .Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn bản trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình? Ví dụ? .Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không ? Cần ở mức độ nào?Vì sao? *Hoạt động 3: .Phần văn và tập làm văn có mqh với nhau ntn? Hãy nêu VD cho thấy mqh đó trong chương trình đã học .Các phương thức biểu đạt :miêu tả, tự sự, nghị luận….có ý nghĩa ntn đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? .Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì? .Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì? .Phương pháp thường dùng trong văn bản I.Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS: -Văn bản tự sự - Văn bản miêu tả - Văn bản biểu cảm - Văn bản thuyết minh - Văn bản nghị luận - Văn bản điều hành(hành chính-công vụ) *Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự khác nhau: -Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như báo chí, đơn từ -Thể loại văn bản tự sự là một thể loại nhằm phân biệt với các thể loại trữ tình và kịch. Tác phẩm tự sự là t/p nhằm phản ánh cuộc sống II.Phần TLV trong chương trình ngữ văn THCS: -Văn và TLV có mối quan hệ khá chặt chẽ +Kiểu văn bản của TLV và thể loai VH tuy khác nhau nhưng có nhiều điểm liên quan +Phần đọc-hiểu văn bản và TLV phục vụ bổ trợ cho nhau III.Các kiểu văn bản trọng tâm: 1.Văn bản thuyết minh: 2.Văn bản tự sự : 3.Văn bản nghị luận: Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 89 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 thuyết minh? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? .Đích biểu đạt của văn bản tự sự ? Các yếu tố tạo thành? .Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự ? ngôn ngữ có gì đặc biệt? .VB nghị luận: đích biểu đạt? yếu tố tạo thành? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ , lí luận? .Dàn bài chung về bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí? .Dàn bài chung……tác phẩm truyện hoặc thơ? IV.Dặn dò Ôn tập lại những kiến thức đã học Chuẩn bị bài mới : Tôi và chúng ta ¯b¯a¯ Tiết 165,166: TÔI VÀ CHÚNG TA Lưu Quang Vũ Ngày soạn:22/4/10 A.Mục tiêu: Giúp hs: -Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới , có tinh thần dám nghĩ dám làm,dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội chúng ta. -Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ B.Phương pháp : Nêu vấn đề-gợi tìm, phân tích… C.Chuẩn bị: -GV: gsk-sgv -HS: Chuẩn bị theo sgk D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: Em hiểu gì về thể loại kịch nói? Xung đột và tình huống kịch trong đoạn trích vở kịch Bắc Sơn? Qua nhân vật Thơm, t/g muốn khẳng định điều gì? III.Bài mới: *Hoạt động 1: .Hs đọc chú thích * I.Tác giả, tác phẩm: -T/g: Lưu Quang Vũ-nhà thơ, nhà viết kịch Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 90 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 Nêu những hiểu biết của em về t/g Lưu Quang Vũ và t/p Tôi và chúng ta .Gv giới thiệu thêm về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ để từ đó thấy được giá trị của vở kịch *Hoạt động 2: .Hs đọc đoạn trích( phân vai) .Xác định vấn đề cơ bản của đoạn trích? .Em hiểu ntn về nhan đề của vở kịch? .Đặt trong tình hình đất nước ta những năm bấy giờ, vấn đề mà vở kịch đặt ra có ý nghĩa ntn? .Tình huống kịch ? Mâu thuẩn cơ bản của đoạn trích? .Qua đoạn trích và phần giới thiệu về vở kịch , xác định tính cách của các nhân vật tiêu biểu -T/p: Tôi và chúng ta→Đặt ra vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn lớn lao II Đọc và tìm hiểu đoạn trích: 1.Đọc: 2.Vấn đề cơ bản mà vở kịch đặt ra: -Không thể cứ khư khư giữ lấy cái nguyên tắc, cơ chế đã trở thành cứng đờ, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển, đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc -Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cụ thể→cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người -Vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước 3.Tình huống kịch, mâu thuẩn cơ bản của đoạn trích -Tình huống kịch: Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo→Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạnh mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới→gặp nhiều phản ứng -Mâu thuẩn cơ bản: Những con người dám nghĩ dám làm, tiên tiến>< Những người bảo thủ, máy móc 4.Phân tích tính cách của một số nhân vật tiêu biểu: -Giám đốc Hoàng Việt: +Một lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm +Trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào công lí -Kĩ sư Lê Sơn: có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ chân lí, bảo vệ cái tiên tiến -Phó giám đốc Nguyễn Chính: Tiêu biểu cho Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 91 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 *Hoạt động 3: .Đoạn trích đã đặt ra vấn đề gì?Vấn đề đó được t/g thể hiện ntn? .Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch? loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan nhiều mánh khóe Khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên -Quản đốc phân xưởng Trương: thích tỏ ra quyền thế, thiếu tình người III.Tổng kết: (sgk) -Cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt→phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ IV.Củng cố: V.Dặn dò: Đọc lại đoạn trích Chuẩn bị bài mới: Tổng kết văn học ¯b¯a¯ Tiết 167,168: TỔNG KẾT VĂN HỌC Ngày soạn:28/4/10 A.Mục tiêu: Giúp hs: -Hình dung lại hệ thống các văn bản t/p văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS -Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học VN: các bộ phận văn học các thời kì lớn , những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật -Củng cố và hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học.Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình B.Phương pháp : Hệ thống hóa C.Chuẩn bị: -GV: gsk-sgv -HS: Chuẩn bị theo sgk D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: III.Bài mới: *Hoạt động 1: .Nhìn vào bảng thống kê t/p mà các em đã làm , cho biết văn học VN được tạo thành từ những bộ phận nào? .Văn học dân gian được hình thành từ khi nào? Do ai viết ? được lưu truyền bằng phương thức A.Nhìn chung về nền văn học VN: I.Các bộ phận hợp thành nền văn học VN: 1.Văn học dân gian: -Được hình thành từ thời xa xưa -Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 92 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 nào? .Vai trò của văn học dân gian? .Kể tên các loại VHDG mà em đã học? .Văn học viết xuất hiện từ khi nào? Gồm những thành phần nào? . Kể tên một số tác phẩm VH chữ Hán mà em được học trong chương trình? VH chữ Nôm xuất hiện khi nào? Phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn nào? Những tác phẩm tiêu biểu? .VHVN (chủ yếu là VH viết) trải qua những thời kì lớn nào? GV lấy các t/p đã học để phân tích cho hs thấy rõ .Qua một số tác phẩm mà em đã được học trong chương trình , em hãy khái quát những nét đặc sắc nổi bật về nội dung tư tưởng của văn học VN? *Hoạt động 2: GV giải thích cho hs hiểu thêm về thể loại văn học .VHDG chia làm những thể loại nào? -Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng→có hiện tượng dị bản -Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân, kho tàng cho văn học viết khai thác phát triển -Thể loại : truyền thuyết, cổ tích, cddc… 2.Văn học viết: xuất hiện từ thế kỉ XX -Văn học chữ Hán -Văn học chữ Nôm -Văn học chữ Quốc ngữ II. Tiến trình lịch sử văn học VN: -Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (VH trung đại) +Nền VH phát triển trong môi trường XHPK trung đại +Đạt được những thành tựu lớn -Từ thế kỉ XX đến 1945: VH chuyển sang thời kì hiện đại Kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 1930-1945 -Từ sau CM 8/1945 đến nay: +1945-1975: VH phục vụ 2 cuộc kháng chiến +1975-nay: VH bước vào thời kì đổi mới III.Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN: 1.Nội dung tư tưởng: -Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng →nổi bật -Tinh thần nhân đạo -Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan 2.Quy mô và phạm vi kết tinh: -Kết tinh trong những tác phẩm có quy mô không lớn, chú trọng sự tinh tế , dung dị, có vẻ đẹp hài hòa B.Sơ lược về một số thể loại VH: -Thể loại VH: là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức vb và phương châm chiếm lĩnh đời sống I.Một số thể loại văn học dân gian: -Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết… -Trữ tình dân gian: CDDC -Sân khấu dân gian: chèo, tuồng… -Nghị luận dân gian: tục ngữ Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 93 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 .Văn học trung đại gồm những thể loại nào? .Thể Đường luật chia làm mấy loại? .Gv nêu các quy định về thể TNBC, lấy dẫn chứng minh họa .Thế nào là thể lục bát? Thể song thất lục bát? .Em đã học những truyện thơ Nôm nào? Vì sao gọi là truyện thơ Nôm? .Văn nghị luận gồm những loại nào ? cho vd? .So với văn học trung đại, văn học hiện đại có thêm những thể loại nào? II.Một số thể loại VH trung đại : 1.Các thể thơ: a.Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca TQ: -Thể cổ phong -Thể Đường luật +Trường luật +Bát cú +Tứ tuyệt *Thất ngôn bát cú : dạng cơ bản có số lượng nhiều b.Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: -Thể lục bát -Thể song thất lục bát 2.Các thể truyện, kí: -hầu như chỉ có truyện, kí viết bằng chữ Hán và được viết bằng văn xuôi 3.Truyện thơ Nôm: -Là loại truyện được viết bằng thơ, chủ yếu là thơ lục bát -Hai loại: Bình dân và bác học 4.Một số thể văn nghị luận: -Chiếu -Biểu -Hịch -Cáo III.Một số thể loại VH hiện đại : -Thơ -Truyện -Bút kí -Phóng sự -Phê bình văn học -Kịch nói… IV.Củng cố: Lấy bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc về niêm, luật của thơ TNBCĐL V.Dặn dò: -Nắm bài học -Chuẩn bị bài :Thư, điện chúc mừng thăm hỏi ¯b¯a¯ Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 94 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 Tiết 169, 170: KIỂM TRA TỔNG KẾT CUỐI NĂM (Đề sở GD) Ngày soạn: A.Mục tiêu: -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hs về các kiến thức đã học về môn ngữ văn trong chương trình học kì II -Hs được rèn luyện thêm về các kĩ năng làm văn -Gd hs ý thức học tập tốt B.Phương pháp : Kiểm tra viết C.Chuẩn bị: -GV: -HS: Ôn tập kĩ các kiến thức đã học D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: III.Bài mới: ¯b¯a¯ TUẦN 35: Tiết 171,172: THƯ(ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI Ngày soạn:28/4/10 A.Mục tiêu: Giúp hs: -Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi -Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi B.Phương pháp : phân tích mẫu, vấn đáp C.Chuẩn bị: -GV: gsk-sgv -HS: Chuẩn bị theo sgk D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: II.Bài cũ: III.Bài mới: *Hoạt động 1: .Hs đọc thầm các trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong sgk .Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi .Kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư I.Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi: -Thư (điện) chúc mừng được viết khi người nhận có những sự kiện vui mừng hoặc phấn khởi thực sự mang ý nghĩa -Thư (điện) thăm hỏi được viết trong tình huống người nhận gặp những rủi ro, những Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 95 Giáo án Văn 9- Năm học 2009-2010 (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi? .Gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi để làm gì? Tác dụng? .Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư (điện)không? Tại sao? *Hoạt động 2: .Hs đọc thầm ba bức điện trong sgk .Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống và khác nhau ntn? .Nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi? .Trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, tình cảm được thể hiện ntn? .Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có điểm nào giống nhau? Cụ thể hóa các nội dung (ở sgk) bằng cách diễn đạt khác nhau .Hs thảo luận theo nhóm để rút ra cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi *Hoạt động 3: .Bài tập 1: Hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II/1 theo mẫu (sgk) .Bài tập 2 : Hs đọc các tình huống .Hs làm việc độc lập: hoàn chỉnh một bức điện mừng với tình huống tự đề xuất .Gv gọi một số em trình bày-gv nhận xét điều không mong muốn -Thư chúc tết……… II.Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: -Giống: họ tên và địa chỉ người nhận họ tên và địa chỉ người gửi -Khác: nội dung -Nội dung ngắn gọn -Tình cảm chân thành -Nguyên nhân: +xin chúc mừng +xin chia buồn *Cách viết: -Địa chỉ, họ tên người nhận-người gửi -Lí do viết -Lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi -Mong muốn người viết→người nhận -Ngắn gọn – chân thành III.Luyện tập: 1.Tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng: a,b,d,e Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c 2 Viết một bức thư chúc mừng: Kính thưa thầy, Thay mặt tất cả học trò cũ đã được thầy dạy dỗ, chúng em xin chân thành chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Chúng em không bao giờ quên hình ảnh kính yêu và tấm lòng nhân hậu của thầy. Những thành đạt của chúng em trong cuộc sống ngày hôm nay đều bắt nguồn từ công lao dạy dỗ của thầy. Chúng em xin chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người. Trân trọng kính chào thầy. Học trò của thầy Giáo viên: Văn Thị Thu Thảo-Trường THCS Hải Quy 96 [...]... Văn 9- Năm học 2009-2010 IV.Củng cố: Gv đọc cho hs nghe một số bức thư, điện chúc mừng và thăm hỏi -Điện mừng quốc khánh nước ta -Thư chúc mừng của tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi bộ tổng tham mưu-cơ quan bộ quốc phòng V.Dặn dò: Về nhà ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đã học ¯b¯a¯ Tiết 173: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN Ngày soạn: 5/5/10 A.Mục tiêu: Giúp hs -Củng cố lại những . sống I.Một số thể loại văn học dân gian: -Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết… -Trữ tình dân gian: CDDC -Sân khấu dân gian: chèo, tuồng… -Nghị luận dân gian: tục ngữ Giáo viên: Văn Thị Thu. thủ nhưng cũng gian ngoan nhiều mánh khóe Khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên -Quản đốc phân xưởng Trương: thích tỏ ra quyền thế, thiếu tình người III.Tổng kết: (sgk) -Cuộc đấu tranh có tính tất yếu. : -Thơ -Truyện -Bút kí -Phóng sự -Phê bình văn học -Kịch nói… IV.Củng cố: Lấy bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc về niêm, luật của thơ TNBCĐL V.Dặn dò: -Nắm bài học -Chuẩn

Ngày đăng: 08/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan