Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp

91 696 7
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đại học ngoại thương, chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Kết cấu khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về FDI và khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh Chương 3: Một vài giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh Mong tài liệu này sẽ giúp các bạn 1 phần cho quá trình nghiên cứu, học tập của mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Hà Mã sinh viên : 1001010238 Lớp : Anh 21 – Khối 7 KT Khóa : 49 Người hướng dẫn khoa học : ThS Trần Thanh Phương Hà Nội, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (i) DANH MỤC BẢNG BIỂU (ii) LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP 3 1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của FDI 3 1.1.2 Các hình thức FDI 7 1.1.3 Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư 10 1.2 Khái quát chung về khu công nghiệp 15 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp 15 1.2.2 Phân loại khu công nghiệp 19 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp 20 1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI vào khu công nghiệp một số nước 24 1.3.1 Trung Quốc 24 1.3.2 Thái Lan 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 29 2.1 Giới thiệu về khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 29 2.2 Tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 32 2.2.1 Số lượng dự án 32 2.2.2 Quy mô dự án 36 2.2.3 Cơ cấu dự án đầu tư 37 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 41 2.3.1 Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính 42 2.3.2 Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật 46 2.3.3 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên 48 2.3.4 Công tác xúc tiến đầu tư 49 2.4 Những đóng góp của FDI đối với kinh tế - xã hội của Bắc Ninh 50 2.5 Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 54 2.5.1 Thành công đạt được 54 2.5.2 Hạn chế 55 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 63 3.1 Định hướng thu hút FDI vào khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh 63 3.1.1 Định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn 2030 64 3.1.2 Định hướng ngành, lĩnh vực ưu tiên 64 3.1.3 Định hướng đối tác 66 3.1.4 Định hướng về thu hút công nghệ 67 3.1.5 Định hướng về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư 67 3.1.6 Định hướng địa bàn thu hút đầu tư: 69 3.2 Giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 70 3.2.1 Chính sách khuyến khích thu hút các dự án có quy mô lớn và ổn định dự án đầu tư 70 3.2.2 Đơn giản thủ tục hành chính 72 3.2.3 Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giải quyết nhanh chóng công tác giải phóng mặt bằng 73 3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75 3.2.5 Chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến đầu tư 76 3.2.6 Hoàn thiện chức năng bộ máy quản lý 79 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CNHT Công nghiệp hỗ trợ ĐKKT Đặc khu kinh tế GCN Giấy chứng nhận GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư KCN Khu công nghiệp IMF International monetary fund Quỹ tiền tệ quốc tế FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước nước ngoài M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh OECD Organization for Economic Co- operation and Development Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc TNCs Transnational Corporation Các công ty xuyên quốc gia VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình Nội dung Trang 1.1 Thu hút FDI vào các khu công nghiệp Thái Lan (2008 – 2011) 27 2.1 Sơ đồ quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 30 2.2 Chỉ số PCI của Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2012 42 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh 51 2.4 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong KCN tỉnh Bắc Ninh 53 Bảng Nội dung Trang 2.1 Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 - 2013 33 2.2 Lũy kế tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án theo KCN (2001 – 2013) 35 2.3 Quy mô dự án FDI vào các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001- 2013 36 2.4 Tổng hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 38 2.5 Tình hình thu hút FDI theo ngành nghề vào các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 39 2.6 So sánh thủ tục hành chính tổ chức thực hiện thu hút FDI của Bắc Ninh với Hưng Yên và Vĩnh Phúc 43 2.7 So sánh chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Bắc Ninh với các tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc 45 2.8 Thu ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI trong các KCN Bắc Ninh (2001–2013) 52 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế, xã hội. Thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FDI đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, cùng với đó là những chính sách ưu đãi của từng địa phương. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã cho xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tập trung nhằm huy động và phát huy thế mạnh của vùng, đồng thời cũng tạo đà thu hút vốn, khoa học kỹ thuật từ bên ngoài. Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc (khu vực đồng bằng Bắc Bộ) của Việt Nam. Ngay từ khi tái thành lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh đã xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội là “Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp… Phấn đấu đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015” (Nghị quyết số 12 - NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh Uỷ về phát triển các KCN, Cụm CN - Tiểu thủ công nghiệp). Bắc Ninh được đánh giá là địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố năm 2012, là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về môi trường kinh doanh. Trong những năm gần đây, Bắc Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu trong việc thu hút FDI, góp phần vào việc thực hiện những thắng lợi về mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của FDI, Bắc Ninh tập trung vào phát triển các khu công nghiệp hiện đại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Những thành công về thu hút vốn FDI vào các KCN Bắc Ninh như: Tính đến tháng 11/2013, KCN Tiên Sơn thu hút được 237 dự án với tổng vốn đầu tư là 1034,26 triệu USD, KCN Yên Phong thu hút 81 dự án, tổng vốn đầu tư là 3129,91 triệu USD,… Tuy nhiên, tình hình chung các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những dự án có quy mô và giá trị lớn chưa có nhiều. 2 Xuất phát từ thực tế trên, người viết chọn đề tài: “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình nhằm tìm ra giải pháp để Bắc Ninh thu hút nhiều và đồng đều hơn nguồn vốn FDI. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về FDI và FDI trong các khu công nghiệp, phân tích thực trạng thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh. Từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: dòng vốn FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích về tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Định hướng và giải pháp cải thiện việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2014 Nguyễn Thị Hà 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của FDI Đầu tư nước ngoài nói chung là hoạt động di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới dạng tiền mặt, vật thể hữu hình, các giá trị vô hình hoặc các phương tiện đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu, các chứng khoán cổ phần khác. Người bỏ vốn đầu tư gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, hay một tổ chức trong đó kể cả Nhà nước. Có hai hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong đó, đầu tư trực tiếp của nước ngoài là hình thức phổ biến và quan trọng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1997): FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012). Theo khái niệm trên, lợi ích lâu dài là những mục tiêu lợi ích dài hạn mà khi tiến hành đầu tư FDI các nhà đầu tư thường đặt ra. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhận đầu tư nước ngoài, đồng thời có một mức ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này. Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp. Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty; thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý của doanh nghiệp lập ra; quyết định việc chia lợi nhuận doanh nghiệp, vốn góp giữa các bên, tức là quyền ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp. Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD: Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh 4 nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm), (v) Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012). Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống khái niệm của IMF về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài (tương tự với việc theo đuổi lợi ích lâu dài trong khái niệm của IMF), và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm của OECD chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp, đó là: Hoặc thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. Hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có (M&A). Hoặc tham gia vào một doanh nghiệp mới. Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm): là hoạt động cấp tín dụng của công ty mẹ dành cho công ty con với thời hạn >5 năm cũng được coi là hoạt động FDI. Về quyền kiểm soát doanh nghiệp FDI, OECD quy định rõ là từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của chủ đầu tư nước ngoài. Mục tiêu dài hạn đòi hỏi nhà đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có mối quan hệ lâu dài và nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp. Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó. Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012). Theo khái niệm này thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là chủ đầu tư có tài sản tại nước nhận đầu tư và có quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp FDI bằng cách góp một lượng vốn tối thiểu để có thể phân biệt với các hình thức đầu tư khác. 5 Tại Việt Nam, khái niệm về FDI cũng được đề cập tại Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này (Luật đầu tư nước ngoài, 1996). Theo khái niệm này, thì Việt Nam đứng dưới góc độ là nước nhận đầu tư, được nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào để tiến hành hoạt động đầu tư. Khái niệm chưa đề cập đến hoạt động đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư nước ta. Luật đầu tư 2005 tại Việt Nam, luật này có đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp” và “đầu tư nước ngoài”, tuy nhiên, không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Từ những khái niệm đưa ra đó ta cũng có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Luật đầu tư, 2005). Theo khái niệm của luật này, góc nhìn của Việt Nam về FDI đã đầy đủ hơn, bao gồm cả FDI vào Việt Nam và FDI của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. Như vậy, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó, trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… để đạt mục đích thu lợi nhuận. Với cách hiểu khái niệm FDI như trên ta có thể thấy các hoạt động FDI có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để họ có quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đầu tư. Tỷ lệ này không giống nhau ở các nước. Luật của Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Anh và Pháp là 20%. Còn theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD (1996), thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012). Luật đầu tư Việt Nam 2005 thì chưa quy định rõ về tỷ lệ vốn góp. [...]... các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các KCN Thái Lan như ưu đãi về thu , giá thu đất cụ thể như: Giá thu đất của các KCN Thái Lan khá rẻ so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, đặc biệt như KCN Maptaphut không thu tiền thu đất Đầu tư vào KCN được trừ miễn thu xuất nhập khẩu hàng hóa Ngoài ra, một điểm đặc biệt là Thái Lan cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đất trong KCN. .. tài chính là biện pháp phổ biến được Trung Quốc áp dụng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu ra vào các đặc khu kinh tế (thu giá trị gia tăng) thống nhất ở mức 15% trong khi thu ra vào các liên doanh ở các vùng nội địa Trung Quốc là 33% (Bạch Huyền Minh, Phạm Mạnh Thường, 2008) Đối với những nhà đầu tư nước ngoài muốn tái đầu tư lợi nhuận vào Trung Quốc trong... phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý Ngoài các hình thức... trình xúc tiến đầu tư ở quốc gia nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng ( Đặng Thị Lý, 2009) Ngoài các nhân tố cơ bản trên ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp, các nhân tố về nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, về tình hình đầu tư hàng năm của Chính phủ,… ảnh hưởng to lớn đến tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp 1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI vào khu công nghiệp một số nước 1.3.1 Trung... thành hai hình thức: Đầu tư mới (Greenfield investment): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nước nhận đầu tư (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012) Mua lại và sáp nhập (M&A): Chủ đầu tư nước ngoài mua lại, sáp nhập... chính sách và thủ tục hành chính là yếu tố cốt lõi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài Thứ ba, kết cấu hạ tầng kỹ thu t và xã hội: Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một khu công nghiệp thì cơ sở hạ tầng kỹ thu t là một yếu tố quan trọng để họ quyết định đầu tư Thay vì việc bỏ vốn của mình xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài khu công nghiệp là công việc phức tạp và tốn kém... đến 1993 chỉ thu hút được 2,7 tỷ USD đầu tư nước ngoài Trong khi các nước có nền chính trị ổn định như Singapore, Malaysia, Việt Nam… thì dòng vốn FDI chảy vào ngày càng nhiều vào các khu công nghiệp, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao Vì vậy, yếu tố về môi trường chính trị xã hội là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét có nên đầu tư vào khu công... hơn so với các nước đang phát triển khác đã đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm thị trường và tìm kiếm nguồn lao động rẻ của các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, việc xây dựng các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế (ĐKKT) là điều tất yếu để giải quyết công ăn việc làm cho người dân và thu hút lượng vốn đầu tư dồi dào của nhà đầu tư nước ngoài Ngoài việc xây dựng các ĐKKT lớn, chủ trương quy hoạch các khu công... chính sách và thủ tục hành chính: Hệ thống chính sách và luật pháp không chỉ là công cụ quản lý khu công nghiệp của Nhà nước mà còn là cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động của nhà đầu tư Xây dựng chính sách và pháp luật là tạo ra môi trường pháp lý thích hợp vừa khuyến khích được các nhà đầu tư vào khu công nghiệp vừa đảm bảo sự kiểm soát quản lý của Nhà nước Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn... 2010) Thứ tư, FDI thường kèm chuyển giao công nghệ: các nước nhận đầu tư thường được đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thu t, cán bộ,… vào nước mình để thực hiện dự án đầu tư (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012) Có thể nói, FDI là hoạt động tất yếu, khách quan đối với phía chủ đầu tư cũng như đối với nước tiếp nhận đầu tư Về phía chủ đầu tư, thường là các công ty . viên : Nguyễn Thị Hà Mã sinh viên : 1001010238 Lớp : Anh 21 – Khối 7 KT Khóa : 49 Người hướng dẫn khoa học : ThS Trần Thanh Phương Hà Nội, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC DANH MỤC. (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012). Doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai. vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn

Ngày đăng: 08/07/2014, 22:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan