GIẢM TỶ LỆ HAO HỤT LÚA SAU THU HOẠCH potx

8 2K 7
GIẢM TỶ LỆ HAO HỤT LÚA SAU THU HOẠCH potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIẢM TỶ LỆ HAO HỤT LÚA SAU THU HOẠCH Những năm gần đây tỉnh Vĩnh Long đã hình thành nhiều khu công nghiệp đã giải quyềt và thu hút nhiều lao động.Trong đó nhiều nhất là lực lượng lao động trẻ, chính vì vậy mà lực lượng lao động nông nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn. Ở nhiều địa phương hiện nay lịch thời vụ xuống giống tập trung và đồng loạt nên lúc thu hoạch cần lực lượng lao động lớn nhứt là trong các khâu: cắt,gom bó còn nếu như thu hoạch không kịp thời vụ sẽ gây hao hụt rất lớn nếu thu hoạch sớm hơn cũng hao hụt và thu hoạch trể từ 03 đến 05 ngày lại hao hụt càng lớn hơn.Thực tế thu hoạch đúng độ chín tỉ lệ hao hụt lúa ít hơn. Ở Vĩnh Long, cây lúa chiếm diện tích khá lớn so với các loại cây trồng khác (hơn 70.000 ha) và sản xuất từ 2 – 3 vụ/năm. Sản lượng hàng năm ước tính hơn 950.000 tấn, đã đáp ứng cho tiêu dùng trong tỉnh và một phần để xuất khẩu . Với sản lượng trên ngoài phần thu được còn có một phần hao hụt mà nông dân chưa hoặc không chú ý tới, đó là tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch. Theo thống kê của Tiểu hợp phần xử lý sau thu hoạch: tỷ lệ thất thoát lúa sau thu hoạch (STH) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ 11 – 12%, thì hàng năm ước tính khoảng 2 triệu tấn lúa hao hụt, quy ra tiền khoảng 5.200 tỷ đồng/năm. Với tỷ lệ như vậy, tính ra Vĩnh Long với sản lượng thu được là 950.000 tấn thì trong đó hao hụt khoảng 115 tấn lúa/năm. Số lượng thất thoát đó phân bổ không đồng đều ở các vụ lúa như vụ Hè Thu hao hụt 14%, vụ Thu Đông là 10%, vụ Đông Xuân là 9%. Trong hao hụt 12%, phân bổ ở một số khâu sau đây: Cắt bó: 2,87%; Tuốt lúa: 1,9%; Làm khô: 2,42%; Làm sạch: 0,5%; Bảo quản, tồn trữ: 2,1%; Xay xát: 2,47% Muốn giảm tỷ lệ hao hụt từ 12% xuống 7 – 9% thì nên áp dụng nhiều biện pháp, nhiều công việc có liên quan từ khâu cắt lúa đến khâu xây xát. Cụ thể là: 1. Giảm hao hụt từ khâu cắt lúa và công lao động: Lúa khi cắt thường bị rụng và rơi xuống đất do thao tác cắt của người nông dân nếu cắt đúng độ chín và đủ lao động thì hao hụt ít nếu cắt lúa càng trể hao hụt càng cao vì hiện nay lực lượng lao động trong nông nghiệp đang khan hiếm. Để hạn chế hao hụt ở khâu này ta nên sử dụng giống xác nhận và: - Chọn giống lúa ít rụng hạt khi chín.(nếu để lúa quá chín thì hao hụt càng nhiều) - Chọn giống cứng cây ít đổ ngã.(ta nên rút nước giữa vụ để tạo cho cây lúa chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường -rể lúa ăn sâu chống một phần khi gặp gió lớn) - Thu hoạch đúng độ chín.(khi thấy hạt lúa trên bông đã chín khoảng 85% thu hoạch là tốt nhứt) - Cắt lúa nhẹ tay, để lúa nhẹ nhàng, Để khắc phục dần tình trạng lao động thiếu ta nên sử dụng máy cắt lúa sếp dãy hay máy gặt đập liên hợp có trên địa bàn trong tỉnh hiện nay. Do điều kiện đất đai,thời vụ ,thời tiết,Kỷ thuật canh tác…Ta nên chọn máy móc sau cho thích hợp và chi phí thấp đồng thời giảm bớt tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch đến mức thấp nhứt. *Trong mùa mưa: ta nên chọn máy gọn nhẹ dễ di chuyển và hoạt động khi làm việc trên đồng ruộng. +Máy cắt lúa xếp dãy: trên địa bàn có nhiều loại của nhiều cơ sở sản xuất khác nhau hoạt động.nhưng qua nhiều cuộc hội thảo đánh giá thì đa số người dân chọn máy cắt của cơ sở chín nghĩa.Năng suất 02-03 ha/ngày. +Máy gặt đập liên hợp: chọn máy gọn nhẹ hơn hoạt động trên đất có nước: máy của Cty VINAPPRO(trọng lượng > 550 kg) hoặc chọn máy của Trung Quốc chế tạo. (TL 500 kg).Năng suất từ 01-02 ha/ngày *Trong mùa khô (nắng): sử dụng máy xếp dãy.Năng suất từ 02-03 ha/ngày; Máy gặt đập liên hợp có trọng lượng nặng hơn tháng nầy mặt đất khô máy hoạt động dễ dàng: Như máy cơ sở chính Nghĩa (Long an),máy cơ sở Năm Sanh (Thốt Nốt Cần Thơ) năng suất từ 02-04 ha/ngày. Muốn vậy, ngoài các biện pháp nêu trên người nông dân cần phải áp dụng các biện pháp đồng bộ khác như: thủy lợi nội đồng phải hoàn chỉnh chủ động nước (rút khô ruộng trước thu hoạch để thực hiện cơ giới hoá); Bón phân cân đối chống đỗ ngã để máy cắt hoạt động dễ dàng…Từ đó kéo tỷ lệ hao hụt xuống thấp là tốt nhất. 2. Gom lúa: nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp không qua khâu gom lúa.Nếu sử dụng máy cắt xếp dãy, hay cắt thủ công thì nên gom lúa nhẹ nhàng, tránh để mạnh làm lúa rụng, nên cắt, bó, gom, suốt trong vòng 1 ngày, không nên phơi lúa mớ ngoài đồng đến khô vì khi bó lúa hạt sẽ dễ bị rụng hơn. 3. Suốt lúa: thông thường sử dụng thùng suốt càng ngắn thì lúa càng hao hụt nhiều (vì lúa hạt lẫn theo rơm . Hiện nay, Vĩnh Long có nhiều cơ sở đóng thùng suốt có chất lượng tốt. Để giảm thất thoát ở khâu này ta nên chọn thùng suốt có kích thước dài và người sử dụng phải biết kỹ thuật vận hành máy nếu không lúa sẽ ra theo rơm ra ngoài (phải nạp lúa đều tay, động cơ kéo trống đập ít nhất là 900 vòng/phút là tốt nhất). Khi bó lúa gặp mưa thì ta nên dựng bó đứng lúa cho ráo nước rồi mới suốt lúa, nhưng không để quá 24 giờ.Nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp thì tỉ lệ hao hụt sẽ ít hơn (cắt ,bó ,gom ,suốt) 3. Làm khô: khâu này có tỷ lệ hao hụt không thua gì so với khâu cắt (2,42%). Đa số người nông dân Vĩnh Long làm khô lúa bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời, còn làm khô bằng sấy thì rất ít vì nó tốn nhiều chi phí,… Nếu suốt lúa gặp trời mưa, lúa ướt không phơi được sẽ làm giảm phẩm chất hạt gạo khi xay chà: gạo bị ẩm và tỷ lệ gạo nguyên thấp. Để giảm thất thoát ở khâu này ta cần phải: - Dùng lều phơi để trãi lúa bị ướt ra, tránh để lúa lên mộng làm giảm phẩm chất lúa và gạo khi xay chà sau này. - Có điều kiện nên bán lúa ướt cho các cở sở thu mua hoặc có thể hùn vốn với nhau mua máy sấy (máy sấy chạy lũ: 2 – 4 tấn/mẻ) để sấy lúa đảm bảo được phẩm chất gạo tốt hơn. Chú ý:Trong mùa nắng(mùa khô) ta không nên phơi lúa mớ ngoài đồng quá lâu sẽ làm ảnh hưởng chất lượng gạo khi xây chà.(gạo có tỉ lệ gạo nguyên thấp) 4. Bảo quản: Sau khi lúa được làm khô (phơi nắng hay sấy) ta nên quạt sạch lép lửng, đảm bảo ẩm độ hạt lúa dưới 13,5% thì lúa mới tồn trữ lâu được (3 – 6 tháng). Để khắc phục hao hụt ở khâu này, ta nên: Phơi khô, quạt sạch, chứa nơi thoáng mát, tránh mưa tạc gió lùa; Hạn chế chim, chuột phá hại; Theo dõi thường xuyên, đề phòng nấm mốc (nếu quạt không sạch, còn lẫn tạp lép nhiều, thường thì nấm mốc tấn công thành phần này trước sau đó lan sang hạt thóc tốt, làm giảm phẩm chất gạo); Nếu tồn trữ nhiều nên có kho chứa lúa riêng, vệ sinh kho trước khi đem lúa vào trữ. Hiện nay đại đa số nông dân ít ai tồn trử lúa nhiều thu hoạch xong phơi khô thì bán ngay để thanh toán tiền vật tư,đóng tiền trường cho con …nên chỉ chứa trong bao mà thôi. 5. Xay xát: đây là khâu hao hụt khá lớn, làm giảm tỷ lệ gạo nguyên, để khắc phục phần hao hụt này các chủ cơ sở sấy, nhà máy xây xác phải chú ý quan tâm các vấn đề nói trên. Tùy theo điều kiện thu mua, đơn đặt hàng…mà có kế hoạch sấy theo các biện pháp nêu trên vừa giảm bớt thất thoát vừa đảm bảo chất lượng hạt gạo sau khi xay chà. . phần thu được còn có một phần hao hụt mà nông dân chưa hoặc không chú ý tới, đó là tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch. Theo thống kê của Tiểu hợp phần xử lý sau thu hoạch: tỷ lệ thất thoát lúa sau. nên lúc thu hoạch cần lực lượng lao động lớn nhứt là trong các khâu: cắt,gom bó còn nếu như thu hoạch không kịp thời vụ sẽ gây hao hụt rất lớn nếu thu hoạch sớm hơn cũng hao hụt và thu hoạch. GIẢM TỶ LỆ HAO HỤT LÚA SAU THU HOẠCH Những năm gần đây tỉnh Vĩnh Long đã hình thành nhiều khu công nghiệp đã giải quyềt và thu hút nhiều lao động.Trong đó

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan