Kế hoạch Sân Khấu Học đường

3 570 2
Kế hoạch Sân Khấu Học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TP.CẦN THƠ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Số: 575 /SGDĐT-GDTrH Cần Thơ, ngày 26 tháng 4 năm 2010 V/v triển khai Kế hoạch thực hiện Dự án “Sân khấu học đường” năm 2010. Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều Căn cứ Công văn số 1479/VPCP-VX ngày 11/4/2001 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc thực hiện Dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2001 – 20005; Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được từ việc tổng kết Dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2001 – 2005 đã được dư luận báo chí, các cơ quan quản lí Nhà nước các cấp, đặc biệt là phụ huynh học sinh và các trường đánh giá cao kết quả của Dự án “Sân khấu học đường”; Căn cứ vào Công văn số 286/NTBD, ngày 07/4/2010 của Cục nghệ thuật biểu diễn về Kế hoạch triển khai Dự án “Sân khấu học đường” năm 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo có hướng triển khai và thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều một số vấn đề cần nắm bắt và thực hiện trong thời gian tới như sau: 1. Mục đích ý nghĩa của Dự án: - Dự án “Sân khấu học đường” nhằm giáo dục về đạo đức, lối sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành nhân cách đối với học sinh trung học cơ sở thông qua các hình tượng nghệ thuật sân khấu. - Dự án đưa đến cho học sinh sự cảm thụ về các giá trị của sân khấu truyền thống; tác dụng của nghệ thuật sân khấu đối với đời sống xã hội; dạy cho học sinh có ý thức trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị của nghệ thuật sân khấu dân tộc; tạo ra đội ngũ khán giả trẻ và tạo nguồn diễn viên cho các loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc trong hiện tại cững như trong tương lai. 2.Thời gian, địa điểm thực hiện: Thời gian: Dự kiến triển khai Dự án “Sân khấu học đường” từ tháng 4 đến tháng 8/2010. Địa điểm: Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất chọn 03 điểm trường THCS tại quận Ninh Kiều để thực hiện Dự án: - Trường THCS Đoàn Thị Điểm. - Trường THCS Lương Thế Vinh. - Trường THCS Trần Ngọc Quế. 3. Nội dung cụ thể: Nhà hát Tây Đô – Đoàn Cải lương Tây Đô đảm nhiệm triển khai việc thực hiện Dự án với loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Học sinh của 03 trường THCS trên sẽ tham gia tập luyện và hoàn chỉnh các trích đoạn sau: - Trích đoạn: Cảnh 3 (Vở cải lương Cánh buồm ngược gió. kịch bản: Hữu Tùng). - Trích đoạn: Cảnh 1 (Vở cải lương Lời tự tình quê hương, Kịch bản: NSƯT. Trúc Linh). - Trích đoạn: Cảnh 4 (Vở cải lương Người ven đô. Kịch bản: Minh Khoa) . - Trích đoạn: Cảnh 3 (Vở cải lương Một phút một thời. Kịch bản: Khưu Ngọc). Ngoài các trích đoạn trên, các em học sinh còn học một số làn điệu dân ca tiêu biểu như: + 6 câu Nam ai, Nam Xuân; + Hệ thống các bài Lí chim xanh, Lí chim yến, Lí kéo chài,… 4. Quy trình và phương thức thực hiện: A. Quy trình: - Cục nghệ thuật biểu diễn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, đơn vị nghệ thuật tổ chức họp để thông quá kế hoạch dự án ở mỗi tỉnh (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì). - Sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chọn 03 trường THCS có phong trào văn hóa văn nghệ để tham gia thực hiện dự án. - Các tỉnh thành lập Ban điều hành của mỗi tỉnh, gồm các thành phần sau: + Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. + Đại diện Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo. + Đại diện đơn vị nghệ thuật thực hiện dự án. + Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi có các trường THCS dự kiến tham gia dự án. + Đại diện Ban Giám hiệu trường THCS trực tiếp thực hiện dự án. - Mỗi trường chọn 20 học sinh có năng khiếu nghệ thuật tham gia đội văn nghệ do 01 giáo viên của trường phụ trách. Các nghệ sĩ của đơn vị nghệ thuật phối hợp với trường để tuyển chọn. - Triển khai các phương thức thực hiện. - Tổng kết báo cáo kết quả thực hiện dự án tại địa phương. B. Phương thức thực hiện: - Đơn vị nghệ thuật tổ chức giới thiệu khái quát sự hình thành và phát triển, những đặc trưng cơ bản của loai hình nghệ thuật trong dự án; phân tích các mẫu nhân vật, chức năng của các loại nhạc cụ, những giá trị, nét độc đáo, cái hay, cái đẹp của loại hình nghệ thuật do cho các học sinh tham gia tập luyện. - Dạy cho các em hát những làn điệu cơ bản trong nội dung của dự án. - Dàn dựng các trích đoạn. - Tổ chức cho các em nghe và phân tích kĩ về các làn điệu, lời ca, âm nhạc trong các trích đoạn, các làn điệu cải lương, dân ca bài chòi tiêu biểu. - Các nghệ sĩ truyền nghề cho các em học sinh theo hình thức: + Xem băng, đĩa, nghe nhạc. + Giảng dạy lí thuyết và thực hành trong các làn điệu mẫu, trong kĩ thuật múa, hát, diễn. + Dàn dựng, tập luyện các trích đoạn cho học sinh. + Tổ chức cho các em diễn, giao lưu với học sinh, phụ huynh tại trường, các trường bạn sau khi đã hoàn thành các trích đoạn, bài hát. * Lưu ý: - Thời gian học, tập luyện của học sinh mỗi trường là 40 buổi. - Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em trong quá trình thực hiện dự án. - Học sinh tham gia dự án với tinh thần yêu thích và tự nguyện, không ép buộc. 5. Kinh phí: Cục Nghệ thuật biểu diễn lo kinh phí thực hiện dự án và hỗ trợ cho mỗi trường 01 bộ trang âm, ánh sáng, trang phục, đạo cụ cho các trường thực hiện dự án. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều triển khai nội dung tinh thần công văn này đến Hiệu trưởng 03 trường THCS đã được chọn để thực hiện kế hoạch trên. Mọi diễn tiến tiếp theo khi thực hiện Kế hoạch triển khai “Sân khấu học đường” năm 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thông báo để các đơn vị phối hợp cùng thực hiện. KT. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: PHÓ GIÁM ĐỐC - Như trên; (Đã kí) - Lưu: VP, GDTrH. Nguyễn Quý Đôn UBND QUẬN NINH KIỀU SAO Y BẢN CHÍNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 318/SY.PGDĐT Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS: Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh, Trần Ngọc Quế Yêu cầu Hiệu trưởng các trường THCS có tên triển khai tổ chức thực hiện tốt tinh thần nội dung công văn./. Nơi nhận : Ninh Kiều, ngày 04 tháng 5 năm 2010 - Như Kính gửi; TRƯỞNG PHÒNG “Để thực hiện” (Đã ký) - Lưu VP./. ThS. Lê Thị Thảnh . huynh học sinh và các trường đánh giá cao kết quả của Dự án Sân khấu học đường ; Căn cứ vào Công văn số 286/NTBD, ngày 07/4/2010 của Cục nghệ thuật biểu diễn về Kế hoạch triển khai Dự án Sân khấu. tạo chỉ đạo việc thực hiện Dự án Sân khấu học đường giai đoạn 2001 – 20005; Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được từ việc tổng kết Dự án Sân khấu học đường giai đoạn 2001 – 2005 đã được. tượng nghệ thuật sân khấu. - Dự án đưa đến cho học sinh sự cảm thụ về các giá trị của sân khấu truyền thống; tác dụng của nghệ thuật sân khấu đối với đời sống xã hội; dạy cho học sinh có ý thức

Ngày đăng: 08/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan