Cô bé "xương thuỷ tinh"

4 336 0
Cô bé "xương thuỷ tinh"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cô bé “xương thuỷ tinh” và khát vọng học không chỉ cho riêng mình (GD&TĐ) - Vừa khuyết tật, vừa mồ côi, những tưởng khó khăn chồng chất sẽ chôn vùi giấc mơ đến trường của Hoàng Thị Nhàn, lớp 7A1, Trường Trung học cơ sở An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhưng không, trong thân hình nhỏ bé ốm yếu của cô học trò nhỏ có một ý chí quật cường, một nghị lực vươn lên mãnh liệt để thực hiện khát khao cháy bỏng được đến trường và học lên cao. * 18 tuổi, 20 lần gãy xương Nhàn sinh ra đã bị mắc bệnh xương thuỷ tinh, nỗi đau còn nhân lên gấp bội khi bố mẹ qua đời để lại Nhàn và em trai liệt giường sống cùng ông nội. Sống chung với căn bệnh quái ác này, 18 năm qua, Nhàn đã không dưới 20 lần bị gãy xương. Chỉ một cú ngã hay vấp, dù rất nhẹ thôi, Nhàn cũng bị gãy xương và phải bó bột. Gãy xương nhiều quá đến nỗi Nhàn không thể lớn lên được, 18 tuổi mà em chỉ cao chưa được 1m. Nhàn kể: “Vì xương của em yếu và giòn nên chỉ cần một chút bất cẩn là em bị gãy xương ngay. Nhiều khi em chỉ vịn tường đứng lên hay bước từ bậc thềm xuống sân, xương cũng gãy. Sáng dậy, em bỗng thấy đau người, vặn mình nhẹ cũng bị gãy xương”. Nhàn nỗ lực học tập để thực hiện ước mơ Đến tuổi đi học, Nhàn cũng mong muốn được cắp sách đến trường nhưng do sức khỏe quá kém, ông nội lại già yếu nên không thể đưa Nhàn đi học an toàn được. Nhưng những điều đó không dập tắt được lòng ham học mà cô bé hằng ấp ủ. Mỗi ngày, thấy bọn trẻ cùng xóm í ới đọc bài, Nhàn cũng ê a học lỏm. Thế rồi, em cũng tự học để biết đọc và biết viết. Nhàn tâm sự: “Đêm nào, em cũng nằm mơ mình được đi học, được tới trường. Em ước gì có ông Bụt hiện lên cho em điều ước. Em sẽ không ước là mình có đôi chân lành lặn. Em chỉ ước được đi học. Nhất định em sẽ học thật chăm chỉ”. Năm 2000, ước mơ của Nhàn đã trở thành hiện thực. Khi ấy, hòm thư giúp bạn của Trường Tiểu học An Dục nhận được thư của một học sinh trong trường viết về hoàn cảnh và lòng ham học của Nhàn. Các thầy cô trong Ban giám hiệu đã đến nhà thăm Nhàn và rất xúc động trước hoàn cảnh của em. Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tiếp nhận Nhàn vào học. Thời gian ban đầu, một số giáo viên không đồng tình với ý định đưa Nhàn đến trường, bởi bệnh như thế, nhỡ có chuyện xảy ra thì sao? Nhưng tinh thần ham học hỏi của Nhàn đã có sức thuyết phục và gây xúc động cho mọi người. Nhàn cùng ông nội chăm sóc em trai hàng ngày “Ở trường, trong những lần ra chơi, em chỉ dám ngồi trong lớp nhìn các bạn chạy nhảy, nô đùa ngoài sân. Nhiều bạn cũng chẳng dám chơi với em vì sợ vô ý sẽ làm em bị gãy xương. Nhiều khi, em cảm thấy mình thật cô độc. Nhưng khi về nhà, nhìn thấy gương mặt ông khắc khổ đầy lo âu và đứa em trai còn yếu ớt hơn, lòng em lại chùng xuống. Em tự hứa mình sẽ không buồn vì lý do vẩn vơ, phải chấp nhận hoàn cảnh của mình và quan trọng hơn là phải học thật giỏi, không chỉ cho mình mà còn học cả phần của em, sau này sống tự lập và chăm sóc ông” - Nhàn thổ lộ. * Nằm giường thi viết chữ đẹp toàn quốc Dù khó khăn nhưng kết quả học tập của Nhàn luôn khiến các bạn nể phục. 7 năm liền em đều đạt học sinh giỏi, liên tục đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Việt. Hiện em đang trong đội tuyển thi học sinh giỏi các môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh của trường. Nhàn còn đang tham gia cuộc thi giải toán trên internet hết vòng 25. Năm 2007, có một kỷ niệm sâu sắc nhất mà Nhàn không thể quên. Đó là khi Nhàn chuẩn bị tham gia cuộc thi viết chữ đẹp toàn tỉnh. Ngày thi sắp đến gần thì Nhàn bị gẫy xương chậu, đây là lần gẫy xương thứ 20. Lúc đấy, Nhàn đã khóc vì vô cùng tuyệt vọng. Nhưng được sự động viên của ông nội, thầy cô giáo, các bạn, Nhàn vẫn quyết tâm tham gia thi. Buổi thi đó, Nhàn là thí sinh đặc biệt được nằm trên giường tại phòng thi. Kết quả là Nhàn đã đạt giải Nhất toàn tỉnh và giải Ba toàn quốc. Nhàn giải toán qua mạng Không chỉ học giỏi, Nhàn còn là lớp phó phụ trách học tập, luôn giúp đỡ các bạn trong lớp. Hàng tuần, Nhàn nhận trách nhiệm kèm cặp 7 bạn học kém với cam kết cuối năm giúp các bạn đạt học lực khá, giỏi. Ngoài những giờ học căng thẳng, Nhàn còn bận rộn với những tiết mục tập văn nghệ. Năm 2008, trong Liên hoan “Tiếng hát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, tiết mục văn nghệ của Nhàn và tốp ca “Hy vọng” đã dành giải Vàng. Với Nhàn, những hoạt động ngoại khoá là động lực giúp em có thêm niềm tin yêu cuộc sống. Chưa hết, Nhàn còn là điển hình đi đầu trong phong trào “Nuôi lợn tiết kiệm làm nhân đạo” giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở trường và huyện. Ước mơ của Nhàn là sau này lớn lên sẽ trở thành cô giáo để dạy cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đỡ đần ông nội già yếu nuôi em trai. Con đường phía trước của em còn dài và lắm chông gai, nhưng với một nghị lực phi thường và lòng quả cảm, tin rằng Nhàn sẽ thực hiện được ước mơ đẹp đẽ của mình. Hy vọng, sẽ có nhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng tiếp sức cho Nhàn vượt qua khó khăn, đi hết con đường học vấn mà em hằng mơ ước. Với những thành tích đạt được, Nhàn vinh dự trở thành đại biểu dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ III sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 12/4 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp tổ chức. Thanh Thúy – Hồng Nhung . Cô bé “xương thuỷ tinh” và khát vọng học không chỉ cho riêng mình (GD&TĐ) - Vừa khuyết tật, vừa mồ côi, những tưởng khó khăn chồng chất sẽ chôn. Trung học cơ sở An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhưng không, trong thân hình nhỏ bé ốm yếu của cô học trò nhỏ có một ý chí quật cường, một nghị lực vươn lên mãnh liệt để thực hiện khát. không thể đưa Nhàn đi học an toàn được. Nhưng những điều đó không dập tắt được lòng ham học mà cô bé hằng ấp ủ. Mỗi ngày, thấy bọn trẻ cùng xóm í ới đọc bài, Nhàn cũng ê a học lỏm. Thế rồi, em

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan