KH XD THTT-HSTC

6 319 0
KH XD THTT-HSTC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT KẾ SÁCH TRƯỜNG THCS BA TRINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 08/KH-HT Ba Trinh, ngày 10 tháng 9 năm 2009 KẾ HOẠCH Triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Năm học 2009 – 2010 Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 508/KH/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN- HLHPNVN-HKHVN về việc phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng THTT-HSTC” năm học 2009-2010; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, kế hoạch số 3158/SGD&ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, ngày 30/11/2009; kế hoạch số 317/KH-PGD&ĐT của PGD-ĐT Kế Sách ngày 02/12/2009 về “triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường học năm học 2009 – 2010 và giai đoạn 2008-2013. Trường THCS Ba Trinh xây dựng Kế hoạch triển khai phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC trong năm học 2009 – 2010 cụ thể như sau: 1. Mục tiêu: a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2. Yêu cầu a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục. d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. đ) Chú trọng xây dựng tinh thần tự giác trong các phong trào thi đua, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện đơn vị, địa phương. Nội dung cụ thể của phong trào phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, góp phần làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương, đơn vị một cách rõ nét. 3. Nội dung 3.1- Đảm bảo trường lớp an toàn – xanh – sạch – đẹp, tổ chức chăm sóc các bồn hoa trước lớp. Vận động HS đến trường, khắc phục hiện tượng bỏ học, tạo điều kiện để không có HS nào thiếu sách vở mà phải bỏ học. 3.2- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập, rèn luyện đạo đức. 3.3- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nâng cao điều kiện hỗ trợ học tập và hoạt động của học sinh tại gia đình, cộng đồng và trong nhà trường. 3.4- Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học. Xây dựng Qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học. 3.5- Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương. Tổ chức ngày Di sản văn hóa - Ngày Về nguồn 23/11 và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 4/ Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong năm học 2009-2010: 4.1) Xây dựng trường, lớp: an toàn, xanh, sạch, đẹp. Nhà trường chú trọng các điều kiện để thực hiện được nội dung xanh, sạch đẹp, an toàn: sửa chữa hệ thống điện theo tiêu chuẩn, đủ ánh sáng, hằng năm có kế hoạch tu sửa bàn ghế, thay bản lề các cửa phòng, vá dặm nền phòng, đảm bảo các phương tiện, điều kiện chăm lo vấn đề vệ sinh (thùng rác, chổi, xô, nước sinh hoạt ) Tổ chức tốt công tác trực bảo vệ cơ quan, tài sản, vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, cây bóng mát, giữ gìn vệ sinh nhà vệ sinh học sinh đảm bảo sạch sẽ thường xuyên. Tổ chức để học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Phát động phong trào xây dựng trường lớp an toàn, xanh, sạch đẹp bằng các hành động thiết thực trong học sinh như: trang trí phòng học, bảo vệ tốt mọi tài sản của lớp, giữ bàn ghế phòng học sạch sẽ, chăm sóc bồn hoa của lớp, xây dựng tập thể đoàn kết học tập tốt 4.2) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. - Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ giảng dạy, đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá. 2 - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Phát động và tổ chức cho GV chủ động tạo điều kiện để tiếp nhận, lắng nghe ý kiến đề xuất, góp ý, nhận xét đánh giá của học sinh đối với giáo viên. 4.3) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Thông qua các hoạt động GD NGLL, chính khóa, tiết chào cờ, SHTT, ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng ứng xử trong mọi tình huống, kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức các hoạt động chuyên đề, rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em…. 4.4) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. - Tổ chức sưu tầm, tập huấn, phổ biến rộng rãi các trò chơi dân gian thân thiện trong GV-HS. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh lồng ghép với phong trào thi đua của đoàn –đội, với hoạt động GD NGLL . 4.5) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương - Nhà trường nhận chăm sóc tượng đài, góp phần làm tượng đài luôn sạch đẹp. Đoàn – Đội trong nhà trường phối hợp thực hiện tốt việc chăm sóc, có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. - Nhà trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương. Phấn đấu đến cuối năm học 2009-2010, nhà trường đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 5. Tổ chuyên môn, các ban, bộ phận Tổ chức quán triệt sự chỉ đạo của các cấp, kế hoạch triển khai phong trào thi đua, kế hoạch phối hợp của tỉnh, huyện và triển khai kế hoạch của trường đến các thành viên, đôn đốc, hướng dẫn các thành viên thực hiện phong trào thi đua. Tổ chức khảo sát định kỳ để đánh giá được mức độ, tiến độ của đơn vị, bộ phận trong việc thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phong trào thi đua để kịp thời đề xuất biện pháp giúp đỡ. 6. Đối với GVCN, Lớp, HS. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm thực hiện nội dung, chương trình phù hợp với điều kiện của trường, lớp, không quá tải; Phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại đơn vị lớp, lựa chọn khẩu hiệu phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng trường lớp để tuyên truyền, giáo dục. 3 Tổ chức thực hiện các Qui định của nhà trường trong việc huy động HS tham gia đề xuất sáng kiến nâng cao chất lượng dạy học, tham gia xây dựng trường, lớp. Từng đơn vị lớp chủ động tổ chức phong trào xây dựng lớp học An toàn, Xanh, sạch, đẹp; mỗi lớp chăm sóc 1 bồn hoa trước lớp. Tham mưu với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đáp ứng các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức các hoạt động tuyên truyền để các tổ chức đòan thể, chính trị xã hội trong trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc thu nộp các khoản theo qui định, không gây sức ép trên học sinh làm tổn thương quan hệ thầy trò, gây căng thẳng tâm lý trong học sinh. Vận động CMHS chăm lo sức khỏe con em, biết chủ động ngăn ngừa trẻ em trước những mối đe dọa nguy hiểm, những ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến quá trình hình thành nhân cách các em. Giáo dục học sinh ý thức tích cực, chủ động, tự giác trong học tập, sinh hoạt. Nhà trường yêu cầu các Hội đồng thi đua, ban thi đua, tổ chuyên môn, GVCN, CB-CC trong đơn vị căn cứ Kế hoạch này chủ động triển khai công việc nhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch số 3158/KH-SGD&ĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch số 317/KH-PGD&ĐT Của PGD-ĐT và báo cáo kế hoạch triển khai trước ngày 15/9/2009, sơ kết học kỳ I trước ngày 9/01/2010, tổng kết đánh giá 2 năm thực hiện phong trào trước ngày 31/5/2010. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - PGD-ĐT KS; - Các thành viên trong BCĐ; - Lưu VT. Nguyễn Phú Được 4 Kế hoạch cụ thể từng tháng: Tháng Nội dung công việc Người thực hiện 8 -Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch “xây dựng THTT-HSTC”. -Triển khai các hoạt động tuyên truyền, lấy ý kiến tập thể CB-CC, HS về thống nhất đăng ký xây dựng THTT-HSTC -Rà soát công tác tổ chức bộ máy, thành lập Ban chỉ đạo các cấp -Nhà trường, đoàn thể, lớp (Nt) GVCN HT HT 9 -Tổ chức tốt lễ Khai giảng và ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, phát động phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC trong CB-CC, HS. -Tổ chức các hoạt động VH-VN-TDTT- trò chơi dân gian chào mừng năm học mới. -Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các diễn đàn nói chuyện về THTT trong học sinh. -Triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, các yêu cầu, nội dung cuộc vận động THTT- HSTC bằng các chương trình hành động cụ thể: phong trào bông hoa điểm tốt, đôi bạn cùng tiến -Các lớp hoàn thành việc xây dựng kế hoạch lớp, công tác tổ chức, phân công -Họp CMHS đầu năm LĐT, CB-CC, HS 10 - - - - - - - - 11 -Làm báo tường chào mừng 20/11 - - - - - - - - 5 12 -Tổ chức lễ viếng tượng đài (22/12) -Mời Hội CCB kể chuyện chủ đề 22/12 - - - - - 01 -Sơ kết HK1 về kết quả xây dựng THTT- HSTC -Lao động trồng cây cảnh. - - 02 -Tổ chức HS tham gia lễ viếng tượng đài nhân dịp tết cổ truyền vào sáng mồng 1. - - - - -Ban NGLL 03 - - - - - - 04 -Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu thương tích, tai nạn. - - - - - -Chữ thập đỏ 05 -Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thực hiện di chúc Bác Hồ: thi kể chuyện Bác Hồ, biểu dương gương người tốt việc tốt trong HS, CB-CC. -Tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết phong trào thi đua XD THTT-HSTC. - - - HIỆU TRƯỞNG 6 . 508 /KH/ BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN- HLHPNVN-HKHVN về việc phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng THTT-HSTC năm học 2009-2010; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307 /KH- BGDĐT. cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến kh ch sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện kh năng tự học của học sinh. - Tăng cường ứng dụng. triển khai phong trào thi đua, kế hoạch phối hợp của tỉnh, huyện và triển khai kế hoạch của trường đến các thành viên, đôn đốc, hướng dẫn các thành viên thực hiện phong trào thi đua. Tổ chức kh o

Ngày đăng: 08/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHÒNG GD&ĐT KẾ SÁCH

  • TRƯỜNG THCS BA TRINH

  • CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    • Số: 08/KH-HT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan