Có thể chữa được bệnh thiếu hormon tăng trưởng potx

5 582 0
Có thể chữa được bệnh thiếu hormon tăng trưởng potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Có thể chữa được bệnh thiếu hormon tăng trưởng Thỉnh thoảng trên đường phố bạn bắt gặp hình ảnh một người đã ở tuổi trưởng thành nhưng lại có vóc dáng nhỏ bé như một đứa trẻ 3- 4 tuổi (cao cỡ 100 cm) hoặc 7- 8 tuổi (cỡ 130 cm). Mặc dù khi sinh ra họ cũng phát triển bình thường như bao trẻ khác nhưng vì một tác động nào đó, sự phát triển chiều cao của họ chậm hoặc dừng hẳn lại. Với vóc dáng nhỏ bé ấy họ đã gặp không ít khó khăn trong việc hòa nhập vào cộng đồng. Nhiều người trong số họ không hề hay biết rằng căn bệnh được gọi là thiếu hormon tăng trưởng ấy có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị đầy đủ tại nơi có chuyên khoa sâu về nội tiết. Từ 2 năm qua, để điều trị căn bệnh này, BV Đại học Y Dược TP.HCM đã thành lập chuyên khoa mới nằm trong khoa nội tiết, đã tiếp nhận và điều trị cho khá nhiều bệnh nhân. Tại đây, chúng tôi đã phỏng vấn ThS.BS. Trần Quang Khánh - người phụ trách chính trong khám và điều trị căn bệnh này. Làm sao phát hiện sớm trẻ bị thiếu hormon tăng trưởng? Ở Singapore, Chính phủ có chương trình tầm soát từ khi trẻ bước vào lớp 1. Ở VN, chưa có chương trình tầm soát quốc gia về căn bệnh này nên đa số bệnh chỉ được phát hiện khi trẻ đã qua tuổi dậy thì. Thậm chí có người đã 25 tuổi. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân tìm tới đây muộn là do mất thời gian đi lòng vòng các chuyên khoa về dinh dưỡng. Vì vậy, khi thấy con em mình có một vài biểu hiện như thấp hơn mức chuẩn thấp nhất so với trẻ cùng lứa tuổi, cùng giới tính, tốc độ tăng trưởng chậm qua theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vẻ mặt nhi tính, tăng mô mỡ dưới da (tức trẻ có vẻ mập phì), chậm dậy thì, giọng nói cao, dương vật hay cơ quan sinh dục ngoài nhỏ, tóc thưa và khô…. hoặc nếu trẻ được ăn uống đầy đủ nhưng một năm chiều cao của trẻ không tăng quá 5cm thì cần đi khám để phát hiện sớm. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được đo chiều cao và cân nặng, đo kích thích tố tăng trưởng trong máu… Bệnh có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai hay di truyền không, thưa BS? Dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai không liên quan đến việc thiếu hormon tăng trưởng của trẻ. Bệnh cũng không thể đề phòng mà chỉ có thể chẩn đoán sau sinh. Một trong những nguyên nhân gây thiếu hormon là do yếu tố di truyền nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị bệnh lý tuyến yên, có khối u ở hệ thần kinh trung ương như u sọ hầu, dị tật hệ thần kinh trung ương, thiểu sản cấu trúc hệ thần kinh trung ương; bệnh bạch cầu, chấn thương hệ thần kinh trung ương và đã từng sử dụng chiếu xạ lên hệ thần kinh trung ương; nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: biến chứng của viêm màng não hay nhiễm ký sinh trùng như các loại sán gọi là ấu trùng lạc chỗ (chạy lên não) gây tổn thương não; các bệnh lý về đột biến gen. Những trẻ chậm tăng trưởng nếu chỉ do thiếu một loại hormon tăng trưởng GH (đây là loại hormon được tiết ra từ tuyến yên chịu trách nhiệm kích thích sự tăng trưởng của các xương dài như xương đùi, cẳng chân…) thường không ảnh hưởng tới trí thông minh. Điều trị ra sao? Khi đã xác định trẻ bị thiếu hormon tăng trưởng, bác sĩ điều trị sẽ thực hiện việc bổ sung hormon tăng trưởng qua đường tiêm dưới da hay tiêm bắp. Việc điều trị khá tốn kém và phải kiên trì vì phải tiêm 6 ngày liên tục trong tuần và kéo dài từ 2 - 4 năm. Với trẻ nặng 30-40kg sẽ tốn khoảng 200.000- 250.000đ/ngày tiền thuốc chích. Trong quá trình điều trị phải cho trẻ tăng cường vận động và ngủ đầy đủ. Nếu tuân thủ đầy đủ những quy định, sau 1 năm điều trị, có trẻ đã tăng từ 8-12cm. Việc điều trị lâu dài như vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe? Việc điều trị lâu dài bằng hormon tăng trưởng không gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý và trí thông minh của tre,ã tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc như gây tình trạng rối loạn dung nạp đường glucoza, đau các khớp xương, đau đầu nhẹ hoặc buồn nôn. Nên điều trị vào thời điểm nào là tốt nhất? Càng điều trị sớm thì kết quả càng cao, tốt nhất là ở giai đoạn trẻ em, trước dậy thì sẽ cho kết quả tốt hơn sau khi dậy thì, vì sau dậy thì các sụn đầu xương đã hóa cốt. Tuy nhiên, kết quả điều trị không căn cứ vào tuổi thật mà dựa vào tuổi xương. Tuổi xương được xác định qua chụp xương bàn tay. Có người đã 25-26 tuổi nhưng tuổi xương chỉ mới 15-16 tuổi; lại cũng có người còn nhỏ tuổi nhưng tuổi xương đã phát triển già hơn tuổi thật. Bệnh sẽ được điều trị tốt khi tuổi xương dưới 14 ở nữ và dưới 16 ở nam. Những nơi nào nhận xét nghiệm máu và điều trị căn bệnh này? - Ở Hà Nội: có Viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên tại đây phải gởi mẫu máu vào BV. Chợ Rẫy và Trung tâm Medic ở TP.HCM làm xét nghiệm vì không có bộ kit thử hormon tăng trưởng. - Ở TP.HCM có BV Đại học Y Dược TP.HCM. . biết rằng căn bệnh được gọi là thiếu hormon tăng trưởng ấy có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị đầy đủ tại nơi có chuyên khoa sâu về nội tiết. Từ 2 năm qua, để điều trị căn bệnh này,. Có thể chữa được bệnh thiếu hormon tăng trưởng Thỉnh thoảng trên đường phố bạn bắt gặp hình ảnh một người đã ở tuổi trưởng thành nhưng lại có vóc dáng nhỏ bé như một. các bệnh lý về đột biến gen. Những trẻ chậm tăng trưởng nếu chỉ do thiếu một loại hormon tăng trưởng GH (đây là loại hormon được tiết ra từ tuyến yên chịu trách nhiệm kích thích sự tăng trưởng

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan