Kết quả kiểm toán với công tác thẩm tra kinh tế pps

9 208 0
Kết quả kiểm toán với công tác thẩm tra kinh tế pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kết quả kiểm toán với công tác thẩm tra kinh tế xã hội và ngân sách địa phương Hằng năm, UBND các tình thành phố đều lập báo cáo về t ình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân. Báo cáo của UBND tỉnh thành phố lại được thẩm tra bởi Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân và báo cáo thẩm tra là cơ sở để các đại biểu Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định các vấn đề lớn về kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương. Và kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là căn cứ quan trọng, quyết định chất lượng của những báo cáo thẩm tra này. Để công tác thẩm tra kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương (NSĐP) ngày càng hoàn thiện, có chất lượng và thực sự có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã h ội cần phải sử dụng báo cáo kết qủa kiểm toán (KQKT). Bởi vì, căn cứ v ào báo cáo KQKT, các báo cáo thẩm tra sẽ phản ánh đầy đủ hơn, thực chất hơn b ức tranh tổng thể của toàn bộ nền kinh tế và NSĐP của từng năm, những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đưa ra nh ững kiến nghị, giải pháp. Báo cáo kết quả kiểm toán và báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội và NSĐP sẽ giúp HĐND sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán NSĐP, quyết định phân bổ và giám sát NSĐP, xem xét, phê chuẩn quyết toán NSĐP. Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi năm 2003) đã quy định, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN: “Quyết định dự toán thu NSNN trên địa bài; dự toán thu chi NSĐP và phân bổ dự toán NS cấp mình; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định” (Điều 11). Nghị định số 73/CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ đã ban hành quy trình xem xét, quyết định dự toán , phân bổ NSĐP và phê chuẩn quyết toán NSĐP. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND về việc giám sát các vấn đề thuộc NSĐP bao gồm: - Giám sát việc chấp hành NS và phân bổ NS của UBND. Trong đó, giám sát về số thu NS có đúng luật, đúng chế độ và Nghị quy ết của HĐND; Giám sát chi NS có đúng dự toán, đúng chế độ, chính sách tiêu chuẩn định mức của Nhà nước; Giám sát tính hiệu quả của chi NS. Chú trọng giám sát chi đầu tư XDCB, chi giáo dục, chi khoa học công nghệ; - Giám sát vi ệc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh trong lĩnh vực NS và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; - Giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh; - Giám sát việc chấp hành luật, pháp lệnh, chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; - Giám sát việc thực hiện dự toán NSNN , NSĐP ( tổng số thu NSNN trên địa bàn , bao gồm thu nội địa , thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu , thu từ viện trợ không hoàn lại , thu bổ sung từ NS cấp trên , thu khác ; tổng số chi NS , bao gồm chi NSTW trên địa bàn và chi NSĐP , chi tiết theo các lĩnh vực đầu tư phát triển , chi thường xuyên , chi trả nợ và viện trợ , chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính , dự phòng NS . Trong chi đầu tư phát triển v à chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo và KHCN); - Giám sát về phương án phân bổ NSĐP ( tổng số và mức chi từng lĩnh vực ; dự toán chi của từng sở , ban ngành của tỉnh theo từng lĩnh vực ; mức bổ sung từ NS tỉnh cho NS từng huyện (nếu có ) ; Giám sát việc xây dựng các dự án , các công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư nguồn vốn NSNN và NSĐP ; Giám sát và phê chuẩn báo cáo quyết táon NSĐP do UBND trình). Có thể thấy rằng, hoạt động quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải có nh ững thông tin đúng đắn, trung thực để phục vụ cho việc điều hành nền kinh tế vĩ mô bằng hệ thống pháp luật hay chính sách kinh t ế. Đặc biệt , các khoản thu , chi của NSNN phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia…càng cần được giám sát chặt chẽ, để bảo đảm sự phát triển lành m ạnh, bền vững của nền kinh tế. Luật Kiểm toán Nhà nước, có hiệu lực thi hành t ừ 01/01/2006, qui định Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn hỗ trợ Quốc hội và HĐND trong vi ệc thực hiện chức năng giám sát NSNN. Ngoài chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán NS, Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện kiểm toán tính tuân thủ, tính kinh tế ,tính hiệu lực và hiệu quả việc quản lý, sử dụng tài chính Nhà nước và tài sản Nhà nước. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước cung cấp các thông tin, dữ liệu tin cậy cho các cơ quan quản lý thấy rõ thực trạng hoạt đ ộng kinh tế, NS; đồng thời, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh nâng cao hiệu quả quản lý , sử dụng NSNN, tiền và tài sản của Nhà nước. Kết quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước thể hiện qua sản phẩm là báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực cuả các thông tin, số liệu về quýêt toán NS, về hoá đơn kinh tế - tài chính, là cơ sở để Nhà nước xem xét, phê chu ẩn quyết toán NSNN và quy định về nhiệm vụ NS, kinh tế - xã hội . Bên cạnh đó , báo cáo kiểm toán phân tích , đánh giá các thông tin dữ liệu đã được kiểm toán để các cơ quan quản lý thấy rõ thực trạng hoạt động kinh tế - tài chính , công tác quản lý , sử dụng NS , tiền và tài sản Nhà nước. Thông qua phân tích, đánh giá số liệu đã được kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước phản ánh 1 cách trung thực về thực trạng NS, đưa ra ý kiến đánh giá tổng quát về tính bền vững của NS và tính đầy đủ các thu, chi NS. Như vậy, đối với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, mặc dù không trực tiếp kiểm toán, nhưng thông qua kiểm toán các hoạt động ngân sách, các đơn vị kinh tế chủ lực, Kiểm toán Nhà nước có đánh giá những ảnh hưởng đển tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tính bền vững và chất lượng của tăng trư ởng kinh tế, các cân đối vĩ mô. Báo cáo kiểm toán kiến nghị các biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện, cơ chế chính sách, công tác quản lý. Kiểm toán Nhà nước tham gia với các cơ quan quản lý của nhà nước trong việc quyết định các chính sách về tài chính, ngân sách; xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến tài chính, NS. Với những điều kiện pháp lý cần thiết, cùng với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và đổi mới các hoạt động của mình, kiểm toán Nhà nước sẽ trở thành công cụ đắc lực và hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin tin cậy và khách quan ph ục vụ hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động NS, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý , tăng cường tính minh bạch tài chính , làm lành mạnh nền kinh tế quốc gia . . ngân sách địa phương. Và kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là căn cứ quan trọng, quyết định chất lượng của những báo cáo thẩm tra này. Để công tác thẩm tra kinh tế - xã hội và ngân sách. Kết quả kiểm toán với công tác thẩm tra kinh tế xã hội và ngân sách địa phương Hằng năm, UBND các tình thành phố đều lập báo cáo về t ình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -. là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán NS, Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện kiểm toán tính tuân thủ, tính kinh tế ,tính hiệu lực và hiệu quả việc quản

Ngày đăng: 08/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan