dao duc dia phuong

12 272 1
dao duc dia phuong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 32 Tiết 32 Đạo đức (Dành cho địa phương) ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI ĐI ĐƯỜNG I.Mục tiêu: -Học sinh hiểu: -Để đảm bảo an toàn khi đi đường, các em phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè, các em phải đi sát lề đường về phía bên phải, biết chọn nơi an toàn để qua đường -Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định -Đi đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người -Học sinh chấp hành đúng luật giao thông đườmg bộ II.Tài liệu và phương tiện: -Tài liệu về giáo dục an toàn giao thông III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 .Kiểm tra bài cũ : -Chăm sóc cây trồng, vật nuôi -Giáo viên nêu câu hỏi: +Vì sao em phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi +Em đã tự chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào? -Nhận xét 2 .Bài mới - Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu Để đảm bảo an toàn khi đi đường, các em phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè, các em phải đi sát lề đường về phía bên phải, biết chọn nơi an toàn để qua đường .Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định . Đi đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người . Qua bài : Đảm bảo an toàn khi đi đường . - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt Động 1 : Hoạt động cả lớp -Mục tiêu: Kiểm tra nhận thức của Học sinh về cách đi bộ an toàn, Học sinh biết xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường -Tiến hành: -Giáo viên kiểm tra học sinh : +Để đi bộ được an toàn, em phải đi như thế nào? -Giáo viên nêu tình huống: - Hát ổn định để vào tiết học . -2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên . + Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa . - Học sinh cả lớp lắng nghe - 02 học sinh nêu lại tựa bài + Cho Học sinh nói về cách đi bộ an toàn, Học sinh nêu xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường . + Học sinh trả lời . -Đi bộ trên vỉa hè, đi với người lớn, nắm tay người lớn, chú ý quan sát trên đường, không mãi nhìn cửa hàng, các 20 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc đường không có vỉa hè, em đi như thế nào? +Ở nông thôn, khi đi bộ, em đi ở phần đường nào để đảm bảo an toàn? -Kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi đi đường, ở nông thôn, khi đi bộ cần đi sát lề đường về phía bên phải, ở thành phố, em phải đi trên vỉa hè * Hoạt Động 2: Thảo luận nhóm -Mục tiêu: Học sinh biết cách đi, chọn nơi và chọn thời điểm để qua đường an toàn -Học sinh nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường -Tiến hành: -Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý sau: +Muốn qua đường an toàn, phải tránh những điều gì? +Nếu qua đường ở những nơi không có tín hiệu đèn giao thông, em sẽ đi như thế nào? -Gợi ý: -Em sẽ quan sát như thế nào? -Theo em, khi nào thì qua đường an toàn? Em nên qua đường như thế nào? +Nếu qua đường nơi có tín hiệu đèn giao thông(ngã tư ) ,em đi như thế nào? -Mời đại diện các nhóm trình bày -Giáo viên nhận xét -Kết luận: Để đảm bảo an toàn, các em phải qua đường ở nơi quy định (có vạch đi bộ qua đường, có biển chỉ dẫn dành cho người đi bộ qua đường), ở những đoạn đường không có tín hiệu đèn giao thông, ta phải chú ý tìm nơi an toàn, dừng lại, quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, quang cảnh trên đường -Em đi sát vào lề đường - Đi sát lề đường bên phải - Học sinh chú ý lắng nghe và nêu lại ý chính : Để đảm bảo an toàn, khi đi đường, ở nông thôn, khi đi bộ cần đi sát lề đường về phía bên phải, ở thành phố, em phải đi trên vỉa hè + Cho học sinh thảo luận nhóm -Học sinh biết cách đi, chọn nơi và chọn thời điểm để qua đường an toàn -Học sinh nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường + Lớp được chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý . -Không qua đường ở giữa đoạn đường, nơi có nhiều xe cộ qua lại, không qua đường chéo giữa ngã tư, ngã năm, ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ hoặc ngay khi vừa xuống xe, nơi có khúc quanh hoặc có nhiều vật cản. - Nhìn bên trái trước, sau đó nhìn bên phải, có thể nhìn cả đằng trước và đằng sau nếu ở gần đườnggiao nhau xem có nhiều xe đang đi tới không - Khi không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới - Đi theo đường thẳng vì đó là đường ngắn nhất, cùng đi với nhiều ngưới, không được vừa tiến, vừa lùi . -Học sinh trả lời - Đại diện các nhóm trình bày -Học sinh chú ý lắng nghe + Để đảm bảo an toàn, các em phải qua đường ở nơi quy định (có vạch đi bộ qua đường, có biển chỉ dẫn dành cho người đi bộ qua đường), ở những đoạn đường không có tín hiệu đèn giao thông, ta phải chú ý tìm nơi an 21 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh đi thẳng * Hoạt động 3 : Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ -Mục tiêu: Củng cố lại kĩ năng đi đường -Giáo viên hướng dẫn cách chơi -Học sinh tham gia chơi -Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh 3. Củng cố - dặn dò : -Nhận xét tiết học -Dặn học sinh : ôn lại bài, thực hiện tốt luật giao thông đường bộ -Chuẩn bị bài sau: Dành cho địa phương (tt) toàn, dừng lại, quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đi thẳng + Học sinh tham gia trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ + Học sinh lắng nghe giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc . Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 22 Tuần 33 Tiết 33 Đạo đức (Dành cho địa phương) GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG I.Mục tiêu: -Học sinh biết được nơi công cộng là nơi nào? -Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (nơi có nhiều người qua lại) -Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới -Giáo dục cho Học sinh có thói quen giữ vệ sinh nơi công cộng II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -1 .Kiểm tra bài cũ : - Đảm bảo an toàn khi đi đường -Giáo viên nêu câu hỏi: +Để đi bộ được an toàn, em phải đi như thế nào? +Muốn qua đường an toàn, ta cần tránh những điều gì? -Nhận xét 2 .Bài mới - Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu biết được nơi công cộng là nơi nào? Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (nơi có nhiều người qua lại) . Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới . Qua bài : Giữ vệ sinh nơi công cộng . - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp -Mục tiêu: Học sinh hiểu được nơi công cộng là những nơi nào, biết được tác dụng của việc giữ vệ sinh nơi công cộng -Tiến hành: -Giáo viên nêu các câu hỏi: +Nơi công cộng là những nơi nào? +Nêu ví dụ về những nơi công cộng mà em biết? +Em có nên vứt rác bừa bãi trong lớp học, trên sân trường không? Vì sao? +Đi chơi trên công viên, khi ăn quà bánh, em có nên vứt rác ở ngay mặt đường, thảm cỏ, bồn hoa không? Vì sao? +Vào bệnh viện, em có được khạc nhổ lung tung trên nền nhà không? +Vì sao em phải giữ vệ sinh nơi công cộng? - Hát ổn định để vào tiết học . -2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên . + Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa . - Học sinh cả lớp lắng nghe - 02 học sinh nêu lại tựa bài + Cho học sinh thảo luận cả lớp . - Học sinh hiểu được nơi công cộng là những nơi nào, biết được tác dụng của việc giữ vệ sinh nơi công cộng + Học sinh trả lời . - Nơi có nhiều người qua lại - Trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị… -Học sinh tự trả lời + Không , phải bỏ rác vào thùng rác trong công viên , giữ vệ sinh chung . + Không , khác nhổ đúng nơi qui định , giữ vệ sinh chung . + Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể 23 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Mời một số Học sinh trả lời -Kết luận: Nơi công cộng là trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị…, ta phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ * Hoạt động 2: Thảo luận để đóng vai -Mục tiêu:Học sinh tự biết cách xử lí các tình huống về giữ vệ sinh nơi công cộng -Tiến hành: -Giáo viên nêu các tình huống và chia các nhóm thảo luận để đóng vai -Tình huống1: Em cùng bạn đi vệ sinh, đi tiểu xong, bạn em không dội nước và chạy vào lớp học -Tình huống2: Trong giờ thủ công, sau khi hoàn thành xong sản phẩm, trống báo hiệu ra chơi, các bạn trong nhóm học tập của em chạy ùa ra không nhặt giấy vụn -Tình huống3: Giờ ra chơi, em nhìn thấy 2 bạn Học sinh ăn quà, xả rác -Tình huống4: Vào công viên chơi, em thấy một nhóm các em nhỏ ăn sữa chua và vứt hộp xuống thảm cỏ -Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận, đóng vai để xử lí các tình huống đó -Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày -Giáo viên nhận xét, chốt ý từng tình huống -Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn dội nước sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong -Tình huống 2: Các em phải nhặt giấy vụn sạch sẽ rồi mới được ra chơi -Tình huống 3: Em nên nhắc 2 bạn đó nhặt rác -Tình huống 4: Em cần nhắc các em nhỏ: sau khi ăn quà xong, các em nên bỏ hộp sữa vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung * Hoạt động 3 : Trò chơi Ai nhanh hơn -Mục tiêu: củng cố lại nội dung bài đã học -Giáo viên đưa ra 2 bảng phụ có kẻ sẵn nội dung: những việc nên và không nên làm để hiện nếp sống văn hoá mới . -các em nhận xét, bổ sung thêm ý kiến -Học sinh lắng nghe và nêu lại ý chính : Nơi công cộng là trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị…, ta phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ + HS thảo luận để đóng vai - Học sinh tự biết cách xử lí các tình huống về giữ vệ sinh nơi công cộng -Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn dội nước sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong -Tình huống 2: Các em phải nhặt giấy vụn sạch sẽ rồi mới được ra chơi -Tình huống 3: Em nên nhắc 2 bạn đó nhặt rác -Tình huống 4: Em cần nhắc các em nhỏ: sau khi ăn quà xong, các em nên bỏ hộp sữa vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung + Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét góp ý + Lắng nghe giáo viên nhận xét , chốt ý . + Học sinh tham gia trò chơi : Ai nhanh hơn . -Học sinh tham gia trò chơi -Từng nhóm nhận 2 bảng phụ có kẻ 24 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng -Lớp cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, trong thời gian 3 phút, các em lần lượt chơi tiếp sức: điền các việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đội nào ghi được nhiều việc đúng, nhanh, đội đó sẽ thắng -Học sinh tham gia chơi -Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc . 3. Củng cố - dặn dò : -Liên hệ, giáo dục Học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nhất là trường học của chúng ta để tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp -Nhận xét tiết học -Dặn Học sinh thực hiên tốt những điều đã học -Chuẩn bị bài sau: Dành cho địa phương sẵn nội dung: những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng -Lớp cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, trong thời gian 3 phút, các em lần lượt chơi tiếp sức: điền các việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đội nào ghi được nhiều việc đúng, nhanh, đội đó sẽ thắng + lắng nghe GV nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc . + Học sinh nêu lại : giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nhất là trường học của chúng ta để tạo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp + Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 25 Tuần 34 Tiết 34 Đạo đức LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI (Dành cho địa phương) I.Mục tiêu: -Giúp Học sinh hiểu được lễ phép với người lớn tuổi là biết cư xử lễ phép, biết chào hỏi, nói năng, biết thưa gởi, khi đưa cho người trên và nhận của người trên vật gì thì phải dùng hai tay -Lễ phép với người trên là biểu hiện của nếp sống có văn hoá -Giáo dục cho Học sinh có thái độ lễ phép với người trên II.Chuẩn bị: -Tư liệu:Mẩu chuyện: “Bạn Chi” III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 .Kiểm tra bài cũ : -Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng -Giáo viên nêu câu hỏi: +Vì sao phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng? +Nêu những việc em đã làm để giữ vệ sinh nơi công cộng? -Nhận xét 2 .Bài mới : - Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu biết được hiểu được lễ phép với người lớn tuổi là biết cư xử lễ phép, biết chào hỏi, nói năng, biết thưa gởi, khi đưa cho người trên và nhận của người trên vật gì thì phải dùng hai tayLễ phép với người trên là biểu hiện của nếp sống có văn hoá . Qua bài : Lễ phép với người lớn tuổi . - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Kể chuyện: Bạn Chi -Mục tiêu: Học sinh biết: khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng lễ phép, đó là nếp sống của người có văn hoá -Tiến hành: -Giáo viên kể chuyện: “ Bạn Chi” -Nội dung: Chiều hôm ấy, chỉ có một mình Chi ở nhà trông nhà. Chi đang ngồi làm bài tập toán thì có tiếng gõ cửa, Chi vội vàng chạy ra mở cửa. Bác Quân, bạn của bố Chi đến chơi. Chi nhanh nhẹn chào bác: - Hát ổn định để vào tiết học . -2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên . + Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa . - Học sinh cả lớp lắng nghe - 02 học sinh nêu lại tựa bài + Cho từng nhóm HS kể chuyện: Bạn Chi -Học sinh biết kể : khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng lễ phép, đó là nếp sống của người có văn hoá -Học sinh chú ý lắng nghe 26 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cháu chào bác ạ! Cháu mời bác vào nhà xơi nước ạ! - Bác Quân vội nói: -Thôi cháu, bác có chút việc phải đi ngay, bác ghé qua nhà gửi bố cháu cái này. Cháu cầm cho bác và nói với bố cháu là có bác Quân đến, hôm khác, bác lại chơi + Chi đưa hai tay cầm gói quà và nói: -Vâng ạ! Cháu xin bác! Rồi Chi cố mời: -Cháu mời bác vào nhà nghỉ cho đỡ mệt! - Bác Quân cám ơn Chi và nhìn Chi trìu mến -Giáo viên nêu câu hỏi cho Học sinh trả lời +Khi bác Quân đến nhà, Chi đã có thái độ như thế nào * Hoạt động 2 : Tự liên hệ và liên hệ +Những hành động trên chứng tỏ Chi đã có đức tình gì? +Lễ phép với người trên còn thể hiện như thế nào? -Kết luận: Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng và lễ phép, điều đó thể hiện nếp sống của người có văn hoá mới -Mục tiêu: Học sinh thể hiện sự lễ phép đối với người lớn tuổi -Giáo viên gọi một số Học sinh tự đặt ra các tình huống để tỏ thái độ lễ phép với người trên -Giáo viên và cả lớp nhận xét -Học sinh tự liên hệ về bản thân em đã biểu hiện sự lễ phép với thầy cô giáo, với các cô bác nhân viên trong nhà trường như thế nào 3. Củng cố - dặn dò -Nhận xét và biểu dương hành động của một số Học sinh trong lớp, trong trường, nhắc nhở một số Học sinh tỏ ra thiếu lễ phép với người lớn tuổi -Gọi Học sinh nêu vài câu tục ngữ về nội dung bài -Ví dụ: Lời chào cao hơn mâm cỗ -Học sinh trả lời - Chào bác, mời bác vào nhà uống nước - Đưa 2 tay nhận gói quà và nói cảm ơn bác - Cố mời bác vào nhà nghỉ cho đỡ mệt - Chào bác, mời bác vào nhà uống nước, rất lễ phép với người trên - Bạn Chi rất lễ phép với người trên - Nói năng thưa gởi và biêt dùngcác từ:vâng,dạ, cử chỉ đưa và nhận vật gì từ người lớn phải dùng hai tay -Học sinh lắng nghe và nêu lại ý : Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ tôn trọng và lễ phép, điều đó thể hiện nếp sống của người có văn hoá mới -Học sinh tự nêu các tình huống -Học sinh tự liên hệ về bản thân em đã biểu hiện sự lễ phép với thầy cô giáo, với các cô bác nhân viên trong nhà trường . + Học sinh lắng nghe biểu dương hành động của một số Học sinh trong lớp, trong trường, rút kinh nghiệm một số Học sinh tỏ ra thiếu lễ phép với người lớn tuổi. -Học sinh tự vài nêu vài câu tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học . 27 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu trẻ, trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho- Giáo viên giải thích… -Nhận xét tiết học -Dặn Học sinh ôn bài và thực hiện tốt những điều đã học - Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tiết học . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 28 Tuần 35 Tiết 35 Đạo đức ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 2 VÀ CUỐI NĂM I.Mục tiêu: Giúp Học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các nội dung: tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọngđám tang, tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước -Biết cư xử khi gặp khách nước ngoài, ứng xử đúng khi gặp đám tang, có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, biết sử dụng nước tiết kiệm, biết bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm, có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 .Kiểm tra bài cũ : -Lễ phép với người trên -Giáo viên nêu câu hỏi: +Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi, em phải có thái độ như thế nào? +Em đã làm gì khi gặp các thầy cô giáo, các cô bác nhân viên nhà trường? -Nhận xét 2 .Bài mới - Hôm nay Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu biết được hiểu được tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọngđám tang, tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước . Biết cư xử khi gặp khách nước ngoài, ứng xử đúng khi gặp đám tang, có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, biết sử dụng nước tiết kiệm, biết bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm, có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước . Qua bài : Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối HK2 - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt Động 1 : Thảo luận nhóm * Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế và xử lí tình huống -Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học -Các nhóm thảo luận theo gợi ý sau: +Khi gặp khách nước ngoài, em đã làm gì? - Hát ổn định để vào tiết học . -2 Học sinh thực hiện lên bảng kiểm tra theo nội dung của giáo viên . + Học sinh lắng nghe giáo viên sửa chữa . - Học sinh cả lớp lắng nghe - 02 học sinh nêu lại tựa bài + Học sinh thảo luận nhóm * Liên hệ thực tế và xử lí tình huống -Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm lên trình bày + Khi gặp khách nước ngoài, em có 29

Ngày đăng: 08/07/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan