Cách học nhóm hiểu quả tại lớp học ppsx

30 553 0
Cách học nhóm hiểu quả tại lớp học ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một nhóm học trên lớp cần biết: - Mỗi nhóm học chỉ từ 3 đến 5 người. Nhóm đông hơn sẽ khó quản lý và giao công việc. - Mỗi nhóm học cần phải làm quen với cách thức hoạt động của cả nhóm, cần đưa ra những nguyên tắc chung thống nhất mà mọi người đều đồng ý. - Nhất thiết phải phân công một thành viên ghi chép lại toàn bộ buổi học hay thảo luận để cuối cùng tổng kết lại thành bản báo cáo hoàn chỉnh. - Luôn cố gắng tư duy liên tục và sáng tạo không ngừng, phát biểu ý kiến, đặt ra những câu hỏi hay đưa ra những giải pháp. - Phải luôn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như hiểu biết của mình về vấn đề đang thảo luận với cả nhóm. - Cố gắng để hiểu ý kiến, quan điểm của các thành viên khác. Không chỉ trích người khác nếu người đó đưa ra một quan điểm trái ngược với mình hoặc mình không đồng ý. - Mỗi thành viên trong nhóm có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp. - Các nhóm dưới sự chỉ định của giáo viên sẽ có hiệu quả hơn là nhóm tự chỉ định lẫn nhau. - Không ngại hỏi những điều mình chưa biết hoặc còn thắc mắc. - Vì phải thảo luận ngay trên lớp nên các thành viên cần phải tìm các tài liệu trước khi buổi học bắt đầu. - Nếu một thành viên lười biếng, không chịu hợp tác, các thành viên còn lại buộc phải loại người đó ra khỏi danh sách của nhóm mình. Quan ly Làm việc theo nhóm là một kỹ năng rất quan trọng cần có ở mỗi người. Nếu bạn được bầu làm trưởng nhóm, bạn đã biết cách quản lý thời gian và công việc của nhóm một thật hiệu quả chưa? Vai trò của trưởng nhóm có tính chất sống còn đối với hoạt động của nhóm đó. Để đảm nhiệm vai trò đó một cách thành công không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ở bạn rất nhiều thời gian, nỗ lực và tính kiên trì. Nếu không biết cách quản lý, bạn sẽ biến nhóm của mình thành nhóm những cá nhân hoạt động rời rạc, không có sự gắn kết với nhau. 1. Hãy đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho nhóm của bạn để mọi người cùng chấp hành như những quy định về sự tham gia, thời gian họp nhóm, vai trò của từng cá nhân trong nhóm (nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký, ?) 2. Thường xuyên thông báo cho các thành viên trong nhóm về những nhiệm vụ cần hoàn thành trong thời gian sắp tới cũng như tiến độ thực hiện công việc. Phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng người để ai cũng có phần trong việc hoàn thành nhiệm vụ. 3. Nhóm tức là nhiều cá nhân với nhiều tính cách, thói quen khác nhau cùng làm việc với nhau. Vì vậy, để trở thành một trưởng nhóm thực sự hiểu được các thành viên trong nhóm của mình bạn nên dành thời gian tìm hiểu về cách làm việc với từng kiểu người. 4. Sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhóm sẽ mang lại hiệu quả công việc rất lớn vì vậy bạn cần biết tạo ra một môi trường thân thiện trong nhóm và gắn kết các thành viên lại với nhau. Hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người dựa trên hiệu quả công việc của họ. 5. Là một trưởng nhóm, bạn sẽ thường xuyên phải trình bày với cả nhóm về công việc do đó, bạn nên luyện tập kỹ năng thuyết trình và phát biểu trước đám đông thật tốt để bài phát biểu hay thuyết trình của mình có sức thuyết phục cao. Theo Sức trẻ Việt Nam 7 bước để quản lý nhóm hiệu quả Làm việc theo nhóm là một xu thế làm việc rất phát triển và hiệu quả trong các doanh nghiệp hiện nay. Để nhóm hoạt động tích cực, vai trò xây dựng của trưởng nhóm là vô cùng quan trọng. 1. Tập hợp những cá nhân xuất sắc Khả năng làm việc của những nhân viên hàng đầu có thể mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đừng ngần ngại đầu tư cho nhóm của mình một vài nhóm viên "có sạn trong đầu". Một người giỏi bằng 3 người trung bình, đừng quá quan tâm đến số lượng. Để mời được những nhóm viên có năng lực đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Đừng tìm kiếm kiểu "fast food". Hãy tìm hiểu tính cách, động cơ làm việc của những người được lựa chọn cũng như năng lực chuyên môn của họ, thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề, tầm nhìn và cách phân tích các chi tiết. 2. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ Nhiều nhà quản trị chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ của từng thành viên, đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu quả nhất. Khi đặt một người vào đúng vị trí của họ, trao cho họ vũ khí sở trường, công việc đảm bảo sẽ được thực hiện rất xuất sắc. Bạn có thể giúp các nhân viên tự khám phá ra động cơ làm việc và khả năng của họ bằng cách phỏng vấn, giao việc, thử trình độ, 3. Đảm bảo sự cân bằng Một dự án luôn thực hiện rất nhiều hoạt động. Vì vậy, trong nhóm phải có đầy đủ các nhóm viên chuyên gia trong từng lĩnh vực (tư vấn, phân tích, chuyên gia IT…). Rắc rối trong ở khâu nào sẽ có người giải quyết ngay khâu ấy, không để dự án bị ách. Sự cân bằng trong tính cách giữa các cá nhân cũng cần đảm bảo, điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm. Luôn đề cao tinh thần tập thể, lựa chọn thành viên có chuyên môn cao đồng thời với khả năng thích ứng và linh hoạt với công việc cũng như với những người khác. 4. Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời Là nhóm trưởng, bạn phải sâu sát mọi hoạt động của nhóm để có những điều chỉnh hợp lý. Không chỉ điều chỉnh công việc, bạn còn phải điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc. Sự tự ý thức trong nhóm là điều cốt yếu, các thành viên cần thường xuyên đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm của mình. Các buổi thảo luận công khai, có quy mô là rất cần thiết. 5. Gây dựng lòng tin Không nên "vạch lá tìm sâu" hay tùy tiện khiển trách thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, việc biểu dương các thành tích, dù là nhỏ và đánh giá cao sự đóng góp của các thành viên sẽ thiết lập được sự thi đua và tính thân thiết trong nhóm. Biết chấp nhận sai sót của mọi người, coi đó như một cách để họ học hỏi. Chắc chắn về vai trò và trách nhiệm của từng người để giao nhiệm vụ cho họ. Một nhà quản trị giỏi phải biết cân bằng giữa sức mạnh của từng cá nhân với sức mạnh của tập thể. 6. Chặt chẽ trong công việc và thân mật với mọi người Tạo cơ hội cho các thành viên phát huy tối đa khả năng của mình. Sự hoàn thiện của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của cả nhóm. Động viên các thành viên trong nhóm khi họ gặp phải thất bại và cho phép họ sửa sai. Đặt con người lên hàng đầu. Cư xử chân thành với các nhóm viên. 7. Nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra sự thực hiện Sự minh bạch, rõ ràng trong việc truyền đạt thông tin cho cả nhóm là điều kiện rất quan trọng để thành công. Một dự án thường gặp nhiều thay đổi so với kế hoạch trong quá trình triển khai, mỗi thành viên cần nắm bắt kịp thời những điều chỉnh, tránh sự nhận thức mơ hồ. Tập thể nhóm cần được thông tin về bất kỳ một sự thay đổi nào, từ đó có thể tránh những va chạm làm ảnh hưởng đến công việc và nhiệm vụ của họ. Cần chắc chắn rằng các thành viên có sự nhận thức đầy đủ như nhau về những gì cần hoàn thành và mọi người luôn gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, nhà quản trị luôn phải cập nhật những thông tin phản hồi. Có như vậy, hoạt động của nhóm mới thực sự mang lại hiệu quả tối ưu. Quy tắc 1: Khiến nhân viên tích cực và hào hứng làm việc “Làm việc gì đó bởi vì nó phù hợp với mình chứ không chỉ vì nó hứa hẹn sự thành công”. Vaclav Havel, Tổng thống Cộng hòa Séc TTO - Bạn quản lý nhân viên. Họ là những người làm công ăn lương. Tuy nhiên, nếu như đối với họ, công việc họ làm “chỉ đơn thuần là công việc” thì bạn không bao giờ khiến cho họ có thể làm việc hiệu quả nhất. Nếu họ đến chỗ làm mà chỉ mong hết giờ và làm việc cầm chừng thì coi như bạn đã thất bại. Nhưng ngược lại, nếu như họ tìm thấy niềm vui trong công việc, họ đến làm việc với tâm trạng hào hứng phấn khởi và tích cực lăn xả vào công việc thì bạn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng được những năng lực nổi trội nhất của họ. Vấn đề là việc chuyển đổi từ một nhóm làm việc chậm chạp, kém hiệu quả thành một nhóm làm việc hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Chính bạn là người phải khuyến khích, lãnh đạo, thúc đẩy, kêu gọi họ và khiến họ tham gia một cách tích cực vào công việc. Mọi việc chỉ có thế thôi. Nhưng bạn lại cảm thấy đó giống như một thách thức đối với bạn đúng không? Tôi có tin vui cho bạn đó là việc làm cho nhóm của bạn trở nên nhiệt tình với công việc họ đang làm là một việc rất dễ. Những gì bạn phải làm là khiến họ quan tâm tới công việc của họ. Điều này thì cũng rất dễ. Bạn phải làm cho họ ý thức về giá trị công việc họ đang làm, công việc của họ có ảnh hưởng gì tới cuộc sống, nó đem lại những nhu cầu cần thiết gì cho người khác và bằng cách nào mà họ có thể để lại ấn tượng với người khác thông qua sản phẩm họ làm ra. Bạn hãy làm cho họ tin rằng những gì họ làm có ý nghĩa rất lớn. Ở một mức độ nào đó những việc họ làm cũng chính là những đóng góp cho xã hội chứ không phải chỉ làm giàu cho các cổ đông, chủ công ty. Vâng, tôi biết nếu như bạn quản lý một nhóm y tá thì việc chỉ cho họ biết họ đã đóng góp thế nào cho xã hội dễ dàng hơn là việc chỉ cho những người làm công việc quảng cáo biết được sự đóng góp của họ. Tuy nhiên, nếu như bạn để tâm nghĩ về công việc của họ thì bạn có thể tìm thấy giá trị của bất cứ công việc nào mà họ làm. Như vậy, bạn có thể khiến cho họ tự hào dù cho họ có làm việc gì đi chăng nữa. Bạn muốn tôi chứng minh không? Này nhé, những người làm công việc bán các thiết kế mẫu quảng cáo sẽ giúp cho các công ty khác, kể cả một số công ty rất nhỏ, giành được thị phần. Người làm quảng cáo sẽ khiến cho các khách hàng tiềm năng hướng tới những sản phẩm mà có lẽ họ đã mong đợi từ lâu và thật sự thấy cần thiết. Chính những người làm về quảng cáo đã khiến cho các tạp chí, báo chí phát triển mạnh mẽ vì những phương tiện này lưu hành ngày càng nhiều nhờ vào số tiền đăng các tin quảng cáo. Quảng cáo cung cấp thông tin và đem lại niềm vui cho người đọc (nếu không thì độc giả không mua đúng không?). Hãy làm cho họ tin rằng những gì họ làm có ý nghĩa rất lớn Bạn hãy quan tâm tới nhân viên của bạn. Đây là một điều dễ làm. Sau đây là một ví dụ. Ai cũng mong muốn được đánh giá cao và muốn được coi là người có ích. Những người hay nghi ngờ thì cho rằng đây là điều vô lý. Tuy nhiên đây là sự thật, rất thật. Tất cả những gì bạn phải làm là thật sự quan tâm tới nhân viên. Bạn sẽ biết được cách quan tâm, suy nghĩ, lo lắng, thấy được trách nhiệm và nhiệm vụ phải để tâm tới nhân viên. Bạn hãy làm trách nhiệm của mình một cách tận tâm và triệt để. Như vậy nhân viên của bạn sẽ quý trọng bạn và gắn bó với bạn lâu bền tới mức chính họ cũng không hiểu rõ lý do vì sao. Tuy nhiên, bạn phải tin tưởng vào chính mình trước khi áp dụng phương pháp này đối với nhóm của bạn. Bạn có tin là những gì bạn làm có một ảnh hưởng quan trọng và tích cực không? Nếu bạn không chắc thì bạn hãy bắt đầu quan tâm sâu sắc tới nhân viên của mình và bạn sẽ tìm ra cách quan tâm tới họ Quy tắc 2: Phải biết nhóm của bạn làm gì và hoạt động như thế nào “Chọn được cầu thủ giỏi thì dễ nhưng làm cho họ chơi ăn ý với nhau thì khó”. Casey Stengel, Cựu huấn luyện viên New York Yankees TTO - Vậy nhóm làm việc là gì và hoạt động như thế nào? Nếu như chúng ta muốn là một nhà quản lý thành công thì chúng ta phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.Nhóm làm việc không đơn thuần chỉ là tập hợp một nhóm người. Nó là một tổ chức có chức năng, đặc trưng riêng và quy tắc hoạt động. Nếu không biết được những điều này thì bạn sẽ lúng túng và gặp khó khăn trong công việc. Hiểu rõ được chúng thì bạn có thể làm cho nhóm của bạn đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Mỗi nhóm làm việc đều có nhiều người với những cách thức và cường độ làm việc khác nhau. Có người thì làm việc một cách hăng hái xốc vác, thì người có bạn phải thúc giục họ mới làm, có người dường như không làm việc gì cả nhưng bạn vẫn phải cần họ vì họ có thể cho bạn những ý kiến rất hay. Nếu như trước đây bạn chưa từng thấy nhóm của bạn làm việc một cách năng nổ, nhiệt tình thì tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách Quản lý nhóm làm việc: Tại sao họ thành công hoặc thất bại của Meredith Belbin. (Nếu như bạn đã từng đọc qua thì mời bạn xem tiếp các chương sau). Cuốn sách của Belbin viết dành cho những nhà quản lý muốn có được kết quả bằng cách khiến cho nhân viên của mình làm việc theo cách hiệu quả nhất. Tôi sẽ diễn đạt lại những điều ông ấy đã nói và tôi mong muốn bạn phải đem ra thực hành những điều ấy. Belbin cho rằng một nhóm có 9 vai trò. Chúng ta thường hay thực hiện một hoặc nhiều vai trò của nhóm. Tuy nhiên nếu như phân tích vai trò của nhóm của chúng tôi thì không tiện cho lắm. Vì vậy bạn hãy xác định vai trò nhóm của bạn rồi kiểm tra với những gì bạn tìm được thì có ích hơn. 9 vai trò của một nhóm làm việc: Là người đặt nền móng: Họ là những nhà tư tưởng đi tiên phong; họ đề ra ý tưởng mới; họ tìm ra giải pháp cho vấn đề khó khăn; họ có lối suy nghĩ cấp tiến, khác biệt, nhiều chiều và sáng tạo. Là người nghiên cứu tìm ra các phương sách: Họ là những người sáng tạo, thích đưa ra ý tưởng mới và thực hiện chúng; họ là người hướng ngoại và rất được người khác mến mộ. Là người hợp tác: Họ tuân thủ theo quy tắc và được quản lý chặt chẽ; họ có thể tập trung vào các mục tiêu và họ đoàn kết thành một nhóm thống nhất. Là người vạch kế hoạch: Họ luôn mong muốn đạt được kết quả, thành tích; họ ưa thích thách thức và khát khao thu được kết quả. Là người đánh giá và phân tích: Họ phân tích đánh giá và cân nhắc; họ là những người bình tĩnh và vô tư; họ luôn suy nghĩ một cách khách quan. Những người làm việc theo nhóm: Họ là những người luôn giúp đỡ lẫn nhau và có tinh thần hợp tác cao; họ luôn đối thoại với nhau nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhóm. Những người thực hiện công việc. Họ có kỹ năng làm việc tốt; họ làm việc hết mình; họ muốn công việc được hoàn thành. Là người hoàn tất công việc: Họ kiểm tra chi tiết công việc; họ là người gọn gàng và cẩn thận; họ làm việc hết sức tận tâm. Là các chuyên gia: Họ mong muốn trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn; họ làm việc rất chuyên nghiệp; họ có nhiều nghị lực và nhiệt huyết. Giờ đây bạn đã biết nên chọn ai vào trong nhóm của bạn rồi. Như vậy cụ thể thì một nhóm làm việc nghĩa là gì và bạn sẽ làm gì để nhóm của bạn làm việc một cách hiệu quả? Một lần nữa hãy xem lại cuốn sách của Belbin và bạn cần biết rằng nhóm là một tập thể người cùng làm việc vì một mục tiêu chung. Một nhóm không thể làm việc hiệu quả khi mỗi thành viên trong nhóm chỉ lo tập trung vào mục tiêu riêng của mỗi người. Mục tiêu riêng, sự thăng tiến cá nhân và việc tìm cách để gần gũi với sếp (cả bạn nữa), việc biến nơi làm việc thành một câu lạc bộ xã hội v.v… thì hãy gác lại sau giờ làm việc. Khi bạn nghe thấy cách xưng hô “chúng tôi” nhiều hơn là kiểu xưng hô ‘tôi’ thì khi đó có nghĩa là bạn đã có một nhóm làm việc biết hợp tác với nhau. Bạn cũng sẽ biết bạn có một nhóm làm việc tốt khi những vấn đề khó khăn trở nên dễ dàng bởi vì mỗi khi có khó khăn, các thành viên trong nhóm sẽ nói: “Chuyện sẽ ổn thôi, chúng ta cùng nhau giải quyết”. Bạn cũng biết bạn có một nhóm làm việc tốt khi bạn thấy nhóm của bạn làm việc một cách hiệu quả. 1. Kỹ năng làm việc theo nhóm: Những khái niệm cơ bản về nhóm và tầm quan trọng của tinh thần làm việc đồng đội. Cách hình thành nhóm và các giai đoạn phát triển của nhóm. Thái độ ứng xử và kỹ năng làm việc theo nhóm. Những thuận lợi và khó khăn khi làm việc nhóm. Cách xử lý xung đột và nâng cao hiệu quả làm việc theo nhóm. 2. Quản lý nhóm: Tìm hiểu vai trò lãnh đạo và quản lý nhóm. Giới thiệu các kỹ năng cần thiết để quản lý nhóm: động viên, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tổ chức cuộc họp, tham vấn nhân viên…. Tìm hiểu vai trò lãnh đạo và quản lý của trưởng nhóm, các phong cách lãnh đạo, các kỹ năng quản trị và quản lý cần thiết để quản lý nhóm làm việc hiệu quả. 3. Kỹ năng giao tiếp: Nắm bắt quy trình và các yếu tố then chốt để giao tiếp thành công. Cải thiện và sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống. Phán đoán tâm lý, phong cách, tính cách của của đối tượng giao tiếp. Tìm hiểu các bước giao tiếp hiệu quả, kỹ năng đặt câu hỏi, và vượt qua những rào cản trong giao tiếp. 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: Xác định vấn đề và cách thức phân tích vấn đề. 7 bước giải quyết vấn đề. Nắm rõ cách giải quyết vấn đề một cách hệ thống để vượt qua khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề. Biết cách khai thác các thông tin sẵn có để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề. 5. Kỹ năng lãnh đạo: Nắm bắt những kỹ năng cơ bản của nhà lãnh đạo. Phân tích các phong cách lãnh đạo, vai trò của người lãnh đạo và tình huống ứng dụng. Phân biệt vai trò của nhà lãnh đạo (leader) và nhà quản lý (manager). Thực hành các kỹ năng lãnh đạo đội nhóm trong học tập và cuộc sống, phát huy khả năng lãnh đạo. 6. Kỹ năng lập kế hoạch: Hiểu cách thức lập kế hoạch cá nhân và kế hoạch công việc. Các công cụ để giải quyết công việc hiệu quả thông qua việc lập kế hoạch tốt. Hoạch định cách hoạt động sáng tạo trong nghề nghiệp. Nắm vững các kỹ năng lập kế hoạch. 7. Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Hiểu rõ và nhận diện các đối tượng khách hàng. Các bước chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tạo phong cách chăm sóc khách hàng qua việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề. Trải nghiệm hành trình chinh phục khách hàng 8. Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Các bước chuẩn bị và thực hiện phỏng vấn xin việc. Vượt qua các rào cản trong giao tiếp trong khi phỏng vấn. Luyện tập viết đơn xin việc và sơ yếu lý lịch (CV). Hiểu rõ các hình thức phỏng vấn của nhà tuyển dụng và biết cách áp dụng các kỹ thuật dự phỏng vấn và trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc. 9. Tư duy sáng tạo: Biết cách tư duy khác biệt. Tư duy “ngoài chiếc hộp” (Think out of the box - TOB) là gì? Cách thức áp dụng TOB để vượt qua những lối tư duy, suy nghĩ thông thường. Nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và cải tiến trong công việc và cuộc sống. 10. Kỹ năng thuyết trình: Rèn luyện khả năng thuyết trình, trình bày vấn đề một cách tự tin. Nắm vững cách xây dựng bài thuyết trình. Nâng cao kỹ năng truyền đạt, kiểm soát thời gian. Phán đoán tâm lý người nghe và luyện tập cách thức trả lời các câu hỏi Lợi ích của làm việc theo nhóm 1. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. 2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. 3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức). 4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng. 5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. 6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. 7. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn. Sửa lần cuối bởi phandinhhoi vào ngày Thứ 3 Tháng 2 03, 2009 9:35 am với 2 lần sửa trong tổng số. phandinhhoi Tiêu đề bài viết: Re: Phong cách làm việc Đã gửi: Thứ 6 Tháng 1 30, 2009 4:32 pm Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 12 27, 2008 4:36 pm Bài viết: 180 Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm Làm thế nào để thể hiện mình là người làm việc theo nhóm hiệu quả? Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn: Hoàn thành công việc đúng thời hạn: Nếu bạn không hoàn thành công việc đúng thời hạn, bạn có thể làm đình trệ công việc của cả nhóm. Một người làm việc theo nhóm hiệu quả là người mà những thành viên khác trong nhóm có thể dựa vào và tin tưởng được. Là người vô tư, ngay thẳng: Theo Glem Parker, chuyên gia tư vấn về xây dựng nhóm ăn ý tại Princeton, tác giả cuốn Team players and teamwork: New strategies for developing success, để làm việc theo nhóm hiệu quả, bạn không nhất thiết phải làm theo chỉ đạo của trưởng nhóm mà cần có ý kiến đóng góp riêng, nhất là những ý kiến mang tính xây dựng, để cả nhóm cùng tiến lên. Thích nghi nhanh chóng: Trong công ty, bạn có thể tham gia một vài nhóm khác nhau, mỗi nhóm lại tập trung vào những mục tiêu nhất định. Chính vì vậy, khả năng thích nghi nhanh chóng là một phẩm chất cần thiết của một người làm việc theo nhóm. Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghệ, toàn cầu hóa nhanh [...]... gì bạn đã học Tìm hiểu về học viên Tìm hiểu điểm mạnh và khó khăn của học viên Với điều kiện nào thì họ học vào nhất? hay không học được? (Đừng bao giờ nghĩ rằng thói quen học của tất cả mọi người đều như nhau, hoặc đều giống như bạn) Thành lập mối quan hệ và tin tưởng · · Lưu ý những điểm khác biệt giữa bạn và người học Không phải là bạn đang cố gắng thay đổi học sinh, mà là dựa vào sức học của họ... nào!!! Nguyên tắc của làm chuyên đề theo nhóm Học nhóm, hoặc làm việc theo nhóm cần sự chia sẻ thông tin, nguồn lực và thống nhất về phương thức thực hiện Nhóm nào làm việc hiệu quả thường biết kết hợp các yếu tố này Tuy nhiên, từng nhóm hoặc từng cá nhân làm việc sẽ hiệu quả chỉ khi họ luôn sẵn sàng chia sẻ và tôn trọng các thành viên khác trong nhóm Làm việc trong nhóm dựa trên sự tôn trọng và khích lệ... theo nhóm cần phải linh hoạt, sáng tạo và thích nghi hơn Một cách thể hiện sự linh hoạt là đưa ra đề nghị thay đổi cách làm việc nếu nó có thể giúp đỡ đồng nghiệp khác Tôn trọng phong cách làm việc của đồng nghiệp: Trong một nhóm, mỗi người thích làm việc theo một cách khác nhau Nhóm làm việc tốt nhất sẽ có sự hòa trộn của nhiều phong cách Một người có khả năng làm việc theo nhóm tốt là người có thể hiểu. .. làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc • • • • • đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau Nhóm gồm 3 đến 5 người nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc Các nhóm dưới chỉ định của giáo viên thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ... LÀM VIỆC NHÓM CỘNG TÁC TRONG HỌC TẬP Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này Cộng tác trong học tập là hoạt động tương tác, là một thành viên của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm: •... NGHIỆM CỦA MỘT CỰU SINH VIÊN NGUYỄN VĂN HOÀNG – Cựu SV K03 – Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM Có đôi khi bạn nghĩ rằng “mình học ở trường chẳng được bao nhiêu, khi đi làm thì chẳng áp dụng được gì”, thật sự điều này đúng hay không? Suy nghĩ của bạn, và cách làm của bạn sẽ quyết định phần lớn điều này Học trong trường, cách học hiện tại của đa phần các bạn sinh viên đôi khi không hợp lý Để xem xét,... • Đôi khi, nhóm có đạt được thành công hay không là phụ thuộc rất nhiềuvào sự mạch lạc trong giải thích yêu cầu đề bài, dự án cũng như tiêu chí đưa ra từ phía thầy cô giáo Công việc của nhóm là giải nghĩa các hướng dẫn đó và thống nhất cách giải quyết vấn đề Quá trình công việc sẽ chỉ có hiệu quả khi thầy cô hướng dẫn trong quá trình Dự án làm theo nhóm không đơn giản như việc học theo nhóm Các sinh... viên không đạt hiệu quả cao Đánh giá dựa trên tiến bộ của toàn đội và của cá nhân Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hậu quả không hay khi mà những thành viên bị điểm thấp sẽ bị coi là "bỏ đi" và không ai chú ý đến họ nữa Hiểu nhanh và hiểu chậm? • • Người hiểu nhanh thường giúp và chỉ cho các thành viên còn gặp khó khăn Khi chỉ cho những người khác, chính là chúng ta cũng học để hiểu sâu hơn Đôi khi,... tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh học không vào vì việc này là ngoài nhiệm vụ gia sư và phải được thực hiện bởi một chuyên gia tư vấn Nếu có vấn đề nghiêm trọng, thì từ chối là cách tốt nhất Cách mẹo khi bạn làm gia sư: Để trở thành một gia sư tốt, bạn cần được huấn luyện: Huấn luyện về kiến thức cũng như phương pháp gia sư Xác định và tuyên bố rõ ràng với học sinh những gì bạn yêu cầu: Bạn yêu cầu học. .. việc học, bản thân bạn sẽ học nhanh hơn, hiệu quả và chắc chắn hơn Đánh giá chính là ở kết quả của cả nhóm Viện nghiên cứu Học thuật (IRL) http://www.irl.org/projects/projects.html, (16 tháng 9, 1998 ) LÀM GÌ AI THẾ NÀO KHI NÀO Tự giới thiệu: sở Tất cả thích, kinh nghiệm Buổi gặp lần 1 Phân công công Tất cả việc ghi chép, thư ký để ghi chép lại nội dung các cuộc họp · Được quyết định bởi cả Buổi nhóm . Một nhóm học trên lớp cần biết: - Mỗi nhóm học chỉ từ 3 đến 5 người. Nhóm đông hơn sẽ khó quản lý và giao công việc. - Mỗi nhóm học cần phải làm quen với cách thức hoạt động của cả nhóm, cần. vấn nhân viên…. Tìm hiểu vai trò lãnh đạo và quản lý của trưởng nhóm, các phong cách lãnh đạo, các kỹ năng quản trị và quản lý cần thiết để quản lý nhóm làm việc hiệu quả. 3. Kỹ năng giao. đột và nâng cao hiệu quả làm việc theo nhóm. 2. Quản lý nhóm: Tìm hiểu vai trò lãnh đạo và quản lý nhóm. Giới thiệu các kỹ năng cần thiết để quản lý nhóm: động viên, lập kế hoạch, giải quyết

Ngày đăng: 08/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan