Nghiên cứu sử dụng hợp lý tổ hợp máy chính và chân vịt kèm theo cho tàu cá cỡ nhỏ, chương 2 potx

6 337 2
Nghiên cứu sử dụng hợp lý tổ hợp máy chính và chân vịt kèm theo cho tàu cá cỡ nhỏ, chương 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 2: Đặc điểm hệ động lực tàu cá Tàu cá là thành viên trong khối tàu thủy. Do đó nó có những đặc điểm chung của t àu thủy và đặc điểm riêng của nó, việc lựa chọn động cơ chính trang bị trên tàu cá cỡ nhỏ của ngư dân hiện nay chủ yếu dựa vào cảm tính mà không dựa trên cơ sở tính toán. Mặt khác, máy chính trang bị cho tàu rất phong phú về chủng loại công suất và đa phần là máy cũ không có catalo nên không có đầy đủ t ài liệu vận hành. Người sử dụng máy không được đào tạo một cách có hệ thống .  Đặc điểm động cơ chính: Động cơ chính trang bị trên tàu cá cỡ nhỏ thường có công suất nhỏ, đôi khi có thể lên đến 500 mã lực, tốc độ quay cao, hầu hết là động cơ do các hãng nước ngoài chế tạo. Các động cơ này có cấu tạo nhỏ gọn và đơn giản hơn so với động cơ có công suất lớn. Có thể điểm qua một số mặt như sau: +Các động cơ cỡ nhỏ này đều l à những động cơ 4 kỳ tác dụng đơn, không tăng áp. Số xy lanh từ (1 ÷ 6) và công suất xy lanh từ (8 ÷ 80) Ml. Các động cơ này có tốc độ quay định mức từ (900 ÷ 3600) v/ph, phần lớn chúng là những động cơ cao tốc sử dụng hộp số cơ khí 2 cấp truyền (một cấp tiến và một cấp lùi), ly h ợp ma sát đĩa đơn (đơn hoặc kép).  Đặc điểm hệ trục chân vịt: Hệ trục chân vịt sử dụng trên tàu cá cỡ nhỏ ở nước ta rất đơn giản do buồng máy được bố trí ở phía đuôi tàu nên hệ trục ngắn chỉ gồm hệ trục chân vịt và khớp nối. Theo kết quả điều tra cho thấy các chủng loại động cơ thủy ngoại nhập cỡ nhỏ sử dụng ở nước ta chủ yếu là các họ động cơ của Nhật Bản và phần lớn là các họ động cơ của các hãng YANMAR s ản xuất, chúng thường có hệ trục kèm theo. Các hệ trục này gồm có: chân vịt, trục chân vịt, ống bao trục, ổ đỡ trục chân vịt khớp nối và cụm kín nước, hệ trục chân vịt thường ngắn nên không sử dụng trục trung gian . Khớp nối dùng để nối trục chân vịt với trục ra của hộp số động cơ thường l à khớp nối các đăng.Việc lắp đặt hệ trục chủ yếu là theo kinh nghiệm . Trên tàu ngoài động cơ chính có thể trang bị th êm máy phát điện và bơm thủy lực phục vụ máy khai thác. Bố trí chung buồng máy trên tàu cá cỡ nhỏ ở nước ta rất đơn giản .  Đặc điểm thiết bị đẩy: Hiện tại chân vịt chiếm ưu thế trong việc sử dụng làm thiết bị đẩy t àu. Trên các tàu cỡ nhỏ, đòi hỏi tính động cơ cao, người ta sử dụng thiết bị đẩy kiểu chân vịt .Đối với tàu cá cỡ nhỏ, chân vịt làm b ằng hợp kim đồng, kiểu bước xoắn cố định, số cánh từ (3 ÷ 4), đường kính đạt đến 1,2 m . Đối với tàu cá được trang bị một chân vịt, chân vịt quay phải (thuận chiều kim đồng hồ) hoặc quay trái (ngược chiều kim đồng hồ). 1.2. TÌNH HÌNH ĐÓNG MỚI VÀ KHAI THÁC 1.2.1. Tình hình đóng mới Ở nước ta, có khoảng trên 80% số lượng tàu cá là tàu cá cỡ nhỏ. Việc đóng mới hiện nay tương đối phát triển, các cơ sở đóng tàu tr ải khắp trên các tỉnh ven biển nước ta nhưng đa phần tàu được đóng mới l à tàu cá cỡ nhỏ và được đóng dựa trên kinh nghiệm dân gian chứ không được thiết kế bài bản. Cụ thể là số lượng tàu thuy ền đánh cá tăng liên tục. Theo số liệu của Bộ Thủy sản, năm 1981 cả nước mới chỉ có 29.584 tàu gắn máy thì đến cuối năm 2004 chúng ta đ ã có 85.430 chiếc tàu gắn máy (Hình 1.1). Hằng năm, số lượng t àu thuyền tăng lên liên tục với tốc độ bình quân 2.929 chi ếc/năm. Hình 1.1 - Sự tăng trưởng về số lượng tàu thuyền gắn máy trong thời kỳ 1981-2003 Cùng với sự gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác, tổng công suất máy tàu cũng không ngừng tăng lên. Tổng công suất tàu thuy ền gắn máy năm 1981 ghi nhận được là 453.871 CV thì đến năm 2004 con số này đ ã là 4.721.701 CV, với mức tăng bình quân 164.579 CV/năm (Hình 1.2). Hình 1.2 - Biến động tổng công suất máy tàu của lực lượng khai thác và năng suất đánh bắt thời kỳ 1981 – 2003 1.2.2. Tình hình khai thác Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng (3,1 ÷ 4,2) triệu tấn, với khả năng khai thác (1,4 ÷ 1,6) triệu tấn; khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển và 0,123 triệu tấn mực Bảng 1.1 - Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của các vùng biển Nhưng do trình độ khai thác còn thấp cho nên khi phát triển nghề cá xa bờ, họ gặp phải các khó khăn như: Chưa nắm chắc được ngư trường của v ùng biển xa bờ. Quy mô tàu cá còn nhỏ, khả năng chịu sóng gió kém. Chưa nắm chắc kỹ thuật khai t hác ở vùng biển xa bờ. Dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác xa b ờ đạt thấp. Hiện có khoảng 31,5% các tàu đóng trong chương trình khai thác xa bờ bị lỗ và nợ đọng vốn vay của ngân hàng. . tại chân vịt chiếm ưu thế trong việc sử dụng làm thiết bị đẩy t àu. Trên các tàu cỡ nhỏ, đòi hỏi tính động cơ cao, người ta sử dụng thiết bị đẩy kiểu chân vịt .Đối với tàu cá cỡ nhỏ, chân vịt. cao tốc sử dụng hộp số cơ khí 2 cấp truyền (một cấp tiến và một cấp lùi), ly h ợp ma sát đĩa đơn (đơn hoặc kép).  Đặc điểm hệ trục chân vịt: Hệ trục chân vịt sử dụng trên tàu cá cỡ nhỏ ở nước. chủ yếu là các họ động cơ của Nhật Bản và phần lớn là các họ động cơ của các hãng YANMAR s ản xuất, chúng thường có hệ trục kèm theo. Các hệ trục này gồm có: chân vịt, trục chân vịt, ống bao

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan