Giúp học sinh nắm chắc tác phẩm tự sự văn xuôi Việt Nam bằng sơ đồ hình vẽ và hệ thống câu hỏi trong chương trình Ngữ văn 8

9 1.5K 3
Giúp học sinh nắm chắc tác phẩm tự sự văn xuôi Việt Nam bằng sơ đồ hình vẽ và hệ thống câu hỏi trong chương trình Ngữ văn 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD……………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS……………………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o  GIÚP HỌC SINH NẮM CHẮC KIẾN THỨC TÁC PHẨM TỰ SỰ VĂN XUÔI VIỆT NAM BẰNG SƠ ĐỒ HÌNH VẼ VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 Người thực hiện : Chức vụ : Đơn vò công tác : Nhiệm vụ được giao : I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Tác phẩm văn chương là một tổ chức tinh vi, là một cấu trúc phức tạp nhiều tầng, là sự kết hợp hữu cơ giữa khách quan được phản ánh với chủ quan biểu hiện của tác giả, hay nói cách khác, đó là sự kết hợp hữu cơ giữa lớp vỏ âm thanh (vật chất, lớp hình) và lớp nghóa của hình (nội dung). Sự cảm thụ tác phẩm văn chương là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính cụ thể, từ cảm nhận trực tiếp lớp hình đến sự phân tích khái quát được nghóa của lớp hình, của các yếu tố nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng, chỗ mạnh của các em là sự cảm nhận trực tiếp, là sự cảm thụ tươi mát, là sự phong phú về trí tưởng tượng. Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm nhận lý tính, có suy ngẫm thì các em hầu hết đều bộc lộ rõ điểm yếu. Người giáo viên giảng dạy văn học do đó, phải tìm ra hình thức, biện pháp gợi mở, dẫn dắt tìm tòi, khám phá, nâng dần lên nhận thức quan niệm tính về tác phẩm văn chương ở học sinh. Để thực hiện được điều đó, người giáo viên giảng dạy văn học phải kết hợp được tất cả các thao tác, các phương pháp tối ưu có thể trong một tiết giảng dạy. Đó là sự kết hợp giữa hệ thống câu hỏi, các kênh hình, các sơ đồ liên kết … để giúp các em có thể nắm chắc kiến thức, phát huy được tính tự chủ, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá nội dung của tác phẩm. SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 1 Để áp dụng một cách triệt để các khả năng trên, giáo viên phải hết sức chú ý, thận trọng và phải có đònh hướng trước trong bài soạn giảng. Vấn đề nào nên sử dụng loại câu hỏi nào cho phù hợp, vấn đề nào phải thực hiện trắc nghiệm khách quan, vấn đề nào phải đưa kênh hình vào giảng dạy và sử dụng sơ đồ trong tác phẩm nào cho phù hợp…., sao giúp cho học sinh nắm được tác phẩm như một chỉnh thể. II/ NHỮNG KHÓ KHĂN : • Khách quan : - Hầu hết chương trình lớp 8, các văn bản tự sự văn xuôi Việt Nam đều nằm ở học kỳ 1 và là các đoạn trích trong những tác phẩm văn học. Từ đó học sinh rất khó liên hệ với nội dung chính của tác phẩm , khó nắm vững nội dung chỉnh thể của tác phẩm do các em chưa từng được tham khảo nguyên bản tác phẩm. - Thời lượng các đoạn trích văn bản tự sự văn xuôi Việt Nam còn quá ít trong chương trình, vì vậy việc liên hệ với những tác phẩm trong cùng một giai đoạn, trong cùng một thể loại còn bò hạn chế. - Tranh ảnh phục vụ cho bộ môn ngữ văn nói chung, các văn bản văn xuôi tự sự Việt Nam nói riêng còn thiếu trầm trọng trong kho thiết bò của nhà trường. Giáo viên phải tự đi foto các kênh hình trong sách giáo khoa. • Chủ quan : * Về phía học sinh : - Học sinh hiện nay vẫn còn tư tưởng học tập theo lối thụ động (thầy giảng – trò nghe; thầy đọc – trò chép), đặc biệt trong các phân môn thuộc khoa học xã hội, trong đó có môn ngữ văn. - Đa số học sinh lười biếng trong việc tìm tòi, học hỏi các tài liệu có liên quan đến văn bản. - Trong quá trình tiếp thu kiến thức, hầu hết các em không có quá trình soạn bài ở nhà, vì vậy việc triển khai tiết dạy bò thụ động, không phát huy được hết khả năng sáng tạo ở học sinh. - Đại đa số học sinh không thích học môn ngữ văn nói riêng và các môn học thuộc khoa học xã hội nói chung do xu thế chung nên các em thích học các môn học tự nhiên hơn * Về phía giáo viên : SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 2 - Một số giáo viên không có quá trình soạn giảng chuẩn bò kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Việc soạn giảng qua loa nên dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao. - Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Việc tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến bộ môn phụ trách còn bò xem nhẹ. - Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, một số giáo viên còn chưa có khả năng áp dụng phương pháp đổi mới, vẫn còn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống khiến học sinh thụ động, không có sự tư duy sáng tạo. Từ khó khăn nêu trên, bản thân tôi cũng có sự trăn trở về phương pháp giảng dạy sao cho vừa phát huy được khả năng tự chủ, sáng tạo của học sinh, vừa khiến tiết học nhẹ nhàng gây hứng thú cho các em, đồng thời giúp các em nắm chắc nội dung kiến thức, chỉnh thể của tác phẩm văn chương. III/ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ; Từ những năm giảng dạy và bằng kinh nghiệm của cá nhân, tôi nhận ra rằng việc sử dụng đa dạng hóa các biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học đổi mới hiện nay. Trong những phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ cho việc đọc – hiểu các văn bản ngữ văn thuộc văn xuôi tự sự Việt Nam (lớp 8) thì việc sử dụng sơ đồ nhằm khắc sâu nội dung của đoạn trích, khắc sâu nội dung của từng công việc triển khai trong tiết dạy là hết sức quan trọng. Trong cả một tiết học, sau khi giáo viên đã sử dụng các phương pháp truyền thụ kiến thức bằng hệ thống câu hỏi (tái hiện, nêu vấn đề, gợi mở …) và bằng cả kênh hình trong sách giáo khoa. Có thể học sinh vẫn chưa nắm chắc được kiến thức. Việc kết hợp sử dụng hệ thống sơ đồ hình vẽ không chỉ củng cố toàn bộ nội dung tác phẩm hoặc đoạn trích mà còn gợi sự tò mò tìm hiểu của học sinh. Để thực hiện hiệu quả tiết dạy, tôi đã làm như sau : 1/ Bước 1 : - Yêu cầu học sinh tìm hiểu bố cục (hoặc nêu những sự việc liên quan tới nhân vật chính của tác phẩm - đoạn trích) - Gọi học sinh nêu rõ nội dung từng đoạn, từng phần (hoặc các chi tiết liên quan tới nhân vật trong tác phẩm – đoạn trích) SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 3 Yêu cầu : + Để thực hiện được yêu cầu nêu trên, học sinh phải có quá trình chuẩn bò trước bài soạn ở nhà. Từ đó các em sẽ có cơ sở để thực hiện yêu cầu một cách nhanh nhất. + Giáo viên có thể gọi nhiều học sinh thực hiện yêu cầu nêu trên. Gợi mở để các em tranh luận, tìm ra giải pháp tối ưu. Có thể dùng hình thức thảo luận nhóm để các em thực hiện. Sau đó sơ kết bước 1 để thực hiện công việc tiếp theo. 2/ Bước 2 : Trình bày sơ đồ (đã chuẩn bò sẵn ở bảng phụ) - Đánh giá quá trình tranh luận của học sinh, rút ra kết luận. Sau đó giáo viên trình bày sơ đồ đã chuẩn bò sẵn lên bảng lớp. - Đònh hướng cho học sinh nội dung bài học bằng sơ đồ-hình vẽ. Từ đó học sinh sẽ tự đònh hướng được những nội dung cần tìm hiểu trong phần "Đọc - hiểu văn bản". Tiết học sẽ hiệu quả hơn khi trọng tâm bài học đã được đònh hình. 3/ Bước 3 : Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản : - Khi thực hiện công việc này, người giáo viên phải chuẩn bò sẵn hệ thống câu hỏi chi tiết liên quan tới bài học. Đặc biệt hệ thống câu hỏi đó phải bám sát theo sơ đồ đã được trình bày. Công việc trình bày sơ đồ và hệ thống câu hỏi phải được giáo viên chuẩn bò kỹ lưỡng và thể hiện chi tiết trong giáo án (kể cả phương án dự kiến trả lời của học sinh). - Phương pháp để thực hiện hiệu quả tiết học phải được giáo viên thực hiện triệt để bằng hệ thống câu hỏi : nêu vấn đề, gợi mở, tái hiện … và bằng phương pháp thảo luận nhóm. Từ đó học sinh sẽ tự tư duy, tự tìm tòi để thực hiện yêu cầu của bài dạy. Giáo viên lúc này chỉ giữ vai trò là người hướng đạo, giúp các em tranh luận để tìm ra giải pháp thích hợp nhất. 4/ Bước 4 : Củng cố bài học. - Giáo viên thu lại bảng phụ, đặt một số câu hỏi củng cố. Yêu cầu học sinh trình bày lại sơ đồ bằng trí nhớ của mình. SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 4 Khi thực hiện công việc này, học sinh buộc phải tái hiện lại toàn bộ công việc, các em buộc phải suy nghó để thực hiện yêu cầu. Như vậy, hầu hết học sinh sẽ khắc sâu được nội dung bài học, cảm nhận được tác phẩm văn chương như một chỉnh thể. Ví dụ : Khi giảng dạy đoạn trích "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao. * Bước 1 : Tìm hiểu bố cục (hoặc những sự việc liên quan tới nhân vật lão Hạc) - Học sinh có thể trình bày bố cục theo 3 phần : + Phần 1 : Lão Hạc sang nhờ ông giáo + Phần 2 : Cuộc sống của lão Hạc sau khi bán chó + Phần 3 : Cái chết của lão Hạc - Học sinh tìm hiểu các sự việc chính xoay quanh nhân vật lão Hạc. + Lão Hạc kể chuyện bán chó, ông giáo cảm thông và an ủi lão. + Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc + Cuộc sống khó khăn của lão Hạc sau đó + Thái độ của Binh Tư và của ông giáo khi biết việc lão Hạc xin bả chó. + Suy nghó của ông giáo trước cái chết của lão Hạc. * Bước 2 : Giáo viên trình bày sơ đồ tóm tắt đoạn trích (bằng bảng phụ đã chuẩn bò sẵn) SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 5 Lão Hạc Trước khi bán chó Gia cảnh túng thiếu, có cuộc sống đạm bạc. Cậu con trai duy nhất bỏ nhà đi do phẫn chí Lão làm bạn với con chó vàng, cùng với hơn 3 sào vườn Sau khi bán chó Cuộc sống túng quẫn Ân hận vì không cưới được vợ cho con và phải bán con chó trung thành Tự vẫn để chuộc lỗi và giữ ba sào vườn cho con * Bước 3 : hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản : - Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để giúp học sinh dựa vào sơ đồ để tìm hiểu đoạn trích : hệ thống câu hỏi phải được kết hợp giữa nhiều loại câu hỏi khác nhau để không chỉ giúp các em tái hiện lại toàn bộ đoạn trích mà còn giúp các em hình dung được toàn bộ nội dung tác phẩm. Bên cạnh đó câu hỏi phải có tác dụng để các em tư duy, suy nghó, tìm tòi để đưa ra những giải pháp : + Vì sao lão Hạc rất yêu thương "cậu Vàng" mà vẫn phải đành lòng bán cậu ? + Việc lão Hạc bán "cậu Vàng" gợi cho em suy nghó gì ? + Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi lão kể chuyện bán "cậu Vàng" với ông giáo? + Trong lời kể lể, phân trần, than vãn của lão Hạc với ông giáo cho ta thấy tâm trạng gì của lão Hạc ? + Vì sao lão Hạc phải tìm đến cái chết ? + Nam Cao tả cái chết của lão Hạc như thế nào? + Tại sao lão Hạc lại chọn cái chết như vậy ? Em có suy nghó gì về cái chết của lão Hạc ? Từ hệ thống câu hỏi tìm hiểu về nhân vật chính của đoạn trích, giáo viên có thể đặt những câu hỏi phụ nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật ông giáo – Một nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo lúc bấy giờ, nhằm giúp học sinh hiểu nội dung đoạn trích một cách chỉnh thể, toàn diện. + Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào ? + Tại sao ông giáo lại có cảm giác buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện + Nhân vật ông giáo đã gợi cho em suy nghó gì về nhân vật này ? Trong quá trình dẫn dắt câu hỏi, giáo viên phải luôn bám sát sơ đồ tóm tắt cốt truyện đã được trình bày. Đồng thời lưu ý học sinh, vò trí đoạn trích được thể hiện trong sơ đồ. SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 6 Giáo viên thực hiện một cách linh hoạt các phương pháp : vừa đặt câu hỏi, vừa dùng phương pháp thảo luận nhóm để làm rõ nội dung tác phẩm. * Bước 4 : Củng cố - Việc củng cố nội dung đoạn trích phải đảm bảo xuyên suốt quá trình đoạn trích. Đây là khâu cực kỳ quan trọng nhưng thường bò giáo viên xem nhẹ. Vì vậy, với sự hỗ trợ của sơ đồ tóm tắt nội dung tác phẩm, lúc đó công việc củng cố trở nên nhẹ nhàng hơn, đỡ tốn thời gian hơn so với bình thường. Sau khi thực hiện phương pháp như trên, bản thân tôi nhận thấy hiệu quả tiết dạy rất cao. Hầu hết mọi học sinh đều hiểu bài và nắm rất chắc nội dung bài học. Hoạt động học tập của các em cũng vì thế mà trở nên nhẹ nhàng hơn, không trở nên căng thẳng. Các em cũng hứng thú hơn trong việc tìm tòi, tìm hiểu những giải pháp. Hoạt động của giáo viên trở nên bớt căng thẳng, không chòu nhiều áp lực, phát huy được tính tự chủ sáng tạo của học sinh đúng với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều kiện thực hiện phương pháp nêu trên : - Giáo viên phải có quá trình chuẩn bò chi tiết, công phu, thể hiện một cách cụ thể trong giáo án. Phải có quá trình tham khảo tài liệu có liên quan để từ đó giúp học sinh hiểu tác phẩm như một chỉnh thể. - Việc chuẩn bò dụng cụ để thể hiện sơ đồ khá tốn kém, phải có giải pháp để giáo cụ được sử dụng lâu dài (Bảng meka hoặc ép bìa nilon và được sử dụng bằng viết lông có thể xóa được). IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC ; Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu đi hình ảnh cảm nhận tác phẩm văn học. Việc giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn học không chỉ được giáo viên thể hiện qua phương tiện ngôn từ, qua ngôn ngữ viết, qua kênh hình trong sách giáo khoa. Vì vậy trong quá trình dạy – học tác phẩm văn học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, miễn là đạt được hiệu quả giảng dạy. SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 7 Trong quá trình dạy – học môn ngữ văn, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu giá trò, vẻ đẹp của tác phẩm Sau khi áp dụng phương pháp nêu trên, các em có thể trình bày cách hiểu của mình về nội dung bài học. Những thông tin từ văn bản tạo cho học sinh sự liên kết chặt chẽ với kênh hình và sơ đồ tóm tắt nội dung. Để trắc nghiệm hiệu quả của sáng kiến, bản thân tôi đã dành thời gian tiến hành trắc nghiệm khách quan đối với học sinh khối 8. Kết quả trắc nghiệm cho thấy như sau : Số học sinh lớp 8 KẾT QUẢ 75 TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN SAU KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng 1 12 44 18 5 18 46 6 Tỷ lệ 1,3% 16,0% 58,7% 24,0% 6,7% 24,0% 61,3% 8,0% V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi thực hiện, bản thân tôi tự nhận thấy với mỗi bài đọc - hiểu văn bản theo phương pháp mới, người dạy cần hạn chế đến mức thấp nhất việc thuyết trình (giới thiệu, giảng bình, … ). Do đó nếu không cải tiến và đa dạng hóa các biện pháp và phương tiện dạy học thì ít nhiều có những giờ văn trở thành giờ hỏi đáp khô cứng, thiếu đi hứng thú của người học và tính mềm mại vốn có. Sự hỗ trợ của sơ đồ kết hợp với hệ thống câu hỏi phù hợp sẽ củng cố việc cảm nhận và củng cố nội dung văn bản. Bởi văn bản tự sự đều là văn bản có đề tài, nội dung gần gũi. Sử dụng những nội dung từ văn bản tạo cho mình sự liên hệ với các hình ảnh để nhận biết và hiểu sâu về những khía cạnh và chỉnh thể của văn bản. Những kinh nghiệm trên của bản thân tôi có lẽ chưa hẳn là những nội dung mới mẻ với đồng nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này bản thân tôi tự nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tự chủ, khả năng tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của học sinh. Học sinh có thể cảm nhận và tưởng tượng riêng để phát biểu thành lời. Từ đây còn làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ cho các em, đồng thời các em còn có thể rèn luyện được kỹ năng nói, trình SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 8 bày, miêu tả và kỹ năng giao tiếp nhằm phục vụ cho những tiết tập làm văn trở nên sinh động hơn. Bên cạnh đó, tôi tự nhận ra rằng, phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi trong toàn cấp THCS và không chỉ bó hẹp trong phạm vi tác phẩm tự sự văn xuôi Việt Nam mà còn có thể áp dụng trên các thể loại văn bản khác. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, tất nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý và bổ sung của các bạn đồng nghiệp để hiệu quả tiết giảng dạy văn bản thêm thành công, góp phần nâng cao kết quả giáo dục trong nhà trường. Xin chân thành cám ơn ! Đông Hưng A; ngày … tháng … năm … Người thực hiện SKKG – Ngữ văn 8 Người viết : Phạm Đức Chính Trường THCS Đông Hưng A 9 . NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS……………………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o  GIÚP HỌC SINH NẮM CHẮC KIẾN THỨC TÁC PHẨM TỰ SỰ VĂN XUÔI VIỆT NAM BẰNG SƠ ĐỒ HÌNH VẼ VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG CHƯƠNG TRÌNH. phải chuẩn bò sẵn hệ thống câu hỏi chi tiết liên quan tới bài học. Đặc biệt hệ thống câu hỏi đó phải bám sát theo sơ đồ đã được trình bày. Công việc trình bày sơ đồ và hệ thống câu hỏi phải được. các văn bản tự sự văn xuôi Việt Nam đều nằm ở học kỳ 1 và là các đoạn trích trong những tác phẩm văn học. Từ đó học sinh rất khó liên hệ với nội dung chính của tác phẩm , khó nắm vững nội dung

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan