Phòng & xử trí một cơn hạ đường huyết pps

5 338 0
Phòng & xử trí một cơn hạ đường huyết pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng & xử trí một cơn hạ đường huyết Bệnh nhân đái tháo đường cũng có lúc bị hạ đường quá mức, có thể rất đơn giản nếu bạn biết cách xử trí kịp thời, cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không có khả năng tự nhận biết. Do đó bệnh nhân phải học cách nhận biết và xử trí tình huống này. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu ³ 60 mg/dL. Các dấu hiệu bị hạ đường huyết cần biết Bạn nhanh chóng có một hay nhiều triệu chứng sau, xuất hiện dần từ nhẹ đến nặng: + Vã nhiều mồ hôi, người lạnh toát. + Mệt lả, bủn rủn tay chân, đói run, tưởng như sắp ngất đến nơi. + Lo lắng, hốt hoảng, hồi hộp. + Hoa mắt, nhìn mờ. + Tê vòng quanh miệng, nói khó khăn. + Nặng hơn có thể co giật, hôn mê. Những việc cần làm ngay Ngay sau khi nhận biết có những dấu hiệu kể trên, bạn phải gọi lớn người nhà đến giúp, gồm: - Ngậm 3 viên kẹo ngọt, hoặc pha 3 muỗng cà phê đường cát với một ít nước (khoảng 100 ml), rồi uống ngay. - Đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa bớt, có thể uống nước đường lần nữa. - Trong trường hợp quá nặng (co giật, hôn mê), phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nên nhớ, không được cố nhét đồ ăn thức uống vào miệng một người hôn mê. - Sau khi qua khỏi cơn hạ đường huyết, bạn cũng cần thông báo lại cho bác sĩ điều trị biết. Làm sao để khỏi bị hạ đường huyết? - Bạn nên ăn uống điều độ, đúng giờ. - Không nên bỏ bất cứ một bữa ăn nào. - Không nên uống rượu, nhất là vào lúc bụng đói. - Nên ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa trước khi tập thể thao. - Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. - Bạn luôn nhớ mang sẵn kẹo ngọt trong người, để dành có lúc cần đến. - Khi đi du lịch tốt nhất bạn nên mang theo toa và các thuốc đang dùng. Các thời điểm dễ bị hạ đường trong ngày - Trước bữa ăn trưa: 10 - 11 giờ sáng. - Trước bữa ăn chiều: 15 - 16 giờ chiều. - 12 giờ khuya đến gần sáng. - Tình trạng này đôi khi xảy ra ngay khi bạn vừa ăn xong. Chăm sóc bàn chân bệnh nhân đái tháo đường Bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị loét và có thể nặng nề đến nỗi phải cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tự chăm sóc đôi bàn chân mỗi ngày, biết cách đề phòng và phát hiện sớm những bất thường dù nhỏ (mục đích để điều trị sớm), thì việc đoạn chi oan uổng kia sẽ không xảy ra. Có 6 điều bạn nên ghi nhớ: - Trước tiên bạn phải được điều trị tốt bệnh đái tháo đường và cao huyết áp: mục đích tránh bị thiếu máu nuôi chân và mất cảm giác bàn chân. Bác sĩ sẽ giúp bạn. - Bạn không được đi chân không, ngay cả khi ở trong nhà. Nên chọn giày dép đế bằng, rộng rãi, thoải mái, êm chân. Nhớ kiểm tra kỹ bên trong giày trước khi mang, tránh có cát, vật nhọn làm trầy xước da chân. - Rửa chân sạch và luôn giữ bàn chân khô. Dùng xà phòng rửa sạch chân mỗi ngày, rồi dùng khăn mềm lau khô. Nhớ lau thật kỹ các kẽ ngón. Không ngâm chân trong nước quá 5 phút. - Soi gương tự khám lòng bàn chân mỗi ngày (nếu mắt bạn kém, nhờ người khác khám hộ). Khi thấy lòng bàn chân có những vùng da đổi màu lạ, hoặc có những vết trầy xước đến bác sĩ ngay để được chữa trị sớm. - Móng tay, móng chân: chỉ nên cắt thẳng một đường, không dùng kềm để lấy khóe. Có thể dùng giũa giấy để mài tròn hai đầu. - Không nên dùng kềm, kéo cắt bỏ những vùng da dày. Có thể bôi vaselin để làm mềm da, rồi dùng giũa giấy hoặc miếng bọt biển để mài mòn dần. BS. TRƯƠNG DẠ UYÊN (Bệnh viện Hoàn Mỹ ) . Phòng & xử trí một cơn hạ đường huyết Bệnh nhân đái tháo đường cũng có lúc bị hạ đường quá mức, có thể rất đơn giản nếu bạn biết cách xử trí kịp thời, cũng có. học cách nhận biết và xử trí tình huống này. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu ³ 60 mg/dL. Các dấu hiệu bị hạ đường huyết cần biết Bạn nhanh chóng có một hay nhiều triệu chứng. ăn thức uống vào miệng một người hôn mê. - Sau khi qua khỏi cơn hạ đường huyết, bạn cũng cần thông báo lại cho bác sĩ điều trị biết. Làm sao để khỏi bị hạ đường huyết? - Bạn nên ăn uống

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan