Cách truyền bệnh của Ruồi pdf

6 145 1
Cách truyền bệnh của Ruồi pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách truyền bệnh của Ruồi Vi trùng không có “chân”, không có “cánh”, tuy có nhúc nhích (di động) nhưng không thể di chuyển xa được. Không may cho loài người, vi trùng lại có thể “bay xa ngàn dặm” nhờ các động vật trung gian như ruồi, muỗi, gián, chuột, bọ… Ruồi nhà là côn trùng mang theo nhiều mầm bệnh nhất để truyền cho người. Chúng thường xuyên tới lui hai nơi quan trọng là thức ăn và chất bẩn, nhất là phân người. Chúng sinh sản cực kỳ mau lẹ và bay xa hàng chục cây số để tìm mồi (thức ăn, xác động vật ươn sình, trái cây chín, phân, rác…) và chọn nơi sinh đẻ là cầu tiêu, phân súc vật… Các nhà khoa học đã chứng minh được có trên 30 chứng bệnh do Ruồi mang truyền: vi trùng dịch tả, thương hàn, kiết lỵ, các chứng tiêu chảy, uốn ván (phong đòn gánh), ghẻ lở, mụn nhọt, mụt cóc, mắt đỏ, giun sán (sán lãi), bại liệt… Mức độ mang truyền dịch bệnh càng quan trọng vì 5 lý do sau: - Do Ruồi sinh sản mau lẹ, dân số quá đông, nhà nào, nơi nào cũng có Ruồi nên người ta quá quen và xem thường chúng. Một cặp Ruồi, nếu có đủ môi sinh (phân, rác…) cho nó phát triển thì trong vòng 6 tháng, có thể tạo ra một khối Ruồi bao phủ khắp trái đất một lớp dày 50 cm! - Do thân thể Ruồi, nhất là các chùm lông ở ba cặp chân, bò lui bò tới quét dính vi trùng ở các nơi bẩn nhất rồi bu lên “trét” vào thức ăn, đồ dùng của người. - Do quá trình biến thái, vi trùng trong phân động vật nhiễm vào giòi, khi giòi biến thành Ruồi mang theo các vi trùng ấy sẵn sàng truyền sang nơi nào chúng đáp xuống. - Do chất ói của Ruồi, đường dẫn thức ăn qua vòi liếm hút của Ruồi có đường kính quá nhỏ, chỉ bằng 0,006 mm, nên Ruồi chỉ nuốt được thức ăn li ti cỡ hạt phấn hoa mà thôi. Vì vậy, khi gặp thức ăn, Ruồi phải tiết nước bọt ra rồi hút vào ói ra cho đến khi thức ăn mềm nhũn biến thành dịch lỏng mới liếm hút được. Bằng cách đó, Ruồi đã “bơm” vi trùng vào thức ăn của ta. - Do phân Ruồi, trong khi ăn, còn luôn luôn thải ra thêm phân nữa! Vi trùng ở nơi bẩn thỉu theo đường tiêu hóa của Ruồi, sinh sôi nảy nở rồi theo phân Ruồi sẽ… “đặt lên” thức ăn, vật dụng, vết thương hay khóe miệng của bạn… Vì thế mà mầm bệnh, kể cả vi trùng dịch tả, kiết lỵ… ở xa ta hàng cây số vẫn được Ruồi mang đến lây truyền cho mọi người! Bệnh cúm gà ở xã trên, làng dưới chẳng mấy chốc Ruồi sẽ mang tới trại gà gần hay xa nơi đó! Vì vậy, bạn phải luôn luôn diệt Ruồi, cắt đứt mọi nguồn chất bẩn mà Ruồi có thể lui tới bằng cách xây dựng hố xí, cầu tiêu hợp vệ sinh, thùng rác có nắp, đồng thời đậy kỹ thức ăn, chén bát, rửa thật sạch rau, quả trước khi ăn, lại đừng ăn uống hàng rong, hàng quán mà thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nhà trường, đoàn, đội cần nhắc nhở các em học sinh về những kiến thức vệ sinh thường thức này. KS. KHA HY Hoàng liên ô rô và cây Mật gấu Thứ ba, 29/06/2010, 17:10 GMT+7 Hoàng liên ô rô (cây Mật gấu) - Mahonia nepalensis - Bạn Hồ Thị B. viết: “Có người bị ung thư phổi, bị ung thư gan, nghe nói chỉ dùng cây Mật gấu mua ở Sa Pa (mẫu đính kèm) mà trị hết, không biết có đúng không? Cho biết cách dùng ra sao? + Ung thư các loại là bệnh chuyên khoa, nên đi khám, chữa tại chuyên khoa ung thư. Chỉ khi bác sĩ “bó tay”, theo người chỉ dẫn dùng thuốc này, thuốc nọ, theo kiểu “còn nước còn tát” mà phần lớn là cây thuốc theo kinh nghiệm dân gian… Trong trường hợp này, được người chỉ dẫn tin cậy thì cứ dùng, trên tinh thần để an lòng người bệnh và người nhà, còn hiệu quả như thế nào, phải đợi có sự nghiên cứu sâu mới nói được. Mẫu vật bạn hỏi là cây Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.) mà người bán ở các vùng núi cao gọi là cây “Mật gấu” chứ không phải Hoàng đằng, mặc dầu gỗ thân của nó cũng rất đắng. Trong đông y, người ta dùng một trong các cây: Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis), Hoàng liên ô rô (M. quifolium), Thổ hoàng bá (M. bealei), Mã hồ (M. fortunei), Hoàng liên ô rô Nhật (M. japonica) cùng họ Berberidaceae và cây Bùi ô rô (Ilex cornuta) họ Aquifoliaceae, cùng một tác dụng, đều với tên “Thập đại công lao”: với vị đắng, tính hàn, quy kinh phế, trừ ho, hạ nhiệt, bổ âm hư, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ. Chúng cũng được chứng minh có tác dụng kháng sinh đối với Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa… Liều dùng: 8 -12 g, sắc uống. Theo sách “Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư” của Phan Lê, Hoàng liên ô rô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ âm hư, trừ ho, tiêu đàm, trị ho ra máu, viêm phổi, ung thư phổi, viêm dạ dày, ruột cấp, lỵ trực trùng, viêm gan siêu vi. Hoàng liên ô rô 30 g, Long quỳ, tức cây Lu lu đực (Solanum nigrum) 30 g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị ung thư gan. Dùng dài ngày. Hoàng liên ô rô 60 g, Thạch bì 40 g, Hạ khô thảo 45 g, Cam thảo 9 g. Sắc uống, trị ung thư mũi họng. Hoàng liên ô rô 15 g, Thạch quyết minh 30 g, Toàn yết 6 g, Cương tàm 9 g, Câu đằng 9 g, Trư ương ương (Galium aparine) 30 g, Xà lục cốc (Amorphophallus konjac) 30 g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, trị ung thư phổi. DS. PHAN BẢO AN - LY. ĐINH BÁ LUYỆN . ói của Ruồi, đường dẫn thức ăn qua vòi liếm hút của Ruồi có đường kính quá nhỏ, chỉ bằng 0,006 mm, nên Ruồi chỉ nuốt được thức ăn li ti cỡ hạt phấn hoa mà thôi. Vì vậy, khi gặp thức ăn, Ruồi. được. Bằng cách đó, Ruồi đã “bơm” vi trùng vào thức ăn của ta. - Do phân Ruồi, trong khi ăn, còn luôn luôn thải ra thêm phân nữa! Vi trùng ở nơi bẩn thỉu theo đường tiêu hóa của Ruồi, sinh. Cách truyền bệnh của Ruồi Vi trùng không có “chân”, không có “cánh”, tuy có nhúc nhích (di động) nhưng

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan