Ăn tiêu “hoá giải” nhiều bệnh tật doc

5 203 0
Ăn tiêu “hoá giải” nhiều bệnh tật doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ăn tiêu “hoá giải” nhiều bệnh tật Tiêu, hồ tiêu - Piper nigrum L., thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Bộ phận dùng là quả, gồm hai loại là tiêu trắng và tiêu đen. Tiêu đen mùi vị cay nồng đậm đà hơn tiêu trắng. Trong hạt (quả) có chứa tinh dầu thơm, piperin, protid, lipid, là chất điều vị được ưa chuộng. Tiêu có mùi thơm, vị cay, có tính kích thích mạnh. Công hiệu bảo vệ sức khỏe Tiêu vị cay, tính ấm nhiều, có tác dụng kiện tỳ ôn trung (ấm hệ tiêu hóa), hạ khí tiêu thực (trợ tiêu hóa), giải nhiệt trừ thấp (làm mát, chống ứ tắc). Đặc biệt có tác dụng “hóa giải” rất tốt với lạnh đau dạ dày, tiêu chảy do dạ dày bị lạnh, cũng như làm ra mồ hôi, điều trị cảm mạo phong hàn. Thành phần chính của hồ tiêu là piperin, cũng có chứa một lượng nhất định của tinh dầu thơm, protid, betastigmasterol, có tác dụng làm tăng huyết áp, trấn thống (giảm đau), có hiệu nghiệm nhất định với bệnh đau dạ dày và đau răng. Trong việc chế biến món ăn còn có tác dụng giải độc khử tanh, trừ béo, trợ tiêu hóa. Mùi thơm cay nồng của tiêu từ lâu đã được ưa chuộng, trở thành một chất điều vị dùng rộng rãi, trợ tiêu hóa. Ăn một ít tiêu có tác dụng tăng sự thèm ăn, ngoài ra, trên lâm sàng tiêu còn được dùng như thuốc kích thích niêm mạc phế quản, còn có thể dùng giải độc thức ăn do ăn phải cá, cua, tôm nhiễm độc. Các bài thuốc ứng dụng * Đau dạ dày do lạnh, nôn ra nước trong: - Tiêu trắng 10 hột, nuốt uống với rượu trắng. Dùng thêm khi bị đau trở lại. - Hồ tiêu 6 g, nhũ hương 3 g, tán mịn, uống với rượu. - Hồ tiêu 3 g, mộc dược 9 g, tán mịn, uống với rượu. * Nôn ói, trào ngược dạ dày, khí nghịch: - Hồ tiêu ngâm giấm, phơi khô, lại ngâm, lặp lại 7 lần, tán mịn, dùng rượu để vò viên lớn như hạt đậu, mỗi lần uống 4 viên, ngày 2 lần, dùng liền 4 – 7 ngày, uống với nước gừng hay nước giấm nhạt. - Táo đỏ 7 quả, bỏ hột, mỗi quả nhét vào 7 hạt tiêu, khâu lại, hấp 7 lần, vò viên lớn như hạt đậu, mỗi lần uống 7 viên, ngày 2 lần, uống với nước ấm. * Phong thấp: tiêu, đại hồi, phèn chua, đều bằng nhau. Tán nhỏ thêm ít rượu xoa bóp vào chỗ đau. * Tiêu chảy lạnh bụng ngày hè và thương hàn: hồ tiêu tán mịn, với cơm vò viên, lớn như hạt đậu, uống với nước cơm 40 viên, ngày 2 lần, dùng liền 3 ngày. * Nấc và ợ hơi: tiêu sao và tán nhỏ, làm viên với hồ, uống với giấm. * Lỵ ra trắng, đỏ, thương hàn thổ tả, ngộ độc thức ăn…: hồ tiêu 3 g, đậu xanh 15 g, tán mịn, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2 lần, dùng liền 3 - 10 ngày. * Ho lâu không khỏi: Tiêu 6 hạt tán nhỏ, cật heo 1 đôi, xắt miếng. Nấu lấy nước uống. * Ăn không tiêu, lạnh bụng trào ngược, tức bụng: hồ tiêu tán mịn, nuốt 1,5 g, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày. * Kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, trong bụng lạnh đau, ho nhiều đàm…: bột tiêu 0,4 g rắc lên rốn, băng keo dán kín, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. * Lang ben: lá tiêu giã nhỏ trộn với giấm hoặc rượu, bọc vải xát. Vài lưu ý khi nấu ăn với tiêu Hồ tiêu sau khi tán mịn để sử dụng, bất kể là tiêu trắng hay đen đều không thể chiên với dầu nhiệt độ cao, nên thêm vào một ít cho các món ăn hay món canh sắp nấu xong là thích hợp, bên cạnh đó cần trộn cho đều. Tiêu đen cần lưu ý thời gian nấu chung với thịt không nên quá lâu, nếu không sẽ làm cho vị cay và mùi thơm biến mất. Mùi vị cay thơm của tiêu bột (xay) dễ thăng phát, cho nên thời gian để dành không nên quá lâu. Những kiêng kỵ khi ăn tiêu Hồ tiêu dùng lượng quá lớn và quá liều trong thời gian dài có tác dụng kích thích với niêm mạc dạ dày, có thể gây ra chứng viêm xung huyết, hồi hộp, bứt rứt, bệnh trĩ, tăng huyết áp… Người bệnh viêm loét đường tiêu hóa, ho khạc ra máu, trĩ, viêm họng, đau mắt… nên dùng thận trọng. Khám phá mới từ tiêu Tổng hợp kết quả các cuộc nghiên cứu, nhóm chuyên gia sức khỏe sinh sản của Trung tâm y tế Weill Cornell (Mỹ) cho biết vòng tuần hoàn máu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh hoạt tình dục. Theo các chuyên gia này, có thể cải thiện vòng tuần hoàn máu bằng cách ăn những thức ăn cay nồng vì chúng kích thích máu lưu thông tốt hơn. Có thể kể đến một số thức ăn có vị cay, nồng như tiêu, tỏi, ớt, đậu phộng, hạt điều, quả óc chó, nhân sâm… Ngoài ra, nước khoáng, cá thu, cá hồi cũng góp phần cải thiện đáng kể khả năng “yêu” của nam giới. Mới đây, người ta khám phá hạt tiêu đen có thể giúp điều trị bệnh bạch biến. Bệnh bạch biến là tình trạng mà nhiều vùng da bị mất đi lớp sắc tố và trở thành màu trắng. Theo BBC, các nhà khoa học thuộc Đại học King (Anh) đã phát hiện ra rằng piperin - hợp chất tạo nên mùi và vị cay cho hạt tiêu đen - có thể kích thích da sản sinh sắc tố. Để đi đến kết luận trên, các chuyên gia đã thử nghiệm tác động của piperin và các chất dẫn xuất tổng hợp của nó khi được cấy vào da của loài chuột. Kết quả cho thấy piperin và hai chất dẫn xuất của nó đã kích thích quá trình sinh sắc tố, trả lại màu da nâu sáng cho chuột trong vòng 6 tuần! Lương y Nguyễn Công Đức, khoa y học cổ truyền, Đại học y dược TP.HCM . Ăn tiêu “hoá giải” nhiều bệnh tật Tiêu, hồ tiêu - Piper nigrum L., thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Bộ phận dùng là quả, gồm hai loại là tiêu trắng và tiêu đen. Tiêu đen mùi. thơm cay nồng của tiêu từ lâu đã được ưa chuộng, trở thành một chất điều vị dùng rộng rãi, trợ tiêu hóa. Ăn một ít tiêu có tác dụng tăng sự thèm ăn, ngoài ra, trên lâm sàng tiêu còn được dùng. uống. * Ăn không tiêu, lạnh bụng trào ngược, tức bụng: hồ tiêu tán mịn, nuốt 1,5 g, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày. * Kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, trong bụng lạnh đau, ho nhiều đàm…: bột tiêu 0,4

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan