Lich su Giải Nobel Văn học

11 487 0
Lich su Giải Nobel Văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải Nobel Văn học Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Huy chương giải Nobel văn chương Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning"). "Tác phẩm" ở đây có thể là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người được trao giải hoặc là một số tác phẩm riêng biệt được nêu trong phần lí do trao tặng. Cơ quan quyết định người được nhận Giải Nobel Văn học là Viện Hàn lâm Thụy Điển, quyết định này được công bố vào đầu tháng 10 hàng năm. Câu trích dẫn trong di chúc của Nobel về giải thưởng này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Trong tiếng Thụy Điển, từ idealisk vừa có thể hiểu là duy tâm (idealistic), vừa có thể hiểu là lý tưởng (ideal). Vì vậy trong giai đoạn đầu của Giải Nobel Văn học, Ủy ban Nobel đã gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn người xứng đáng và đã bỏ qua nhiều nhà văn nổi tiếng Thế giới như Lev Tolstoy hay Henrik Ibsen, với lý do là tác phẩm của các tác giả nhà chưa đủ "duy tâm". Tuy nhiên giai đoạn sau, nguyên tắc cứng nhắc này đã được nới lỏng và người được nhận giải thưởng thường đều là những tác giả được Thế giới công nhận. Mục lục  1 Thủ tục xét giải  2 Tranh cãi  3 Danh sách những người đạt giải  4 Thống kê theo ngôn ngữ  5 Thống kê theo quốc gia  6 Ngoài lề  7 Tham khảo  8 Liên kết ngoài Thủ tục xét giải Hàng năm Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ gửi các đề nghị đề cử những tác giả theo họ là xứng đáng được trao Giải Nobel Văn học. Ngoài các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển thì thành viên của các hội và viện hàn lâm văn học, giáo sư văn học và ngôn ngữ, những người từng được trao giải thưởng này và chủ tịch các hiệp hội nhà văn cũng được quyền đề cử, tuy nhiên họ không được quyền đề cử bản thân mình. Mỗi năm có hàng ngàn đề nghị được gửi đi và có khoảng 50 đề cử phản hồi. Các đề cử phải được gửi đến Viện trước ngày 1 tháng 2, sau đó nó sẽ được một ủy ban xem xét kỹ lưỡng. Từ tháng 4, Viện bắt đầu giới hạn số ứng cử viên xuống còn khoảng 20 và đến mùa hè thì chỉ còn khoảng 5 tác giả nằm trong danh sách đề cử. Các tháng tiếp theo, viện sĩ của Viện bắt đầu nghiên cứu kỹ tác phẩm của những ứng cử viên cuối cùng này. Đến tháng 10, các viện sĩ sẽ bỏ phiếu, và ứng cử viên nào nhận được quá bán số phiếu sẽ là người được trao giải. Quá trình này diễn ra tương tự với thủ tục xét giải của các giải Nobel khác. Nói chung thì việc đề cử và thảo luận về các ứng cử viên sẽ được giữ kín trong vòng 50 năm, tuy vậy đôi khi các tác giả cũng được thông tin về việc mình được đề cử. Khoản tiền kèm theo Giải Nobel Văn học đã thay đổi nhiều lần kể từ khi giải đầu tiên được trao năm 1901, đến đầu thế kỉ 21, trị giá của nó vào khoảng 10 triệu kronor Thụy Điển. Tác giả được trao Giải Nobel Văn học sẽ được nhận số tiền này kèm theo một giấy chứng nhận của Ủy ban Nobel và một huy chương vàng, đồng thời họ cũng sẽ được mời phát biểu tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 10 tháng 12 hàng năm tại Stockholm. Tranh cãi Giải Nobel Văn học từ lâu đã có một số tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn. Từ năm 1901 đến năm 1912, với cách diễn dịch nguyện vọng của Nobel là trao giải cho những tác giả theo khuynh hướng "duy tâm", ủy ban đã bỏ qua rất nhiều tác giả nổi tiếng Thế giới lúc bấy giờ như Lev Tolstoy, Henrik Ibsen hay Émile Zola. [1] . Trong quãng thời gian diễn ra Thế chiến thứ nhất và vài năm sau đó, ủy ban trao giải đã áp dụng chính sách trung lập, dẫn đến việc ưu tiên tác giả từ những nước không tham chiến hơn là các tác giả đến từ các nước tham gia Thế chiến thứ nhất vốn đều là các quốc gia có nền văn học phát triển. [1] . Năm 1974, ba tác giả nổi tiếng Thế giới là Graham Greene, Vladimir Nabokov và Saul Bellow đều được đề cử, nhưng giải thưởng lại lọt vào tay các tác giả người Thụy Điển ít tên tuổi hơn là Eyvind Johnson và Harry Martinson, vốn cũng nằm trong ủy ban xét tặng giải thưởng này. Sau đó Bellow được trao giải năm 1976 nhưng Greene và Nabokov thì không bao giờ được xét tặng giải thưởng này nữa. Người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1997 là Dario Fo thoạt tiên chỉ được một số nhà phê bình coi là một ứng cử viên nhẹ ký vì tác giả này thường được biết tới như là một diễn viên hơn là một nhà văn, vả lại Giáo hội Công giáo Rôma cũng đã từng chỉ trích tác phẩm của Fo. Theo nhà xuất bản của Dario Fo ở Luân Đôn thì Salman Rushdie và Arthur Miller mới là những người được dự đoán sẽ giành giải, tuy nhiên những nhà tổ chức đã tuyên bố rằng hai nhà văn này là "quá dễ dự đoán và quá phổ biến" (too predictable, too popular) [2] . Lựa chọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển cho giải thưởng năm 2004, nữ nhà văn Áo Elfriede Jelinek, đã bị chỉ trích từ ngay trong thành phần viện sĩ của Viện. Knut Ahnlund (người đã không còn thực sự hoạt động ở Viện Hàn lâm từ năm 1996) đã từ chức và nói rằng việc lựa chọn Jelinek đã gây ra những thiệt hại không thể bù đắp được cho danh tiếng của giải [3] . Danh sách những người đạt giải Thập niên 2000 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 2008 Jean-Marie Gustave Le Clézio Pháp Le Procès-verbal, Désert, Le Chercheur d'or Tiếng Pháp 2007 Doris Lessing Anh The Grass is Singing (1950), The Golden Notebook (1962), Memoirs of a Suvivor (1974) Tiếng Anh 2006 Orhan Pamuk Thổ Nhĩ Kỳ Tuyết (Kar, 2002), Tên tôi là Đỏ (Benim Adım Kırmızı, 1998) Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ 2005 Harold Pinter Anh Viết hai mươi chín vở kịch (tính đến năm 2005) và đạo diễn nhiều vở kịch khác Tiếng Anh 2004 Elfriede Jelinek Áo Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen, 1975), Cô gái chơi dương cầm (Die Klavierspielerin, 1983) Tiếng Đức 2003 John Maxwell Coetzee Nam Phi Dusklands (1974), The Life & Times of Michael K (1983), Disgrace (1999), Elizabeth Costello (2005) Tiếng Anh 2002 Imre Kertész Hungary Sorstalanság (1975), Kaddis a meg nem született gyermekért (1990) Tiếng Hungary 2001 V.S. Naipaul Anh Miguel Street (1959), An Area of Darkness (1964), Guerillas (1975), The Enigma of Arrival (1987) Tiếng Anh 2000 Cao Hành Kiện Pháp Linh Sơn (1990 - 灵山 Linh Sơn) Tiếng Hán Thập niên 1990 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1999 Günter Grass Đức Cái trống thiếc (Die Blechtrommel 1959), Katz und Maus (1961), Hundejahre (1963), Mein Jahrhundert (1999) Tiếng Đức 1998 José Saramago Bồ Đào Nha Memorial do Convento(Hồi ức về tu viện, 1982), O Ano da Morte de Ricardo Reis (Năm Ricardo Reis qua đời, 1984) Tiếng Bồ Đào Nha 1997 Dario Fo Ý Morte accidentale di un anarchico (Cái chết bất bất ngờ của một người vô chính phủ, 1970) Tiếng Ý 1996 Wisława Szymborska Ba Lan Wolanie do yeti (Lời kêu gọi đối với người tuyết, 1957) Tiếng Ba Lan 1995 Seamus Heaney Ireland Tiếng Anh 1994 Oe Kenzaburo Nhật Bản Việc kỳ lạ (Kinyo na shigoto, 1957), Nuôi thù (Shiiku, 1958), Cây xanh bốc cháy (tiểu thuyết bộ ba), Một nỗi đau riêng Tiếng Nhật 1993 Toni Morrison Hoa Kỳ Tiếng Anh 1992 Derek Walcott Saint Lucia Tiếng Anh 1991 Nadine Gordimer Nam Phi Tiếng Anh 1990 Octavio Paz Mexico Tiếng Tây Ban Nha Thập niên 1980 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1989 Camilo José Cela Tây Ban Nha Tiếng Tây Ban Nha 1988 Naguib Mahfouz Ai Cập Tiếng Ả Rập 1987 Joseph Brodsky Hoa Kỳ Tiếng Nga, tiếng Anh 1986 Wole Soyinka Nigeria Tiếng Anh 1985 Claude Simon Pháp Tiếng Pháp 1984 Jaroslav Seifert Tiệp Khắc Tiếng Séc 1983 William G. Golding Anh Tiếng Anh 1982 Gabriel García Márquez Colombia Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, 1967), Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos del cólera, 1985) Tiếng Tây Ban Nha 1981 Elias Canetti Anh Tiếng Đức 1980 Czesław Miłosz Ba Lan Hoa Kỳ Tiếng Ba Lan Thập niên 1970 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1979 Odysseus Elytis Hy Lạp Tiếng Hy Lạp 1978 Isaac Bashevis Singer Hoa Kỳ Tiếng Yiddish 1977 Vicente Aleixandre Tây Ban Nha Tiếng Tây Ban Nha 1976 Saul Bellow Hoa Kỳ Tiếng Anh 1975 Eugenio Montale Ý Tiếng Ý 1974 Eyvind Johnson Thụy Điển Tiếng Thụy Điển Harry Martinson Thụy Điển Tiếng Thụy Điển 1973 Patrick White Úc Tiếng Anh 1972 Heinrich Böll Đức Tiếng Đức 1971 Pablo Neruda Chile Tiếng Tây Ban Nha 1970 Aleksandr Solzhenitsyn Liên Xô Một ngày của Ivan Denisovich (Один день Ивана Денисовича, 1962), Quần đảo ngục tù (Архипелаг ГУЛАГ, 3 tập, 1973-78) Tiếng Nga Thập niên 1960 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1969 Samuel Beckett Ireland Chờ Godot (En attendant Godot, 1952) Tiếng Anh, tiếng Pháp 1968 Kawabata Yasunari Nhật Bản Xứ tuyết ( 雪国 Yukiguni, 1935-37, 1947), Ngàn cánh hạc ( 千羽鶴 Sembazuru, 1949-52) Tiếng Nhật 1967 Miguel Ángel Asturias Guatemal a Ngài Tổng thống (El señor Presidente, 1946) Tiếng Tây Ban Nha 1966 Shmuel Yosef Agnon Israel Tiếng Hebrew Nelly Sachs Đức Tiếng Đức 1965 Mikhail Sholokhov Liên Xô Sông Đông êm đềm (Тихий Дон, 4 tập, 1927-1940), Đất vỡ hoang Tiếng Nga 1964 Jean-Paul Sartre từ chối giải Pháp Buồn nôn Tiếng Pháp 1963 Giorgos Seferis Hy Lạp Tiếng Hy Lạp 1962 John Steinbeck Hoa Kỳ Của chuột và người (Of Mice and Men, 1937) Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath, 1939) Tiếng Anh 1961 Ivo Andrić Nam Tư Tiếng Serbia 1960 Saint-John Perse Pháp Tiếng Pháp Thập niên 1950 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1959 Salvatore Quasimodo Ý Tiếng Ý 1958 Boris Pasternak từ chối giải Liên Xô Thơ trữ tình, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго, 1957) Tiếng Nga 1957 Albert Camus Pháp Kẻ xa lạ (L'Etranger, 1942), Dịch hạch (La Peste, 1947) Tiếng Pháp 1956 Juan Ramón Jiménez Tây Ban Nha Tiếng Tây Ban Nha 1955 Halldór Laxness Iceland Tiếng Iceland 1954 Ernest Hemingway Hoa Kỳ Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms, 1929), Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940), Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952) Tiếng Anh 1953 Sir Winston Churchill Anh Hồi ức về Đệ nhị thế chiến (The Second World War, 6 tập, 1948-1953) Tiếng Anh 1952 François Mauriac Pháp Tiếng Pháp 1951 Pär Lagerkvist Thụy Điển Tiếng Thụy Điển 1950 Bertrand Russell Anh Tiếng Anh Thập niên 1940 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1949 William Faulkner Hoa Kỳ "Lương lính" ("Soldier's Pay", 1926); "Muỗi" ("Mosquitoes", 1925); "Sartoris", 1927; Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and the Fury, 1929); "Giáo đường" ("Sanctuary", ?); "Nắng tháng Tám" ("Light in August", ?); "Mười ba đoản thiên" ("These Thirteen", ?); "Bác sĩ Martino và những chuyện khác" ("Dr Martino and Others", ?); "Absalom! Absalom!", 1936); "Kẻ tiếm quyền" ("Intruder in the Dust", 1948); "Lễ cầu hồn cho một nữ tu" ("For a Nun", 1951, Kịch); "Dụ ngôn" ("A Fable", 1951 - Giải Pulitzer 1955); "Xóm nhỏ" ("The Hamlet", 1959); "Thị thành" ("The Town", 1959); "Lãnh địa" ("The Mansion", 1959); "Kẻ cắp" ("The Thieves", 1962) Tiếng Anh 1948 T.S. Eliot Anh The Waste Land Tiếng Anh 1947 André Gide Pháp Kẻ vô luân (L'immoraliste, 1902) Tiếng Pháp 1946 Hermann Hesse Thụy Sĩ Tiếng Đức 1945 Gabriela Mistral Chile Tiếng Tây Ban Nha 1944 Johannes Vilhelm Jensen Đan Mạch Tiếng Đan Mạch 1940- 1943 Không trao giải do Thế chiến thứ hai diễn ra Thập niên 1930 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1939 Frans Eemil Sillanpää Phần Lan Tiếng Phần Lan 1938 Pearl Buck Hoa Kỳ Gió Đông Gió Tây (East Wind, West Wind, 1930), Đất lành (The Good Earth, 1931) Tiếng Anh 1937 Roger Martin du Gard Pháp Tiếng Pháp 1936 Eugene O'Neill Hoa Kỳ Tiếng Anh 1935 Không trao giải 1934 Luigi Pirandello Ý Tiếng Ý 1933 Ivan Bunin Không quốc tịch, cư trú tại Pháp Tiếng Nga 1932 John Galsworthy Anh Tiếng Anh 1931 Erik Axel Karlfeldt Thụy Điển Tiếng Thụy Điển 1930 Sinclair Lewis Hoa Kỳ Tiếng Anh Thập niên 1920 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1929 Thomas Mann Đức Tiếng Đức 1928 Sigrid Undset Na Uy Tiếng Na Uy 1927 Henri Bergson Pháp Tiếng Pháp 1926 Grazia Deledda Ý Tiếng Ý 1925 George Bernard Shaw Ireland Tiếng Anh 1924 Władysław Reymont Ba Lan Tiếng Ba Lan 1923 William Butler Yeats Ireland Tiếng Anh 1922 Jacinto Benavente y Martínez Tây Ban Nha Tiếng Tây Ban Nha 1921 Anatole France Pháp Đảo chim cánh cụt (L’île des pingouins, 1908) Tiếng Pháp 1920 Knut Hamsun Na Uy Đói (Sult, 1890) Tiếng Na Uy Thập niên 1910 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1919 Carl Spitteler Thụy Sĩ Tiếng Đức 1918 Không trao giải 1917 Karl Adolph Gjellerup Đan Mạch Tiếng Đan Mạch Henrik Pontoppidan Đan Mạch Tiếng Đan Mạch 1916 Verner von Heidenstam Thụy Điển Tiếng Thụy Điển 1915 Romain Rolland Pháp Jăng Krixtốp (Jean-Christophe, 1904-1912) Tiếng Pháp 1914 Không trao giải 1913 Rabindranath Tagore Ấn Độ Thơ Dâng (Gitanjali, 1910) Tiếng Bengal 1912 Gerhart Hauptmann Đức Tiếng Đức 1911 Maurice Maeterlinck Bỉ Tiếng Pháp 1910 Paul Johann Ludwig von Heyse Đức Tiếng Đức Thập niên 1900 Năm Tác giả Quốc gia Tác phẩm tiêu biểu Ngôn ngữ 1909 Selma Lagerlöf Thụy Điển Cuộc du hành kỳ diệu của Nils Holgersson qua suốt nước Thụy Điển (Nils Holgerssons underbara resa genom Sverige, 2 phần, 1906 và 1907) Tiếng Thụy Điển 1908 Rudolf Christoph Eucken Đức Tiếng Đức 1907 Rudyard Kipling Anh ("Chuyện thường từ các ngọn đồi" ("Plain table from the hills", 1886 – Tập truyện ngắn); ("Ánh sáng đang tắt" ("The light that Failed", ?); "Bài học của biển cả" ("Captains courageous", ?); "Kim"; Rừng rậm (The Jungle Book, 1894, Truyện Nhi đồng), Rừng rậm II (The Second Jungle Book, 1895, Truyện Nhi đồng) và "Truyện kể như vậy" ("Just so stories", Truyện Nhi đồng) Tiếng Anh 1906 Giosuè Ý Tiếng Ý Carducci 1905 Henryk Sienkiewicz Ba Lan Quo Vadis (Quo Vadis, 1895-1896), Trên sa mạc và trong rừng thẳm Tiếng Ba Lan 1904 Frédéric Mistral Pháp Tiếng Pháp José Echegaray y Eizaguirre Tây Ban Nha Tiếng Tây Ban Nha 1903 Bjørnstjerne Bjørnson Na Uy Tiếng Na Uy 1902 Theodor Mommsen Đức Lịch sử La Mã (Römische Geschichte, 3 tập, 1854-1856) Tiếng Đức 1901 Sully Prudhomme Pháp Tứ tuyệt và các bài thơ (Stances et poèmes, 1865) Tiếng Pháp Thống kê theo ngôn ngữ Tiếng Anh 26 Tiếng Pháp 14 Tiếng Đức 12 Tiếng Tây Ban Nha 10 Tiếng Ý, tiếng Thụy Điển 6 Tiếng Nga 5 Tiếng Ba Lan 4 Tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy 3 Tiếng Nhật, tiếng Hy Lạp 2 Tiếng Ả Rập, tiếng Hán, tiếng Bengal, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tiếng Hungary, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Séc tiếng Yiddish, tiếng Hebrew, tiếng Serbia, tiếng Iceland 1 Thống kê theo quốc gia Quốc gia Số người đoạt giải Tỉ lệ % Pháp 14 12,75 Hoa Kỳ 11 10,78 Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland 10 9,80 Đức 8 7,84 Ý 6 5,88 Thụy Điển 6 5,88 Ba Lan 5 4,90 Liên Xô 5 4,90 Tây Ban Nha 5 4,90 Ireland 4 3,92 Đan Mạch 3 2,94 Na Uy 3 2,94 Chile 2 1,96 Hy Lạp 2 1,96 Nhật Bản 2 1,96 Nam Phi 2 1,96 Thụy Sĩ 2 1,96 Úc 1 0,98 Áo 1 0,98 Bỉ 1 0,98 Canada 1 0,98 Trung Quốc 1 0,98 Colombia 1 0,98 Tiệp Khắc 1 0,98 Ai Cập 1 0,98 Phần Lan 1 0,98 Guatemala 1 0,98 Hungary 1 0,98 Iceland 1 0,98 Ấn Độ 1 0,98 Israel 1 0,98 Mexico 1 0,98 Nigeria 1 0,98 Bồ Đào Nha 1 0,98 Saint Lucia 1 0,98 Trinidad và Tobago 1 0,98 Thổ Nhĩ Kỳ 1 0,98 [...]... ^ a b [1] 2 ^ [2] 3 ^ [3] Liên kết ngoài   Danh sách trao giải trên trang web chính thức của Giải Nobel Giải Nobel văn chương: bao giờ minh bạch, công khai? [hiện] x•t•s Giải Nobel Chủ đề Văn học Chủ đề Thụy Điển Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i _Nobel_ V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc” Thể loại: Người đoạt giải Nobel Văn chương | Giải Nobel  Sửa đổi lần cuối lúc 18:15, ngày 18 tháng 6 năm 2009... giả già nhất được nhận Giải Nobel Văn học là Theodor Mommsen, ông này đã 85 tuổi khi được công bố là người nhận giải năm 1902 Còn người trẻ nhất được nhận giải là Rudyard Kipling, ông 42 tuổi khi nhận giải năm 1907  Người nhận Giải Nobel Văn học sống thọ nhất cho đến nay là Bertrand Russell, ông qua đời năm 97 tuổi Còn người chết trẻ nhất trong số những người đoạt giải là nhà văn Pháp Albert Camus,... tuổi Còn người chết trẻ nhất trong số những người đoạt giải là nhà văn Pháp Albert Camus, ông qua đời sau một tai nạn ô tô năm 46 tuổi, chỉ ba năm sau khi được nhận giải Nobel  Cho đến nay sau khi hơn 100 tác giả đã được trao Giải Nobel Văn học thì mới chỉ có 10 phụ nữ được nhận vinh dự này, đó là Selma Lagerlöf (1909), Grazia Deledda (1926), Sigrid Undset (1928), Pearl S Buck (1938), Gabriela Mistral . Giải Nobel Văn học Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Huy chương giải Nobel văn chương Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải. kết ngoài  Danh sách trao giải trên trang web chính thức của Giải Nobel  Giải Nobel văn chương: bao giờ minh bạch, công khai? [hiện] x • t • s Giải Nobel Chủ đề Văn học Chủ đề Thụy Điển Lấy. theo Giải Nobel Văn học đã thay đổi nhiều lần kể từ khi giải đầu tiên được trao năm 1901, đến đầu thế kỉ 21, trị giá của nó vào khoảng 10 triệu kronor Thụy Điển. Tác giả được trao Giải Nobel Văn

Ngày đăng: 08/07/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan