Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ - Phần 5 pps

12 224 0
Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ - Phần 5 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 5 241. Ích gì chuyện hành tội nhau "Chúng tôi lập gia đình được 4 năm, có một cháu trai 3 tuổi. Trong thời gian mang thai cháu, tôi có quan hệ với người yêu cũ nên cho đến nay, nhà tôi vẫn nghi ngờ là cháu không phải con anh ấy, nhưng hứa không bỏ rơi nó. Nghe nói khoa học có thể thử máu mà biết được điều này, xin cho biết tiến hành ở đâu? Hiện gia đình tôi rất căng thẳng". Tại các nước phát triển, việc này không khó, chỉ cần chi trả một số tiền dịch vụ kha khá để làm xét nghiệm di truyền học. Kết quả chính xác tuyệt đối; thậm chí với cả những người đã khuất vẫn có thể xác lập được quan hệ huyết thống. Ở nước ta, cơ quan phụ trách hình sự đã làm được các xét nghiệm di truyền học trong việc điều tra tội phạm (qua các vết máu, lông, tóc, móng tay, tinh dịch lưu lại hiện trường). Các xét nghiệm này rất tốn kém, nhưng khi cần thiết vẫn phải tiến hành. Trường hợp của gia đình các bạn thật éo le. Nhưng ích gì cái chuyện hành tội nhau khi cả hai đều yêu thương và hứa không bỏ rơi nó. Bỏ rơi sao được khi còn có luật pháp, có tòa án lương tâm. Hoặc các bạn tiếp tục bị stress (căng ép thần kinh) đến mức trở thành người bệnh hoạn, kéo theo xuống vực thẳm đó một đứa trẻ vô tội. Hoặc các bạn ôn tồn ngồi lại với nhau, ai nấy nhận lấy phần thiếu sót của mình trong quá khứ xa cũng như trong quá khứ gần, để cùng nhìn về tương lai của gia đình và nhất là của con cái (nếu quả thật các bạn còn thông cảm với nhau, thương nhau, yêu nhau). Hoặc các bạn nên sớm chia tay nếu trong lòng không còn lại chút gì là tình nghĩa. Ít ra trong trường hợp này, con trai của các bạn vẫn đỡ đau khổ hơn khi người ta cố tình truy tìm tông tích của cháu. 242. Giống hay không giống "Cháu vừa mới lấy chồng. Trước đây, cháu yêu và đã có quan hệ với một người. Bây giờ cháu lo không biết đứa con sẽ sinh ra có giống người đó không?". Cháu nói không rõ, nên phải đặt ra hai tình huống để cháu tự liên hệ: 1. Nếu dạo ấy, cháu và "người đó" quan hệ vào thời điểm dễ thụ thai (ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 của vòng kinh; ngày bắt đầu thấy kinh được coi là ngày thứ 1), hoặc sau đó cháu thậm thấy kinh, thậm chí xét nghiệm nước tiểu xác định có thai, thì "con cha cháu ông, không giống lông cũng giống cánh", sớm hay muộn một số đặc điểm về ngoại hình của "người đó" thường sẽ rõ thêm nhiều hay ít. 2. Nếu thời điểm kia nằm vào khoảng an toàn, thì đứa con sắp tới của cháu sẽ không mang một đặc điểm nào của "người đó" cả, cho dù cháu vẫn nuối tiếc và ngày đêm tưởng nhớ anh ta! 243. Nên làm xét nghiệm gene "Chúng tôi đã có một cháu gái lên bảy, và tôi đang mang thai 3 tháng. Điều tôi day dứt lâu nay là chồng tôi nghi ngờ vì cháu không giống bố, cũng không giống mẹ. Khoa học có cách gì minh oan cho tôi, kể cả về cái thai đang trong bụng?". 1. Có nhiều trường hợp con ruột mà không giống bố mẹ chút nào, và giống một ông cụ cố hay bà cụ cố bên nội hoặc bên ngoại. Thậm chí có cháu mang một mẩu đuôi, nghĩa là giống tổ tiên của loài người! 2. Trường hợp của bạn rất nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến tương lai các cháu. Do vậy, bạn nên nói thẳng với chồng xin làm xét nghiệm đối chiếu gene của hai bố con. Xét nghiệm này cơ quan hình sự của ta đã thực hiện tốt, nhưng chi phí còn cao. Tuy nhiên, vì hạnh phúc của nhiều người, trong đó có hai đứa trẻ vô tội, gia đình bạn nên đề nghị tiến hành và trang trải chi phí. 244. Tuổi cao chưa có con "Hai vợ chồng tôi tuổi khá cao, xây dựng với nhau đã hai năm nay mà chưa có con. Tôi đi khám, được biết mọi chuyện đều bình thường, kể cả siêu âm, chỉ có khi bắt đầu giao hợp thấy hơi buốt. Chồng tôi thì rất sung mãn. Chúng tôi có thể có con được không?". Nếu số lượng và chất lượng tinh trùng của ông nhà bình thường và kinh nguyệt của bà đều đặn, thì có thể thụ thai từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 của vòng kinh (ngày bắt đầu hành kinh được tính là ngày thứ 1). Tuy nhiên, để đảm bảo thành công thì: - Trước đó vài tuần, hoặc hơn tùy theo tình hình, hai người nên "tạm cách ly", nghỉ ngơi và bồi dưỡng tốt, để đảm bảo mật độ tinh trùng thật cao (chỉ một con lọt được vào noãn, nhưng lại cần đến sức công phá của nhiều con khác). - Từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 14, ông bà phải "tiến hành" liên tục, cứ 8-12 giờ một lần, nhằm duy trì sự có mặt của cả đám tinh trùng sung sức trong âm đạo, đủ sức cùng nhau bơi ngược lên để tiếp cận với noãn. Sau khi phóng tinh, người nam "rút lui" ngay, còn người nữ vẫn giữ tư thế nằm ngửa và bắt tréo hai chân, nhờ người nam kê giúp một chiếc gối ở mông để giữ tối đa lượng tinh dịch trong tử cung âm đạo, thời gian khoảng 20-30 phút. Trong những ngày này sẽ rất mệt, nhất là ông nhà, cần ngủ bù và dinh dưỡng tốt, nhưng ông bà hãy vì hậu duệ mà gắng sức nhé! - Còn cảm giác buốt lúc mới đầu của bà có thể do dịch tiết hơi ít làm cho âm đạo kém được bôi trơn. Để khắc phục, bà hãy bảo ông chớ vội, trái lại phải kiên nhẫn tiếp tục kích thích cho đến khi dịch ra ướt đẫm hãy "tiến hành". 245. Khi nào thì lấy bỏ vòng tránh thai "Tôi đã 40 tuổi, được y tế huyện đặt vòng tránh thai cách đây 9 năm, sức khỏe bình thường. Xin cho biết đến bao giờ phải lấy ra?". Người ta lấy bỏ vòng tránh thai (VTT) trong các trường hợp: - VTT gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe. - Vợ chồng thống nhất ý kiến tháo VTT khi sắp phải xa nhau lâu ngày (để tránh nghi kỵ trong thời gian đó). - Thay thế VTT bằng thuốc ngừa thai (vì việc đặt một vật lạ vào dạ con, xét cho cùng, là chuyện không hay ho gì, chẳng qua do quá cần thiết). - Khi muốn có con (sau 3-6 tháng là có thể thụ thai). - Khi đã mãn kinh (chấm dứt giai đoạn sinh sản). Trường hợp của bạn chắc vẫn "chung sống hòa bình" lâu lâu được với VTT. 246. Hút thai có ảnh hưởng gì không? "Cháu chưa xây dựng gia đình nhưng đã hút thai hai lần vì hoàn cảnh riêng (hút chứ không nạo). Một thời gian nữa chúng cháu cưới nhau, liệu có thể có con như mọi người không?". Hút thai là một thủ thuật hữu hiệu, an toàn và không để lại hậu qủa gì cho niêm mạc tử cung. Xem ra vợ chồng cháu sẽ phải chặt chẽ lắm mới không bị "vỡ kế hoạch" đấy! Xin nói thêm: Trường hợp muộn, không còn hút thai được, thì nạo thai cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện sinh con, miễn là nạo tại một cơ sở phụ sản, nạo đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và không nạo qúa nhiều lần. 247. Liệu con có bị lôi ra như mẹ "Lúc sinh, cháu được lấy ra bằng phoóc xép, hậu qủa là lớn lên cháu bị vẹo cột sống, chân trái ngắn 2 cm, nhìn kỹ mới thấy; may là sức khỏe tốt. Cháu muốn biết, những đứa con cháu sinh ra sau này có phải chịu bất hạnh như cháu không, và những người như cháu có nên sinh con không?". Cháu và các bạn trước đây không may gặp cảnh "bị lôi ra chào đời" không phải lo lắng cho tương lai con cái, vì những lý do sau: 1. Đây không phải chuyện di truyền, cho nên không phải hễ người mẹ ngày trước bị lôi ra bằng phoóc xép (cái cặp thai) thì con cái họ nhất thiết cũng sẽ chào đời theo cách đó. 2. Nhân viên y tế ngày nay đã ớn cái lối kéo thai này, tuy rằng trước những năm 1960 họ phải học và thực tập nó khá kỹ càng. Bởi vì, bên cạnh những nguy hiểm cho người mẹ, kỹ thuật này gây những tổn thương cho bộ não của trẻ sơ sinh, chí ít là cho các dây thần kinh ở mặt. Ngoài ra, trong trường hợp đẻ khó, đầu của thai nhi dễ tổn thương khi bị thúc ép phải chui qua một cái ống không thích hợp với nó nên nó dễ đuối sức. 3. Nhờ sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại, các bác sĩ phụ sản hiện đã lường được những bất thường của thai phụ từ rất sớm trước ngày mãn nguyện khai hoa, để có thể mổ lấy thai đúng lúc và an toàn cho cả mẹ lẫn con, với điều kiện là thai phụ phải sớm đến với họ và tuân thủ nghiêm ngặt mọi điều họ dặn. Như vậy, bác sĩ sẽ không phải bị động đối phó với tình huống bất ngờ bằng cách dùng "phoóc xép" như trường hợp của cháu. 248. Nên sinh hai con cách nhau bao lâu "Chúng em đã có một cháu gái hơn 1 tuổi. Em muốn sinh thêm một cháu nữa, sau đó sẽ rỗi rãi hơn và có điều kiện phấn đấu tốt hơn. Nhưng nhà em lại muốn chờ chừng 5-6 năm nữa cho con chị lớn có thể trông em. Xin cho biết sinh hai con nên cách nhau bao lâu thì tốt?". Thật khó trả lời câu hỏi của em một cách dứt khóat, vì mỗi bên đều có lý lẽ riêng, không dễ bác bỏ. Bên muốn sinh con thứ hai sớm còn nêu thêm lý do kinh tế nữa: tã lót, quần áo, xe cộ của anh chị có thể dùng luôn cho em, không phải đem biếu các bà mẹ mới để cho họ gặp hên (may mắn); lâu ngày mới mang bầu thì sẽ rất ngại; đó là chưa kể một số bà mẹ sinh con thứ hai qúa muộn đã gặp khó khăn khi sinh Bên muốn sinh con thứ hai muộn thường nêu lên chuyện "phấn đấu", nếu lại đẻ liền ngay thì coi như vắng mặt nơi làm việc qúa lâu; nhỡ khi con ốm sẽ khó trông nom đồng thời cả hai Chỉ xin cung cấp cho hai em số liệu thống kê y học về vấn đề này của một trung tâm nghiên cứu Mỹ, để tùy tình hình cụ thể mà vận dụng. Qua 173.000 trường hợp sinh đẻ từ 1989 đến 1996, các nhà khoa học thấy rằng: - Nếu sau khi sinh dưới 18 tháng mà người mẹ đã mang bầu (chính xác là bắt đầu hình thành bào thai), tỷ lệ trẻ sinh ra thiếu tháng, thiếu cân cao hơn 40% so với trường hợp mang bầu sau từ 18 đến 23 tháng. - Ở những người mẹ đợi cho đến khi đứa con được trên 23 tháng mới mang bầu lại, khả năng sinh trẻ thiếu tháng, thiếu cân cũng chiếm tỷ lệ cao. - Khoảng cách giữa hai lần sinh nở là 2 năm được coi như tối ưu đối với sức khỏe của cả mẹ lẫn con. 249. Thời điểm thụ thai và giới tính con cái "Nghe nói vợ chồng quan hệ ngay sau khi vừa rụng trứng thì chắc chắn mang bầu và thường sinh con trai, có đúng không?". Theo những công trình nghiên cứu rải rác ở một số nước và một công trình nghiên cứu tiến hành trên 221 phụ nữ Bắc Carolina, người ta thấy rằng: - Khoảng cách giữa ngày giờ rụng trứng và ngày giờ sinh hoạt vợ chồng không hề ảnh hưởng đến giới tính con cái. Trước đây có giả thiết cho rằng, vì tinh trùng XY "yểu mệnh" hơn, cho nên khi trứng rụng, vợ chồng quan hệ càng sớm thì càng nhiều khả năng có con trai. Giả thiết này cho đến nay vẫn chưa được khẳng định. - Hiện tượng lão hóa của tinh trùng dường như ít gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai. Trái lại, hiện tượng lão hóa của noãn được thụ tinh muộn màng sẽ có thể gây hại. Như vậy, sinh con muộn không tốt bằng [...]...sinh con trong độ tuổi từ 20 đến 30; trong thời gian này, khả năng thụ thai của nữ ở mức cao nhất - Tuy việc quan hệ vợ chồng liên tục trong giai đoạn sung sức có nhất thời làm cho số lượng và hoạt động của tinh trùng giảm xuống, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai 250 Mới cưới đã đặt vòng tránh thai "Cháu 27 tuổi, lập gia đình đã ba năm nay Năm đầu tiên, chúng cháu kế hoạch... sinh con, đáng lẽ chỉ dùng biện pháp tránh thai đơn giản (không quan hệ vào những thời điểm "nguy hiểm"; hoặc, an toàn và tiện lợi nhất là dùng bao cao su), không nên đặt vòng tránh thai, bởi vì biện pháp này có những mặt trái của nó, trong đó có thể gây sẩy thai về sau Người ta chỉ đặt vòng tránh thai sau khi đã sinh đẻ một đôi lần, trong điều kiện thật bắt buộc, không thể nào sử dụng các biện pháp . 50 0 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc 93 vấn đề về Chuyện lứa đôi và chăm sóc trẻ Phần 5 241. Ích gì chuyện hành tội nhau "Chúng tôi lập. thai (vì việc đặt một vật lạ vào dạ con, xét cho cùng, là chuyện không hay ho gì, chẳng qua do quá cần thiết). - Khi muốn có con (sau 3-6 tháng là có thể thụ thai). - Khi đã mãn kinh (chấm dứt. - Trước đó vài tuần, hoặc hơn tùy theo tình hình, hai người nên "tạm cách ly", nghỉ ngơi và bồi dưỡng tốt, để đảm bảo mật độ tinh trùng thật cao (chỉ một con lọt được vào noãn, nhưng

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan