Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

97 1.8K 21
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực tài chính đồng thời nó cũng là một công cụ tài chính quan trọng của một Quốc gia Cùng với sự phân cấp quản lý kinh tế và hành chính thì ngân sách nhà nước cũng được phân cấp lý quản lý Phân cấp quản lý ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân bổ một cách hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia, nó còn tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế xã hội.Sự phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính trị, kinh tê, xã hội của từng quốc gia

Ở Việt Nam thì việc phân cấp quản lý ngân sách đã được Nhà nước theo đuổi từ năm 1986, cụ thể hoá hơn khi ban hành luật ngân sách nhà nước năm 1996, và sau đó là là luật sửa đổi, bổ sung năm 2002( có hiệu lực từ năm 2004), nó đã góp phần vào việc quản lý có hiệu quả hơn ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nứơc bao gồm : ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Trong đó ngân sách địa phương lại bao gồm ngân sách cấp tỉnh,ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng địa phương mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cũng rất khác nhau Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu việc phân cấp quản lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những đảm bảo việc thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tụ chủ, sáng tạo của địa phương trong việc sử dụng ngân sách Tuy nhiên với phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương ngoài những thành tựu đạt đựơc vần còn tồn tại những bất cập cần phải được hoàn thịên, để đảm bảo việc phân cấp quản lý ngân sách hiệu quả hơn góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Trang 2

Với lý do đó và qua quá trình thực tập tại sở tài chính Bắc Ninh, em xin chọn đề tài

“Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc

Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện”

làm đề tài cho chuyên đề của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền điạ phương ở Bắc Ninh thì có các nghiên cứu:

- Trước năm 1996: Có các nghiên cứu xây dựng luật ngân sách nhà nước năm 1996 - Năm 2002: Là các nghiên cứu nhằm sử đổi, bổ sung, hoàn thiện luật ngân sách nhà nước năm 1996, luật năm 2002 được thi hành năm 2004

- Các quyết định và hướng dẫn về phân cấp quản lý ngân sách địa phương và các định mức phân bổ của tỉnh Bắc Ninh ở mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, thời kỳ 2004-2006, 2007-2010

3 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát đánh giá phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Bắc Ninh Từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã ở Bắc Ninh trong thời gian tới.

- Về mặt lý luận:

Hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh, phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách địa phương.

- Phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Bắc Ninh Các phân tích được tiến hành trên quan điểm phát triển và quan khảo sát phân tích thực tế nhằm phát hiện hệ thống phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương Bắc Ninh hiện hành còn những gì cản trở sự phát triển

- Đề xuất các quan điểm,phương hướng hoàn thiện hệ thống phân cấp quản lý và biện pháp thực hiện đề xuất

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh, hệ thống phân cấp

Trang 3

quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã

- Phạm vi nghiên cứu; nghiên cứu tình hình phân cấp quản lý ngân sách địa phương liên quan đến một số phân cấp quản lý cụ thể như:

+ Phân cấp quản lý thu, chi ngân sách

+ Phân cấp quản lý phân định quỳên hạn giữa trung ương và tỉnh, giữa tỉnh, huyện, xã ở Bắc Ninh

Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu tập trung là phân cấp quản lý ngân sách địa phương và quan tâm chủ yếu đến phân cấp quản lý ngân sách giữa tỉnh và huyện ở Bắc Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, khảo sát , phân tích, so sánh

6 Kết cấu chuyên đề:

Trừ phân mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của chuyên đề thực tập gồm có 3 chương:

Chương I :Cở sở lý luận của việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Chương II :Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở Bắc Ninh giai đoạn 2004-2007

Chương III: Phương hướng, biện pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách giữa tỉnh và huyện, xã đối với tỉnh Bắc Ninh

Với sự giúp đỡ tận tình trực tiếp của thầy giáo GS- TS ĐÀM VĂN NHUỆ và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên phòng Quản lý ngân sách của Sở Tài Chính Bắc Ninh em đã hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập Tuy nhiên với một sinh viên sắp tốt nghiệp thì kinh nghiệm thực tế hạn chế, khả năng nhận thức lý luận và thực tiễn còn chưa sắc bén , thời gian hạn hẹp, cho nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy kính mong sự phê bình, góp ý của thầy, các cán bộ phòng Quản lý ngân sách Bắc Ninh để đề tài này hoàn thiện và phong phú hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂNSÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngânsách nhà nước

1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước

Khi nói về khái niệm ngân sách nhà nước thì có rất nhiều quan niệm khác nhau, với từng thời kỳ và từng quốc gia khác nhau thì lại có những khái niệm khác nhau Theo các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì : “ Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính mô tả các khoản thu, chi của Chính Phủ, được thiết lập hàng năm” Còn Theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại thì cho rằng: “ Ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu, chi bàng tiền mạt trong một giai đoạn nhất định của nhà nước”

Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam (01/2002/QH11) thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khóa 11 ngày 16/12/2002 định nghĩa: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà Nước

Tuy có nhiều quan niệm về ngân sách Nhà nước nhưng giữa chúng cũng có những điểm chung là:

- Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi của một chủ thể trong một thời gian nhất định, thường là một năm- gọi là năm tài chính

- Ngân sách nhà nước của một Quốc gia được cơ quanlập pháp của Quốc gia đó ban hành, nó là công cụ kinh tế của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước

Nội dung chủ yếu của ngân sách là thu, chi nhưng không phải chỉ là các con số, cũng không chỉ là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn thuần, mà còn phản ánh chủ trương phân cấp quản lý của Nhà nước, biểu hiện các quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền, giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân trong quá trình phân bố các nguồn lực và phân phối thu nhập.

Ngân sách nhà nước là một công cụ kinh tế quan trọng, Nhà nước sử dụng nhằm

Trang 5

tác động vào nền kinh tế để thúc đẩy( kìm hãm) sự phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ các tầng lớp dân cư.

Thông qua việc lập, sử dụng ngân sách nhà nước bản chất của ngân sách được hình thành Ngân sách nhà nước thể hiện quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế hàng hóa trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn lực của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập Bản chất kinh tế của ngân sách gắn liền với bản chất chính trị và bản chất giai cấp cầm quyền

Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội - Ngân sách nhà nước điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền Trước hết nhà nước sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Nhà nước đã hoạch định để điều

Vai trò của ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

- Ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước tác động vào nền kinh tế Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng, giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hoá Cùng với các công cụ khác hỗ trợ sự hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, khắc phục các thất bại của thị trường, đảm bảo tính công bằng, môi trườn kinh doanh lành mạnh và sự phát triển hài hoà giữa các địa phương.

- Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là nhiều và mang tính quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, do vậy để hoàn thành các nhiệm vụ đó thì tài chính là điều kiện không thể thiếu, nó đóng vai trò vô cùng lớn.

1.1.2 Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Cùng với việc phân cấp về quản lý hành chính và kinh tế, quản lý ngân sách cũng

Trang 6

đựơc thực hiện và phù hợp với quản lý kinh tế và hành chính Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi trách nhiệm và quỳên hạn của chính quyền Nhà nước ở mỗi cấp trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước Trong phân cấp quản lý ngân sách thì việc phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phươg là quan trọng và cơ bản nhất

Những quy định pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách bao gồm những quy phạm pháp luật liên quan đến xác định quyền hạn, nhiệm vụ, của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc quản lý điều hành ngân sách Luật ngân sách nhà nước năm 2002 ở nước ta đã rất quan tâm đến việc phân cấp quản lý ngân sách đặc biệt là phân cấp mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý ngân sách

Như vậy có thể hiểu phân cấp quản lý ngân sách là sự giao trách nhiệm và quyền hạn từ trung ương xuống các cấp chính quyền trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, đảm bảo cho việc các cấp chính quyền có sự tự chủ nhất định về tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.2 Sự cần thiết và nội dung hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nướcvà tỉnh

1.2.1 Sự cần thiết phân cấp ngân sách nhà nước

Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế

Một là: Phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu vì sự vận động của các dòng tài chính phải gắn kết với các hoạt độn kinh tế trong không gian và thời gian với những hình thức và phương thức theo các quan hệ tỷ lệ nhất định về lượng

Đầu vào của các hoạt động kinh tế: Nguồn vốn ngân sách là một nguồn lực quan trọng.Nó có thể là nguồn vốn chính cũng có thể là nguồn vốn khơi mào cho sự hình thành và thắng lợi của chủ trương phát triển kinh tế

Ở đầu ra, kết quả đầu ra tốt là mục tiêu của các hoạt động kinh tế và sự vận động tài chính kỳ vọng Đầu ra ở dạng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường, ở dạng giá trị với phần giá trị gia tăng ngày càng lớn là nguồn bổ sung cho ngân sách Trong mối quan hệ này đầu ra làmục tiêu, căn cứ để quyết định đầu tư, phân bổ đầu vào

Hai là: Phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu vì phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý ngân sách.

Trang 7

Phân cấp quản lý ngân sách là một nội dung quan trọng trong phân cấp quản lý kinh tế giữa các cấp chính quyền Do đó việc phân cấp quản lý ngan sách phải căn cứ vào phân cấp quản lý kinh tế

Ngượclại phân cấp quản lý ngân sách đúng sẽ có tác động quan trọng đảm bảo sự thành công của phân cấp quản lý kinh tế Phân cấp quản lý ngân sách là động lực thúc đẩy các địa phương chủ động khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình trong phát triển kinh tế địa phương và đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước

Ba là: Phân cấp ngân sách còn là một yêu cầu tất yếu của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của kế hoạch hoá và quản lý ngân sách

Muốn quản lý thu, chi chặt chẽ không bỏ sót thu, bảo đảm chi hợp lý, tiết kiệm thì các khoản thu, chi cụ thể đều phải có chủ ………

Nhà nước trung ương không thể quản lý tất tốt nếu không phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương, các ngành các lĩnh vực khi mà các khoản thu, chi có số lượng lớn,nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Chỉ có phân cấp hợp lý trung ương mới có thể tập trung quản lý các nguồn thu, khoản chi lớn quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội chung

Phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý ngân sách nói riêng hợp lý sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo của các ngành, địa phương trong phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển kinh tế của vùng được quan tâm đặc biệt Việc phân cấp quản lý ngân sách có mục tiêu nhằm phát triển địa phương

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng, là sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế, sự gia tăng chất lượng cuộc sống, mức độ công bằng, dân chủ, đặc biệt là khối lượng, chất lượng, hiệu quả của sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển ngày càng cao hơn

Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà của phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường

Trong đó phát triển bền vững về kinh tế :Là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng theo thời gian trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả cao

Phát triển bền vững về xã hội : Là nâng cao mục tiêu phát triển con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ tương lai,là sự tổng hợp của phát triển các yếu tố: Mức

Trang 8

sống( vật chất, tinh thần), sự bình đẳng, sự tin cậy, khả năng liên kết và an toàn xã hội

Phát triển bền vững về môi trường: Là các quyết định kinh tế hiện tại đảm bảo bảo tồn và tái sinh các hệ sinh thái, đảm bảo chất lượng môi trường cho hiện tại và cho tương lai, đảm bảo nguồn lực, cuộc sống vật chất cho hiện tại và cho tương lai Phát triển địa phương là căn cứ vào nhu cầu của thị trường từng địa phương, khai thác tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của mình Xây dựng các lợi thế cạnh tranh thu hút nguồn lực đầu tư vào địa bàn Tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động tích cực mở rộng kinh doanh trên cơ sở gắn chiến lược phát triển doanh nghiệp với chiến lược phát triển địa phương, chiến lược phát triển Quốc gia, cùng hướng tới hiệu quả kinh tế tối đa và sự hài hoà giữa các bên Phát triển địa phương không chỉ nâng cao thu nhập, gia tăng phúc lợi địa phương mà còn nhằm nâng cao khả năng đóng góp của địa phương vào sự phát triển chung của đất nước, qua đó nâng cao vị thế của mình

Như vậy xu thế phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương là tất yếu.Nhiệm vụ của chính quyền địa phương là tập trung vào xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có các nội dung: Đảm bảo cơ sở hạ tầng, tổ chức hợp tác giữa khu vực tư nhân và nhà nước, đầu tư tạo lợi thế so sánh cho địa phương

Nhiệm vụ trên muốn hoàn thành thì chính quỳên địa phương cần phải có chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương, đặc biệt quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn:

+ Tạo môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh

+ Khuyến khích có sự hỗ trợ kịp thời vàhiệu quả ………… + Phát triển giáo dục và đào tạo

+ Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

+ Xu thế là gợi ý cho phân cấp quản lý kinh tế trong đó đặc biệt quan tâm đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Địa phương được giao nhiệm vụ quản lý thì phải được phân cấp nguồn tài chính cho việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đó Địa phương được giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực kinh tế nào thì phải bảo toàn, phát triển vốn tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Trang 9

Các nhiệm vụ phân cấp quản lý ngân sách mà trung ương phân cấp địa phương phải đảm bảo quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cao,đúng luật

Việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước liên quan đến hàng loạt phân cấp quản lý cụ thể, chẳng hạn như:

- Các phân cấp quản lý thu, chi ngân sách

- Các phân cấp quản lý thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ nhà nước với chủ thể nền kinh tế

- Phân cấp quản lý về phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa trung ương và các cấp chính quỳên địa phương trong quá trình hình thành, tạo lập và sử dụng hợp lý và có hiệu quả ngân sách nhà nước

Ở Quốc gia nào trên thế giới thì hệ thống chính quyền cũng được cấu tạo thành nhiều cấp: Cấp trung ương, tỉnh( Thành phố), huyện, xã hoặc Trung ương ( Liên bang), bang, tỉnh, huyện, xã Ứng với mỗi cấp chính quyền thường là một cấp ngấn sách Tuy nhiên, có hai mô hình tổ chức chủ yếu là : Mô hình “ lồng ghép” và mô hình “ không lồng ghép”

Với mô hình “Lồng ghép” Ngân sách trung ương bao gồm cả ngân sách tỉnh Ngân sách nhà nước được tổng hợp từ dự toán ngân sách nà nước của các bộ ngành ở trung ương và các tỉnh Với mô hình này ngân sách tỉnh có vai trò quan trọng vì nó bao gồm cả ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã Ngân sách nhà nước bao gồm hai phần: Phần tổng hợp từ dự toán ngân sách của khối các tỉnh( thành phố) và phần tổng hợp từ dự toán ngân sách các bộ , ngành ở trung ương

1.2.2 Nội dung cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của phân cấp quản lý ngânsách nhà nước giữa trung ương đối với tỉnh

Về nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

1.2.2.1 Thẩm quyền ngân sácha) Quốc Hội

- Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

- Quyết định phân cấp quản lý hành chính, tiền tệ quốc gia để góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách nhà nước

- Quyết định dự toán ngân sách nhà nước với tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp

Trang 10

- Quyết định phân bổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ

- Quyết định danh mục các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xấy dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước

- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết - Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc Hội về ngân sách nhà nước hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng

- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

Hàng năm Quốc Hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc Hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính Phủ trình và báo cáo Quốc Hội từ kỳ họp thứ nhất

b Các cơ quan của Quốc Hội : Có trách nhiệm giúp Quốc Hội trong thực hiện

pháp luật về ngân sách nhà nước - Uỷ ban thường vụ Quốc Hội:

Ban hành pháp luật về lĩnh vực ngân sách nhà nước được Quốc Hội giao

Thực hiện nhiệm vụ của Quốc Hội giao về quyết định phân bổ ngân sách trung ương

Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, phân cấp quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc Hội về ngân sách nhà nước hàng năm

- Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc Hội:

Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách

Thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước, các báo cáo về thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước do Chính Phủ trình Quốc Hội

Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính Phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc Hội

Giám sát hoạt động của Chính Phủ, các ngành, các cấp trong việc thực hiện ngân sách nhà nước và việc thực hiện pháp luật về ngân sách của các tổ chức và cá nhân

Trang 11

Kiến nghị với Quốc Hội các vấn đề về ngân sách, tài chính, tiền tệ

c Chính Phủ

Thực hiện việc quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Cụ thể như sau:

- Chính phủ trình Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội và các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước

- Ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà nứơc theo thẩm quyền

- Lập và tình Quốc Hội dự toán ngân sách nàh nước và phân bổ ngân sách nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết

- Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc Hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách trung ương

- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc Hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Thống nhất phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước - Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng

- Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

- Quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách nhà nước và quản lý dự trữ tài chính

- Quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước để thi hành thống nhất trong cả

Trang 12

- Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính- Ngân sách nhà nước trình Chính Phủ

- Ban hành các văn bản pháp quy về tài chính- NSNN theo thẩm quyền

- Chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện chức năng thống nhất phân cấp quản lý ngân sách nhà nước về công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước

- Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ của Chính Phủ, quản lý tài chính các nguồn viện trợ quốc tế

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước

- Tổ chức thực hiện thu ngân sách nhà nước và cấp phát các khoản chi ngân sách nhà nước

- Cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính đối với các dự án chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính Phủ

- Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm

- Chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính Phủ

- Đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện phân cấp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước trình Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước

- Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với tất cả các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác của nhà nước

- Lập quyết toán ngân sách trung ương, tổn hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ, tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản nhà nước

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư:

- Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và các cân

Trang 13

đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư XDCB làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách

- Phôí hợp với Bộ Tài Chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phụ trách

- Phối hợp với Bộ Tài Chính và các Bộ , ngành hữu quan kiểm tra đánh gía hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản

Ngân hàng nhà nước Việt Nam:

- Phối hợp với Bộ Tài Chính trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

- Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ

Các bộ, cơ quan chuyên ngành:

- Phối hợp với Bộ Tài Chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập, phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, nhất là các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quan trọng như: Bộ Giáo Dục- Đào Tạo, Bộ y tế…

- Phối hợp với Bộ Tài Chính kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách

- Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy định

- Phối hợp với Bộ Tài Chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách

Hội Đồng Nhân Dân:

- Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quýêt toán ngân sách địa phương

- Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện thực hiện ngân sách địa phương

- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết - Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định Đối với HĐND cấp tỉnh được quyền quýêt định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh đảm bảo mà vượt

Trang 14

khả năng cân đối của ngân sách tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ để đầu tư

Uỷ Ban Nhân Dân

- Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp quýêt định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp

1.2.2.2 Phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi

Là sự phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cũng như giữa các cấp ngân sách địa phương về nguồn thu, nhiệm vụ chi.

a Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% :

- Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành - Các khoản thuế và thu khác tự hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí - Tiền thuê mặt đất, mặt nước

- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế - Thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương( cả gốc và lãi) Thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính Phủ Việt Nam

- Phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật từ các khoản phí,và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý

- Chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - Thu kết dư ngân sách Trung ương

- Thu chuyển nguồn ngân sách Trung ương năm trước chuyển sang

Trang 15

- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách Trung ương theo quy định của Pháp luật

Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm % giữa ngân sách trung ương vàngân sách địa phương

Được quy định tại luật ngân sách năm 2002 một số khoản như sau:

- Thuế giá trị gia tăng ( không kể thuế giá trị gia tăng hang hóa nhập khẩu) và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

- Thuế thu nhập doanh nghiệp( không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập từ hoạt động xổ số kiến thiết

- Thúê thu nhập với người có thu nhập cao ( không kể các khoản thuế và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước)

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hang hoá dịch vụ trong nước( không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết)

- Phí xăng dầu

b Các khoản chi của ngân sách trung ương gồm

- Chi đầu tư phát triển:

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết câu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý

+ Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lũnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật

+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện, chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý

+ Chi bổ sung dự trữ Nhà nước

+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của Pháp luật - Chi thường xuyên

+ Các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề,y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường

Trang 16

+ Các trường phổ thông dân tộc nội trú, Đào tạo sau đại học, đại học, bồi dưỡng trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác + Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế , các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, các trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác

+ Bào tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác

+ Bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên, các đội tuyển Quốc gia, các giải thi đấu Quốc gia và Quốc tế, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao, và các hoạt động thể dục, thể thao khác

+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ + Các sự nghiệp kinh tế do Trung ương quản lý:

Sự nghiệp giao thông: duy tu, bổ dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao thông khác, lập biểu báo và các biện pháp an toàn giao thông trên các tuyến đường Sự nghiệp nông,lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi: Bảo dưỡng sưả chữa các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trại trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp Các công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, điều tra cơ bản.

.Đo đạc hành chính, đo bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính Định canh, định cư và kinh tế mới

.Các hoạt động sự nghiệp môi trường Sự nghiệp kinh tế khác

+ Chi cho các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách trung ương đảm bảo

+ Chi cho các hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân Hoạt động của cơ quan trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động của cơ quan trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

+ Chi trợ giá theo phân cấp quản lý nhà nước, chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện, thực hiện chế

Trang 17

độ đối với người về hưu, mất sức, theo quy định của Bộ luật lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách Trung ương đảm bảo, quỹ hỗ trợ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ

+ Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng phân cấp quản lý xã hội khác

Các khoản chi thường xuyên khác: Chi trả nợ gốc và lãi các khoản do Chính phủ vay; chi viện trợ cho Chính phủ và tổ chức nước ngoài; chi cho vay theo quy định của pháp luật; bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương;bổ sung ngân sách địa phương;chi chuyển nguồn ngân sách trung ương năm trước sang năm sau

Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm:

- Thuế nhà, đất

- Thuế tài nguyên không kể thuế tài nguyên thu được từ hoạt động dầu khí - Thuế môn bài

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí

- Tiền đền bù thiệt hại đất

- Tiền thuê bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước - Lệ phí trước bạ

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

- Thu nhập vốn góp của ngân sách địa phương

- Tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế - Thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh

- Viện trợ không hoàn lại của các tô chức cá nhân nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

- Phấn nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu ự nghiệp của

Trang 18

các đơn vị do địa phương quản lý

- Huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước - Thu từ huy động xây dựng

- Các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của luật ngân sách nhà nước

- Thu từ kết dư ngân sách địa phương

- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau

D Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi do địa phương quản lý

- Đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật

- Chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do các địa phương thực hiện - Các khoản chi đâù tư khác theo quy định của pháp luật

Chi thường xuyên:

- Chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, xã hội, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, môi trường và các sự nghiệp khác do địa phương quản lý Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác; Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác; Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động

1.2.2.3 Quy định mối quan hệ giữa các cấp ngân sách

Tức là xác định các nguyên tắc về việc chuyển giao và tiếp nhận ngân sách giữa cấp trên và cấp dưới, tuân theo những nguyên tắc này đảm bảo cho việc các cấp

Trang 19

làm đúng và hiệu quả công việc của mình Qua số lượng, quy mô, cơ cấu chuyển giao giữa các cấp có thể đánh giá được mức độ độc lập, tự chủ của mỗi cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước.

Phân quyền về thành lập và sử dụng các quỹ tài chínhHội đồng nhân dân:

- Quyết định dự toán và phân bổ dự toán ngân sách địa phương - Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

- Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách điạ phương

- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết - Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định

Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyền thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh đảm bảo mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách tỉnh thì đựoc phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân

- Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

- Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

- Kiểm tra nghị quýêt của Hội đồng nhân dân cấp dưới về dự toán và quyết toán ngân sách

- Phối hợp với cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo lĩnh vực trên địa bàn.

- Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

Về nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền tỉnh,huyện, xã

Trang 20

a Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phù hợp và đồng bộ với phân cấp quản lý KT-XH và tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, hành chính địa phương, đồng thơì phù hợp với khả năng quản lý của mỗi cấp

b Phân cấp nguồn thu ngân sách phảo trên cơ sỏ gắn trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu Nguồn thu gắn với trách nhiệm quản lý của chính quyền cấp nào thì phân cho ngân sách cấp chính quyền đó Hạn chế phân chia nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên c Ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng đô thị hiện đại thực hiện các chính sách quan trọng, bảo đảm hoạt động y tế, giáo dục- đào tạo do tỉnh quản lý, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ ngân sách cấp dưới chưa cân đối thu, chi ngân sách

Đối với nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản các dự án thuộc tỉnh phải được ưu tiên bố trí, sắp xếp căn cứ theo cơ cấu đầu tư từng lĩnh vực, theo nghị quyết HĐND tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và khả năng ngân sách tỉnh và hiệu quả đầu tư

Đối với các chương trình, nhiệm vụ theo các chính sách của địa phương phải đảm bảo cấp được phân cấp nhiệm vụ chi được phân bổ kinh phí trong dự toán ngân sách cấp đó và chịu trách nhiệm chủ động nguồn vốn quản lý, thanh toán, quyết toán ở cấp đó.

d Ngân sách huyện, thành phố được tăng cường nguồn thu tối đa để đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm cụ phát triển kinh tế- xã hội, trong phạm vi quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cơ sở

e Đối với ngân sách cấp xã baỏ đảm tăng cường nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp và phù hợp với điều kiện đặc điểm của xã, phường, thị trấn theo các căn cứ và tiêu thức phân loại nhóm xã cụ thể

Quan hệ giữa các cấp ngân sách thuộc tỉnh thực hiện theo nguyên tắc:

- Mỗi cấp ngân sách được phân cấp nguồn thu cụ thể, đảm bảo chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, HĐND tỉnh quyết định việc phân cáp nguồn thu, quy định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền Việc

Trang 21

phân chia tỷ lệ phần trăm các khoản thu trên địa bàn cho các cấp xã được xác định theo 3 nhóm xã, phường, thị trấn ( loại 1, loại 2, loại 3)

- Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được giữ ổn định khoản từ năm đầu thời kỳ ổn định và cả thời kỳ ổn định ngân sách Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các cấp ngân sách được sử dụng nguồn tăng thu hang năm ( Phần ngân sách cấp đó được hưởng, sau khi trừ các khoản dành làm lương theo quy định) để chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội theo quy định của luật ngân sách nhà nước

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó chi, không được dung ngân sách cấp này để chi cho ngân sách cấp khác, trừ trường hợp cụ thể theo quy định cua Chính Phủ Trường hợp tỉnh quyết định ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách, sau khi dự toán đã được quýêt định, thì phaỉ có giải pháp bố trí nguông kinh phí thực hiện

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp trên thì phảo chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.

HĐND cấp trên quyết định mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm có 2 nội dung:

- Bổ sung theo cân đối thu, chi ngân sách: Được xác định trên cơ sở các nguồn thu ngân sách cấp dưới được hưởng và nhiệm vụ chi theo quy định Số bổ sung cân đối được giữ ổn định theo số tuyệt đối trong thời kỳ ổn định ngân sách

- Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ : + Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách hang năm, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở mức chi tăng lên do thay đổi chính sách, khả năng cân đối và mức hỗ trợ của ngân sách cấp trên

+ Hỗ trợ thực hiện các chường trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao

+ Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có

Trang 22

thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã được bố trí chi nhưng chưa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: Khắc phục thiên tai hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu

+ Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quỳên

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

1.2.3.1 Hình thức cấu trúc nhà nước

Là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan chính quyền địa phương Với mỗi hình thức cấu trúc nhà nước, bộ máy nhà nước được phân chia thành từng cấp và được giao nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong quản lý kinh tế, xã hội

Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu:

Nhà nước đơn nhất: Có chủ quyền chung, thống nhất cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, tập trung quyền lực cao ở cấp trung ương Mức độ phân cấp quản lý ngân sách ở các nước theo hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất thường mức độ và giới hạn, phần lớn tập trung ở ngân sách trung ương

Nhà nước liên bang : Là nhà nước có từ hai hay nhiều thành viên hợp lại, cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý được tổ chức thành hai hệ thống Trong đó một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống riêng của từng thành viên.Đối với cấu trúc nhà nước liên bang, hệ thống ngân sách nhà nước được chia thành ngân sách liên bang, ngân sách các bang và ngân sách của các cấp trực thuộc bang Qua trên có thể thấy với mỗi hình thức cấu trúc nhà nước khác nhau thì cách phân cấp về quản lý nhà nước là khác nhau và kéo theo là khác nhau trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

1.2.3.2 Trình độ tổ chức, quản lý KT-XH của các cấp chính quyền và mức độphân cấp quản lý KT-XH

Trang 23

1.2.3.3 Nhiệm vụ cung cấp hàng hoá công cộng

Cung cấp hàng hoá công cộng là một trong những chức năng của Nhà nước Và để việc cung cấp hàng hoá công cộng, dịch vụ công công có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân thì cũng cần được giao cho các cấp chính quyền thực hiện Những hàng hoá, dịch vụ cần nguồn vốn lớn, mang tính quan trọng thường do chính quyền địa phương đảm bảo, còn những hàng hoá mang tính phổ biến thường giao cho chính quyền địa phương thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với tình hình địa phương.Việc phân cấp về cung ứng hàng hoá và dịch vụ công cộng là tiền đề để phân định nhiệm vụ thu, và nghĩa vụ chi cho từng cấp, địa phương.

1.2.3.4 Đặc điểm tự nhiên, KT- XH của vùng lãnh thổ

Căn cứ vào đặc điểm về tự nhiên khác nhau của từng vùng mà việc phân cấp về quản lý hành chính cũng khác nhau Vùng hải đảo, biên giới hoặc vùng đông dân cư có truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo riêng Các yếu tố này hình thành nên sự phân cấp mang tính đặc thù Vì vậysẽ có sự phân cấp đặc biệt trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước về phân định nguồn thu,nhiệm vụ chi

Trang 24

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC GIỮA TỈNH, HUYỆN, XÃ Ở BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2004-20072.1 Khái quát tình hình phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước của tỉnhBắc Ninh giai đoạn 2004-2007

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập tỉnh Bắc Giang năm 1963 lấy tên chung là tỉnh Hà Bắc, đầu năm 1997 thực hiện theo nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc Hội khoá IX tỉnh Hà Bắc lại được tách ra thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh được tái lập và bắt đầu hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01/01/1997 Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93km2, dân số 987.000 người nằm ở phía đông bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng trên tuyến hàng lang kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ đó là : Hà Nội- Hải Dương- Hải phòng- Quảng Ninh Là một trong 8 tỉnh kinh tế thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có tang trưởng cao.

Tỉnh Bắc Ninh nằm trên những tuyến giao thông quan trọng như : Quốc lộ 1, quốc lộ 18, có tuyến đường sắt nối với Trung Quốc, nằm trên hệ thống sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, thuận tiện cho vận tải bằng đường thuỷ

2.1.2 Tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh

Giai đoạn đầu sau khi tách tỉnh, Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế- xã hội Tỉnh ít được đầu tư, nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nền công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, dịc vụ kém hiệu quả, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng năng suất không cao phụ thuộc vào thiên nhiên.Thiếu về vốn lẫn nguồn nhân lực đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh

Nhưng sau hơn 5 năm tái lập Tỉnh, nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của lãnh đạo Tỉnh và sự phối hợp hiệu quả của các cấp ngành kinh tế Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển, các làng nghề truyền thống phát triển và mở rộng và hiệu quả, các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư Y tế, giáo dục được quan tâm, đầu tư, an ninh quốc phòng được ổn định

Trang 25

Tính đến tháng 06/2007 thì tình hình kinh tế xã hội của Bắc Ninh có một số điểm chú ý sau:

2.1.2.1 Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh thì tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2006 Trong đó:

- Nông nghiệp tăng 0,26%

- Công nghiệp xây dựng tăng 20,7% - Dịch vụ tăng 18%

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: - Khu vực nông,lâm và thuỷ sản giảm còn 23,5%

- Khu vực dịch vụ tăng nhẹ chiếm 29,5%

- khu vực công nghiệp xây dựng tiếp tục tăng khá lên 47% ( Năm 2006 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: 26,9%- 29% - 44,1%)

a Về sản xuất nông nghiệp

Gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết bất ổn, do dịch bệnh, giá cả phân bón Giá trị sản xuất nông,lâm, thuỷ sản ước tính 1.251 tỷ đồng đạt 53,44% kế hoạch năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2007 ước đạt 4.901 tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch năm( kế hoạch 10.500 tỷ đồng) tăng 28,23% so với cùng kỳ

Trong đó:

+ Kinh tế nhà nước tăng 20,2% + Kinh tế ngoài nhà nước tăng 24%

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 42%

c Dịch vụ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng ổn định ở mức khá

- Hoạt động thương mại có bước phát triển: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước 3.087 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch năm, tăng 30,7% so với cùng kỳ Trong đó:

+ Loại hình kinh tế nhà nước ước đạt 75 tỷ đồng đạt 50,5% kế hoạch năm tăng 52,7%

+ Loại hình kinh tế ngoài nhà nước ước 3.012 tỷ đồng, đạt 53,8% kế hoạch năm

Trang 26

tăng 30,23%

Chỉ số giá tiêu dùng 6/2007 so với 6/2006 tăng 9,01% tăng 8,04% so với12/2006 - Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kết quả cao:

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước 139 triệu USD đạt 50,4% kế hoạch năm tăng 117,5% so với cùng kỳ

+ Kim ngạch nhập khẩu 228,8 triệu USD, đạt 61,8% kế hoạch năm, tăng 123,7% so với cùng kỳ

- Hoạt động dịch vụ phát triển khá Tổng doanh thu du lịch ước 31 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm và tăng 30% so với cùng kỳ Tổng lượt khách 45.127 lượt, đạt 50,8% so với kế hoạch, tăng 26,7%

- Công tác vận tải tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của người dân

+ Khối lượng vận tải hàng hoá ước 4.655 nghìn tấn, đạt 32,6% kế hoạch năm, tăng 47% so với cùng kỳ

d Hoạt động đầu tư phát triển

Thực hiện đầu tư phát triển trên địa bàn ước 2.895 tỷ đồng, đạt 40,03% kế hoạch năm, tăng 18,6% so với cùng kỳ

e Hoạt động tài chính ngân hàng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 720 tỷ đồng, đạt 48% dự toán, tăng 31,8% so với cùng kỳ

2.1.2.2 Văn hoá- xã hộia Giáo dục- đào tạo

Tằng cường quản lý công tác giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát triển, củng cố mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục, quan tâm đến chế độ chính sách cho giáo viên -Cuối năm học 2006-2007, toàn tỉnh có 141 trường mầm non với 57.265 học sinh, đạt 98,81% kế hoạch năm

- 15o trường tiểu học với 82.689 học sinh, 132 trường THCS với 78.277 học sinh, 37 trường PTTH với 52.930 học sinh

- Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đại học trên địa bàn đang tiếp tục mở rộng đáp ứng nhu cầu đào tạo

b Văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao

Trang 27

Các hoạt động văn hoá thông tin phục vụ tốt lễ hội giao thừa, mừng đảng, mừng xuân, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc

Chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin cổ động phục vụ kịp thời, chất lượng tiến bộ

Phong trào thể dục thể thao quần chúng đựơc duy trì ổn định và có bước phát triển mới Công tác đào tạo được chú ý, học sinh năng khiếu cấp tỉnh hiện có 141 em, 53 huy chương các loại, 17 VĐV được phong cấp quốc gia

c Y tế , dân số , gia đình và trẻ em

Số trẻ em được tiêm chủng miễn dịch cơ bản 8.522 em, tiêm AT cho phụ nữ có thai 10.209 người, khám bệnh cho 509,93 ngàn lượt, số người được điều trị nội trú là 44,057 ngàn người.

d Lao động xã hội

Lao động, việc làm và dạy nghề triển khai từ đầu năm: Đã tổ chức thẩm định và cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho 172 dự án, với tổng số vốn vay 7,45 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 955 lao động Tính chung toàn tỉnh đã giải quyết được việc làm mới cho 11.500 lao động

Các chế độ chính sách vơí người có công, hưu trí, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ đảm bảo kịp thời đầy đủ.

Công tác phòng chống maịi dâm ma tuý được quan tâm, tiếp tục duy trì 58 xã, phường và đăng ký mới 8 phường, xã không có tệ nạn xã hội Trung tâm giáo dục-dạy nghề hướng nghiệp đã tiếp nhận 19 đối tượng, bàn giao 10 đối tượng nghiện ma tuý về gia đình,cộng đồng quản lý.

2.1.2.2 Đánh giá chung- Ưu điểm:

Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp từ 26,92% 6 tháng đầu năm xuống còn 23,54% trong 6 tháng đầu năm, tiếp tục tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp từ 44,09% lên 46,91%

Quy mô công nghiệp tiếp tục được mở rộng, số lượng các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động tăng tạo nên giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao Thu nhập dân cư ngày càng được cải thiện tạo đà cho dịch vụ tiếp tục duy trì nhịp độ

Trang 28

tăng trưởng ổn định ở mức khá Tình hình hoạt động đầu tư phát triển diễn ra khá sôi nổi, xuất hiện những nhân tố đột phá, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung, xây dựng cơ sỏ hạ tầng khu công nghiệp tập trung

Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao đã góp phần tích cực vaò tăng thu ngân sách nhà nứơc, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2006

Công tác chăm sóc các đối tượng chính sách xã hội, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn được các cấp, các ngành quan tâm, trở thành phong trào rộng khắp Công tác xúc tiến đào tạo nghề và đào tạo việc làm được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn và lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được cải thiện, số vụ vi phạm giảm hẳn.

- Tồn tại, nguyên nhân

Trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước và địa phương, đạt được những kết quả trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội là cơ bản, bên cạnh đó còn những tồn tại, yếu kém chủ yếu:

+ Kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cáo, nhưng tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế chuyển biến chậm Tốc độ tăng trưởng(GDP) đạt 14,6% so với cùng kỳ năm 2006 nhưng khu vực nông nghiệp, diện tích gieo trồng vụ đông không đạt kế hoạch, năng suất lúa, năng suất các loại cây trồng nông nghiêp giảm, dẫn đến sản lượng lương thực giảm Chăn nuôi dự báo là giá trị sản xuất sẽ tăng nhưng xét về quy mô, nhất là tổng đàn lợn, bò,trâu, gia cầm đều giảm đã làm mức tăng trưởng khu vực nông nghiệp thấp

+ Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư thực hiện thấp, tiến độ thi công các công trình, nhất là các công trình trọng điểm chậm Do ảnh hưởng của việc tăng giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào như sắt, thép, xi măng, xăng dầu đã làm tăng chi phí trong xây dựng cơ bản, đồng thời do thị trường đất đai vẫn tiếp tục đóng băng ảnh hưởng tới việc thu tiền từ đấu giá chuyển quyền sử dụng đất để bố trí đầu tư xây dựng công trình.

+ Kết cấu hạ tầng thương mại du lịch vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thương mại, du lịch theo hướng văn minh hiện đại

Trang 29

+ Một số hoạt động thuộc lĩnh vực xã hội hiệu quả chưa cao Giải quyết việc làm cho người lao động vẫn gặp khó khăn, chất lượng đào tạo, chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, xã hội còn tiềm ẩn búc xúc, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma tuý vãn đang là nỗi lo trong xã hội, trong nhân dân

+ Việc khai thác trái phép cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra, vi phạm pháp lệnh đê điều va ảnh hưởng đến công tác phong chống lụt bão

+ Trong công tác chỉ đạo điều hành còn một số tồn tại: Tính chủ động , linh hoạt, kiên quyết trong tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ ở một số ngành, địa phương còn hạn chế, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được giao chưa đồng bộ, hiệu quả, cải cách hành chính chậm, kỷ cương hành chính chưa nghiêm Tư chất vai trò của người cán bộ, công chức viên chức chậm được nâng lên.

2.1.3 Tình hình thực hiện ngân sách ở tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Binh gồm 8 huyện, thành phố với 125 xã, phường, thị trấn dược phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước Trong những năm gần đây, tuy thu chưa đủ bù chi, hàng năm vẫn hưởng trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương nhưng ngân sách tỉnh Bắc Ninh có tốc độ phát triển nhanh và bền vững.Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 309.834 triệu đồng năm 2002 lên 1.149.586 triệu đồng năm 2006 Chi ngân sách địa phương tăng từ 603.442 triệu đồng năm 2002 lên 1.339.681 triệu đồng năm 2006.

Bảng 1:

Trang 30

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu và thu chi ngân sách tỉnh Bắc Ninh giaiđoạn 2004-2006 như sau:

IIChỉ tiêu thu chi ngân sách

2.2 Chi thường xuyên Triệu đ 568.559 680.751 804.375

Trang 31

Bảng 2: Bỏo cỏo tỡnh hỡnh thực hiện dự toỏn ngõn sỏch năm 2006, 2007 và dựtoỏn ngõn sỏch năm 2008 của tỉnh Bắc Ninh

Cân đối ngân sách địa phƯơng năm 2008

6 Quản lý qua ngân sách213,214233,000250,000290,000

CChi ngân sách địa phơng1,830,649 1,816,760 2,496,3842,335,000

1 Chi đầu t phát triển465,453619,714626,373752,830

3 Chơng trình mục tiêu TW71,272136,315136,315136,514

5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính8001,0001,0001,000

8 Chi chuyển nguồn sang năm sau275,62876,3429 Chi nộp ngân sách cấp trên1,885

10 Các khoản không cân đối 211,236233,000250,000290,000

Trang 32

INguồn thu ngân sách cấp tỉnh1,320,006 1.403.2681,928,052 1,944,983

1 Thu ngan sách cấp tỉnh h ởng theo phân cấp707,006909,388921,388 1,252,9832 Bổ sung từ ngân sách trung ơng405,223432,880491,285435,658

5 Huy động đầu t theo khoản 3 điều 8 luật NSNN

IIChi ngân sách cấp tỉnh1,320,006 1,430,268 1,848,640 1,844,983

1 Chi thuộc nhiệm vụ của NS cấp tỉnh theo phân cấp927,614 1,157,906 1,406,479 1.553,6522 Bổ sung cho NS huyện, quận, thị xã, thành phố392,392272,362442,161291,331

BNgân sách huyện, quận, thị xã, thành phố

INguồn thu NS huyện, quận, thị xã, thành phố1,007,267658,854 1,101,905781,348

1 Thu ngan sách h ởng theo phân cấp333,012241,492363,312280,0172 Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh392,392272,362442,161291,331

5 Vay theo khoản 3 điều 8

IIChi ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố903,035658,854 1,089,905781,348

Trang 33

A Thu trong cân đối1,143,879 1,267,000 1,415,000 1,660,000

11 Thuế chuyển quyền sử dụng đất8,9869,00016,00015,00012 Thu tiền sử dụng đất437,037466,000491,000560,000 3 Thu phạt hải quan

BCấc khoản quản lý qua NS213,214233,000250,000290,000

Trang 34

a Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2007 ước tính 1.665 tỷ đồng, đạt 111% dự toán, bằng 122,7% so với cùng kỳ.

- Thu nội địa năm 2007 ước thực hiện 1.290 tỷ đồng đạt 111,9% dự toán và bằng 123,2%

- Các khoản thuế vượt dự toán:

+ Thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh: Thu ngân sách ước thực hiện 250 tỷ đồng, đạt 161,3% so với dự toán và bằng 184,4% cùng kỳ năm trước + Thu lệ phí trước bạ: Ước thực hiện 25 tỷ đồng, đạt 132,1% dự toán giao và bằng 125,5% so với cùng kỳ năm trước

+Thuế thu nhập cá nhân: Ước thực hiện 40 tỷ đồng đạt 173,9% dự toán giao và bằng 188,2% so với cùng kỳ năm trước

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Ước thực hiện 16 tỷ đồng, đạt 178,1% dự toán giao và bằng 177,8% so với năm trước

+ Thu tiền sử dụng đất: Ước thực hiện 491 tỷ đồng đạt 105,4% dự toán giao - Các khoản thu có hoàn thành dự toán:

+ Khu vực doanh nghiệp Nhà nước trung ương: Ước thực hiện 190 tỷ đồng, đạt 100% dự toán giao và bằng 111,4%

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Ước thực hiện 152 tỷ đồng đạt 100% dự toán giao và bằng 111% so với cùng kỳ năm trước

- Các khoản thu không có khả năng hoàn thành dự án:

+ Khu vực quốc doanh địa phương: Dự kiến thu ngân sách chỉ đạt 25 tỷ đồng bằng 71,4%

+ Tiền thuê đất: Dự kiến đạt 10 tỷ đồng bằng 65,4% dự toán + Thu phí xăng dầu: Ước thực hiện 14.500, đạt 85,3%

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Ước thực hiện đạt 109,6% , và bằng 143,2% - Thu từ các khoản không can đối quản lý qua ngân sách: Ước thực hiện đạt 107,3% dự toán và bằng 112,3% năm trước

b Thu ngân sách địa phương:

Ước thu thực hiện ngân sách địa phương là 2.587.796 triệu đồng, thu điều tiết ngân sách địa phương tăng so với dự toán giao 133.820 triệu đồng chủ yếu tạp trung cấp huyện, xã

Trang 35

c Chi Ngân sách địa phương

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương ước thực hiện 2.587.796 triệu đồng, đạt 114% so với dự toán và băng 112% năm trước

2.2 Thực trạng của phân cấp quản lý ngân sách trung tỉnh, huyện Bắc Ninh

2.2.1 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giưa tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh

Ngân sách địa phương bao gồm: Ngân sách cấp tỉnh , ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã,phường, thị trấn Chính quyền các cấp sử dụng ngân sách địa phương thông qua các hoạt động thu, chi ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Mọi khoản thu chi của ngân sách các cấp đều được phản ánh thông qua kho bạc nhà nước Việc phân cấp các nguồn thu, nhiệm vụ chi đựơc quy định cụ thể theo QĐ98/2003/QĐ-UBND như sau:

2.2.1.1 Nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh:

Đối với khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% gồm:

- Thuế giá trị gia tăng ( Trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu) của các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Thuế thu nhập doanh nghiệp( Trừ thuế TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành) của các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Thuế môn bài, thuế tài nguyên của các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ các hàng hoá, dịch vụ trong nước( trừ thuế TTĐB thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke giao cho xã phường, thị trấn

- Thu tiền cho thuê nhà và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước - Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

- Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu ( không kể lệ phí trước bạ)

- Thu nhập từ vốn góp của tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách tỉnh tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh theo quy định của luật ngân sách nhà

Trang 36

- Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh

-Thu tiền bán hàng tịch thu sung công quỹ nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thi hành án… của các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định

- Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp tỉnh : Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước ( trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ) do các đơn vị cấp tỉnh quản lý nộp - Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách tỉnh năm trước sang năm sau

Các khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm(%) giữa các cấp ngân sách địa

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước - Thu bổ sung từ ngân sách trung ương

- Huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 luật NSNN

2.2.1.2 Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh Chi đầu tư phát triển bao gồm:

- Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội

Trang 37

không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý

-Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình, chính sách của tỉnh như: Hỗ trợ phát triển công nghiệp- dịch vụ, hỗ trợ phát triển trường học…

- Chi trả nợ gốc và lãi tiền vay cho đầu tư theo quy định tại khoản 3 điều 8 luật NSNN

- Hỗ trợ cho các doanh, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính của nhà nước trên địa bàn - Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới

Chi chương trình mục tiêu quốc gia, dự án 5 triệu ha rừng và các mục tiêunhiệm vụ khác của trung ương giao cho địa phương

Chi thường xuyên:

- Chi hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp tỉnh quản lý bao gồm:

Sự nghiệp giao thông : duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi của tỉnh, các trạm trại, đơn vị nông nghiệp, lâm nghiệp của tỉnh, công tác khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, thú y chi khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác

Điều tra cơ bản

Các sự nghiệp kinh tế khác do tỉnh quản lý

- Chi hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo gồm : Các trường phổ thông trung học, bổ túc văn hoá trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường chính trị Nguyễn Văn Cừ và các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo khác của tỉnh

- Chi các hoạt động sự nghịêp y tế gồm: Chi phòng bệnh, khám chữa bệnh và các hoạt động y tế khác thuộc tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố, đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và đối tượng cận nghèo

- Chi các hoạt động văn hoá thông tin : Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác do tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện

Trang 38

- Chi đài phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác do tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện

- Chi các hoạt động TDTT: Bồi dưỡng, huấn luyện các đội tuyển cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu TDTT và các hoạt động thể thao khác do tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện

- Chi nghiên cứu thực hiện các chương trình, đề tài khoa học cấp tỉnh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, và các hoạt động khoa học công nghệ khác do tỉnh quản lý

- Chi các hoạt động sự nghiệp về quản lý môi trường của tỉnh

- Chi đảm bảo xã hội : Các trại xã hội, cứu tế xã hội, hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, các hoạt động khác, thực hiện chính sách xã hội do tỉnh quản lý

- Chi các hoạt động văn hóa xã hội khác do tỉnh quản lý - Chi hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh

Hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh - Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của pháp luật

- Chi trợ giá theo chế độ chính sách của nhà nước quy định - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

- Chi chuyển ngân sách cấp tỉnh năm trước sang năm sau

2.2.1.3 Nguồn Thu của ngân sách cấp huyện

Đối với các khoản thu ngân sách cấp huThuêyện hưởng 100% gồm:

- Thuế môn bài ( trừ thuế môn bài của ngân sách cấp tỉnh và xã được hưởng)

- Các khoản phí và lệ phí phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan đơn vị thuộc cấp tỉnh tổ chức thu

- Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan đơn vị thuộc cấp tỉnh tổ chức quản lý

- Các khoản thu khác từ khu vực công thương nghiệp- dịch vụ ngoài quốc doanh - Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, tiền thu hồi vốn của ngân sách

Trang 39

cấp huyện tại các tổ chức kinh tế

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho ngân sách cấp huyện

- Thu kết dư ngân sách cấp huyện

- Thu tiền bán hàng tịch thu sung công quỹ nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thi hành án của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện quyết định

- Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền cấp huyện quyết định

- Huy động vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của nhà nước

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện: Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoảnchi năm trước ( trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ) do các đơn vị cấp huyện quản lý nộp

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang năm sau

Thu bổ sung ngân sách cấp tỉnh

Các khoản thu được phân chia tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách địa phươngtheo quy đinh của

2.2.1.4 Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện- Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý theo quy định phân cấp đầu tư và xây dựng của tỉnh

Riêng thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được phân bổ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập ( tiểu học, trung học cơ sở), các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn và vệ sinh đô thị

Các mương, chương trình đầu tư phát triển phân cấp cho cấp huyện như : Hỗ trợ giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh hỗ trợ xây dựng trụ sở xã, nhà sinh hoạt

Trang 40

Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã

- Chi chương trình mục tiêu, dự án, nhiệm vụ cấp trên giao cho địa phương- Chi thường xuyên

Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý:

Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng,sửa chữa các công trình giao thông do cấp huyện quản lý

Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp do cấp huyện quản lý Sự nghiệp thị chính: Duy tu, bảo dưỡng, đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên xanh, vệ sinh rác thải đường phố và khu dân cư thuộc thành phố, thị xã và các sự nghiệp thị chính khác

Các sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý như hoạt động quản lý chợ, quản lý địa chính

Chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục- đào tạo bao gồm: Các trường tiểu học, trung học cơ sở, bổ túc văn hoá trung học cơ sở, trung tâm bồi dưỡng chính trị, các trường mầm non liên cơ của huyện, chế độ cho giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước và các hoạt động nghiệp giáo dục đào tạo khác của huyện, thành phố Riêng thành phố, thị xã có nhiệm vụ chi hỗ trợ giáo dục mầm non dân lập kể cả trợ cấp gioá viên mầm non, cô nuôi dạy trẻ các phường

Chi các hoạt động sự nghiệp y tế gồm: Chi lương, phị cấp lương và các khoản đóng góp như: BHXH,BHYT cho cán bộ y tế cơ sở, mua BHYT bắt buộc cho hội viên hội cựu chiến binh

Các hoạt động sự nghiệp văn hoá thông tin, phát thanh, thể dục thể thao và các hoạt động đảm bảo xã hội do các cơ quan cấp huyện quản lý, tổ chức thực hiện, các chương trình phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dân trên địa bàn

Chi hoạt động các cơ quan nhà nước cấp huyện: Hoạt động các cơ quan nhà nước cấp huyện

Hoạt động các cơ quan cấp huyện của ĐCS Việt Nam

Hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:55

Hình ảnh liên quan

6 Quảnlý qua ngân sách 213,214 233,000 250,000 290,000 - Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

6.

Quảnlý qua ngân sách 213,214 233,000 250,000 290,000 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3: - Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

Bảng 3.

Xem tại trang 32 của tài liệu.
A Ngân sách cấp tỉnh - Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

g.

ân sách cấp tỉnh Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4: - Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

Bảng 4.

Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 6:Tổng Hợp Cơ Cấu Chi NSĐP Bắc Ninh Theo Ngành KTQD 2004-2006 - Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

Bảng 6.

Tổng Hợp Cơ Cấu Chi NSĐP Bắc Ninh Theo Ngành KTQD 2004-2006 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 7: - Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện.DOC

Bảng 7.

Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan