ĐỀ CƯƠNG SINH 9

4 953 6
ĐỀ CƯƠNG SINH 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG SINH 9 HỌC KÌ II Câu 1: Ưu thế lai là gì ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ? Câu 2: Tùy theo khả năng thích nghi với yếu tố nhiệt độ, sinh vật được phân chia như thế nào? Sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? Câu 3: - Chuỗi thức ăn là gì? - Giả sử một quần xã sinh vật gồm các loài: cỏ, thỏ, nai, hổ, cáo, gà rừng, sâu ăn lá, vi sinh vật. a) Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái. b) Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật nêu trên. c) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn nêu trên. Câu 4: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì ? Câu 5: Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Vì sao ? Câu 6: a. Thế nào là hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có những thành phần nào? b. Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Câu 7: a. Rừng có vai trò gì đối với đời sống con người? b. Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi? Câu 8: a. Em hãy cho biết thế nào là ô nhiễm môi trường ? Kể tên những tác nhân gây ô nhiễm môi trường? b. Là một học sinh, em có suy nghĩ gì về thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm? Em cần làm gì để môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp. Câu 9: a. Thế nào là quần xã sinh vật? b. Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã? c. Trong thực tế người ta đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao? Câu 10: Có những dạng tài nguyên chủ yếu nào? Câu 11: Là học sinh em có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? Câu 12: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ? ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 9 HỌC KỲ II Câu 1: - Hiện tượng cơ thể lai F 1 sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. - Muốn duy trì ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép…) Câu 2: - Tùy theo khả năng thích nghi với yếu tố nhiệt độ, sinh vật được chia làm hai nhóm: + Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. + Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Câu 3: - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. a) Xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái: + Sinh vật sản xuất: cỏ + Sinh vật tiêu thụ cấp 1: thỏ, nai, sâu ăn lá. + Sinh vật tiêu thụ cấp 2: hổ, cáo, gà rừng. + Sinh vật phân giải: vi sinh vật. b) Lưới thức ăn: Nai Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Sâu ăn lá Gà rừng c) Mắt xích chung nhất là: Hổ Câu 4: Tác hại của ô nhiễm môi trường: - Ô nhiễm môi trường gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển… - Ví dụ: Khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi. - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. - Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư… - Ô nhiễm môi trường góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật. Câu 5 : - Nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai sẽ là nguồn năng lượng sạch như : + Năng lượng mặt trời + Năng lượng gió + Năng lượng thuỷ triều + Năng lượng suối nước nóng. - Vì chúng không gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng mà còn cho ta hiệu quả cao. Hơn nữa một số nguồn năng lượng phổ biến hiện nay dần cạn kiệt như dầu lửa, khí đốt, than đá. Câu 6 : a. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Các thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục… + Sinh vật sản xuất: thực vật. + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm…. - b.Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa bị sinh vật ở mắt xích đứng sau tiêu thụ. Lưới thức ăn là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung. Câu 7 : a. Vai trò của rừng đối với đời sống của con người: Rừng là lá phổi xanh điều hòa không khí. Rừng ngăn dòng nước gây sói mòn đất, lũ quét. Rừng giữ độ ẩm cho không khí. Rừng là nơi sống của nhiều loài động vật, là thức ăn của con người. Rừng giúp tạo ra cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học. b.Hậu quả của việc chặt phá rừng Làm mất cân bằng sinh thái; Mất các sinh vật; Mất nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; Mất lá phổi xanh điều hoà khí hậu; Gây ra những biến đổi: lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất… Câu 8 : a. Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. Ô nhiễm do các chất phóng xạ. Ô nhiễm do các chất thải rắn. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. - b. suy nghĩ. . . Việc làm. . . Câu 9 : a. Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau và môi trường sống của chúng ( sinh cảnh) được hình thành trong một khoảng thời gian dài có mối quan hệ tương đối bền vững. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. b. Các dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật: + Số lượng các loài trong quần xã: Độ đa dạng: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Độ nhiều: Mật độ các thể của từng loài trong quần xã. Độ thường gặp: Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm. + Thành phần: Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Loài đặc trưng: Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác c. Ứng dụng khống chế sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi: + Trồng trọt: Lấy ong mắt đỏ diệt một số sâu hại… + Chăn ni: ni mèo khống chế sự phát triển của chuột hại mùa màng. Câu 10: Các dạng tài ngun chủ yếu: - Tài ngun khơng tái sinh là nguồn tài ngun sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần( khống sản): than đá, dầu mỏ, sắt, vàng, đá q, đá vơi .(0.5đ) - Tài ngun tái sinh là nguồn tài ngun sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lí tốt như: tài ngun đât, nước, sinh vật biển, tài ngun nơng nghiệp. . - Tài ngun năng lượng vĩnh cửu là năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều được thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế ơ nhiễm mơi trường. . Câu 11: - Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang giã: + Trồng cây, bảo vệ cây xanh. + Dọn rác, không xã rác bừa bãi. + Tìm hiểu thông tin về bảo vệ thiên nhiên. - Tham gia tuyên truyền giá trò và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho cộng đồng, nhận thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Câu 12: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo mơi trường tự nhiên Tác động lớn nhất của con người đã phá hủy thảm mục thực vật , dẫn đến ơ nhiễm mơi trường và làm suy thối mơi trường , gây nhiều hậu quả xấu . Với sự hiểu biết ngày càng tăng của mình . Con người đã , đang khắc phục tình trạng đó . Để bảo vệ và cải tạo mơi trường tự nhiên ta cần dùng những biện pháp chính : + Hạn chế phát triển dân số q nhanh . + Khai thác sử sụng nguồn tài ngun có hiệu quả . + Bảo vệ các lồi sinh vật , đặt biệt là các lồi sinh vật q , hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng . + Giảm các nguồn chất thải gây ơ nhiểm . + Con người ứng dụng kiến thức khoa học vào lĩnh vực trồng trọt , chăn ni tạo nhiều giống cây trồng , vật ni mới có năng suất cao . + Giáo dục ý thức tự giác cho người dân để mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ mơi trường sống của mình . . a) Xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái: + Sinh vật sản xuất: cỏ + Sinh vật tiêu thụ cấp 1: thỏ, nai, sâu ăn lá. + Sinh vật tiêu thụ cấp 2: hổ, cáo, gà rừng. + Sinh vật phân. việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ? ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 9 HỌC KỲ II Câu 1: - Hiện tượng cơ thể lai F 1 sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu. ĐỀ CƯƠNG SINH 9 HỌC KÌ II Câu 1: Ưu thế lai là gì ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ? Câu 2: Tùy theo khả năng thích nghi với yếu tố nhiệt độ, sinh vật được

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan