Nhiễm khuẩn ở người đái tháo đường potx

4 341 0
Nhiễm khuẩn ở người đái tháo đường potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhiễm khuẩn ở người đái tháo đường Nhiễm khuẩn ở người ĐTĐ: người mắc bệnh ĐTĐ do giảm sức đề kháng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và bị nhiễm khuẩn nặng, lâu khỏi. Nhiễm khuẩn đến lượt nó là căn nguyên quan trọng làm mất cân bằng đường máu. 1/3 số trường hợp hôn mê tăng đường máu là do nhiễm khuẩn gây nên. Người ĐTĐ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: đường máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát triển gây tăng đường máu. Khi đường máu cao bất thường không rõ lý do cần tìm xem có nhiễm khuẩn kín đáo: răng lợi, tiết niệu Một số dạng nhiễm khuẩn thường gặp: - Da: mụn nhọt, viêm loét bàn chân, nấm móng chân - Răng lợi: viêm lợi, tụt lợi, viêm mủ quanh răng. - Phổi: viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi. - Đường tiết niệu: viêm bàng quang có triệu chứng đái buốt, đái dắt, đái máu. Viêm bàng quang không có triệu chứng chỉ phát hiện được khi xét nghiệm nước tiểu. Khi bị nhiễm khuẩn ta thường sốt, mệt mỏi và chán ăn. Vì ăn ít đi nên một số người theo phản ứng tự nhiên đã giảm liều thuốc uống, insulin. Trên thực tế trong cơ thể khi bị nhiễm khuẩn thường có quá trình viêm và sinh ra nhiều chất gây tăng đường máu. Do vậy cách xử trí đúng ở đây là đến bệnh viện xét nghiệm đường máu, ceton niệu, dùng thuốc theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Với người điều trị bằng thuốc uống có thể phải chuyển sang dùng insulin một cách tạm thời. Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. BV Nội tiết TƯ. Điều trị bệnh lý võng mạc Quản lý đường máu và mỡ máu tốt (HbA1c < 6,5%) làm chậm xuất hiện tổn thương võng mạc do ĐTĐ. Với người đường máu tăng cao lâu ngày và có biểu hiện bệnh lý võng mạc phải đưa đường máu về bình thường một cách từ từ (sau 1- 2 tháng), nếu làm giảm đường máu quá nhanh sẽ làm nặng lên bệnh võng mạc do ĐTĐ. Điều trị tăng huyết áp tích cực <130/85mmHg làm giảm nguy cơ điều trị laser đáy mắt tới 34%. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Dipyridamole, Ticlodipine) không có tác dụng phòng và chữa bệnh võng mạc do ĐTĐ nhưng cũng không làm tăng nguy cơ xuất huyết võng mạc. Quang đông bằng laser, phẫu thuật cắt dịch kính là những phương pháp thực sự có hiệu quả. Quang đông bằng laser có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực trung bình tới 50%. Khi khám mắt cho bệnh nhân nếu có phù hoàng điểm, bệnh võng mạc tiền tăng sinh nặng, bệnh võng mạc tăng sinh cần phải chuyển bệnh nhân đến trung tâm mắt có đủ kinh nghiệm và trang thiết bị cần thiết ngay vì điều trị laser đáy mắt sớm làm giảm được 50% nguy cơ mất thị lực nặng. Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. BV Nội tiết TƯ. . Nhiễm khuẩn ở người đái tháo đường Nhiễm khuẩn ở người ĐTĐ: người mắc bệnh ĐTĐ do giảm sức đề kháng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và bị nhiễm khuẩn nặng, lâu khỏi. Nhiễm khuẩn. mất cân bằng đường máu. 1/3 số trường hợp hôn mê tăng đường máu là do nhiễm khuẩn gây nên. Người ĐTĐ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: đường máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát. nhiễm khuẩn phát triển gây tăng đường máu. Khi đường máu cao bất thường không rõ lý do cần tìm xem có nhiễm khuẩn kín đáo: răng lợi, tiết niệu Một số dạng nhiễm khuẩn thường gặp: - Da: mụn nhọt,

Ngày đăng: 07/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan