TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 3) docx

6 405 1
TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 3) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 3) oooOOOooo 3-Khảo sát Soi thanh quản: Tổn thương bệnh phong khởi phát từ bờ tự do của nắp thanh quản. Đó là các u hạt nhỏ, sau đó nắp thanh quản bị thâm nhiễm, các bờ mất nhọn và niêm mạc bị thiếu máu. Các u phong hoặc lan tỏa hoặc nhô lên; các nếp của sụn phễu và các dây thanh trên lần lượt bị thâm nhiễm dạng nốt. Các nốt định vị trên bờ trong của sụn phễu ảnh hưởng đến phát âm và các dây thanh từ trơn láng trở thành dạng lỗ chỗ như nút áo, gây bệnh lý về phát âm. Các dây thanh âm bị thâm nhiễm lan tỏa, dày lên, có màu óng ánh như xà cừ (nacrée). Thâm nhiễm có thể lan tràn và tổn thương vùng dưới thanh môn. Dạng xơ hóa này kết thúc bởi sự bất động các dây thanh âm và dẫn đến chít hẹp thanh quản. Các dạng loét thì rất nặng. Các vết loét đến bất ngờ trên sụn phễu và các dây thanh trên, gây ra tăng tiết, đau và khó khăn hô hấp. Nếu có điều trị thì các tổn thương giảm nhanh, cũng có thể phát động một giai đoạn phản ứng bắt nguồn từ phù thanh môn và cần thiết phải mở khí quản. Nếu có liệt tái diễn, nếu để cho tổn thương vận động thanh quản, sẽ không nói được. III-CÁC TỔN THƯƠNG Ở HỌNG-HẦU: Đây là một biến chứng muộn ở bệnh nhân phong u điều trị không tốt hoặc không điều trị hoặc có đề kháng DDS. 1-Các tổn thương miệng: hai môi có thể thâm nhiễm và biến dạng do các u phong tại chỗ hay lan tỏa. Nếu lan tràn trên bờ trong môi gây vết loét và đóng mài. Sẹo sợi hóa làm cho môi trở nên mỏng manh hơn. 2-Các tổn thương lưỡi: mặt lưng của lưỡi là vị trí của các tổn thương phong u, các nốt nằm rãi rác và mất gai lưỡi. Tùy theo các nốt, số lượng, sự tập hợp mà ta có “viêm lưỡi do bệnh phong” ; các nốt lớn hợp lại thành một khối nhô lên, chúng có thể lan tràn đến hai ngấn thịt của đường rãnh giữa của lưỡi. Toàn bộ lưỡi có thể rãi đầy các nốt, trở nên xơ hóa, cứng, co rút và thoái triển vận động. 3-Niêm mạc của vòm khẩu cái: xung huyết, các nếp cung răng lùi ra sau, phần xương thì phì đại và bóc tách với các phần khác bởi một khe sâu (theo Jeanselme và Laurens). Niêm mạc bị loét và vết loét này có thể làm thủng phần giữa vòm khẩu cái, có hình bầu dục, định vị cách cung răng khoảng 2cm, liên thông xoang miệng với hốc mũi, gây các khó khăn khi nuốt và phát âm. 4-Lưỡi gà (la luette): thâm nhiễm các nốt, bị loét, lưỡi gà có thể bị tàn phá hoàn toàn. Sự lan tràn sang các hạch hạnh nhân, thành sau và thành bên của hầu họng và hạ hầu thì hiếm gặp. IV-SO SÁNH CÁC TỔN THƯƠNG TRONG 2 DẠNG CỰC: 1-Nếu so sánh các tổn thương mũi-thanh quản-hầu trong 2 dạng cực của bệnh phong, ghi nhận các điểm như sau: - Trong phong u, viêm mũi dạng teo và thủng vách ngăn mũi thì thường gặp và thường thấy các tổn thương thanh quản và hầu; - Trong phong củ, mặc dù không gặp tổn thương ở niêm mạc mũi, người ta cũng ghi nhận tình trạng viêm mũi dạng teo trong 25% trường hợp. Những bệnh lý dẫn đến thủng các vách ngăn thường thấy có huyết thanh học (+), do đó cần tìm nguyên nhân gây ra. Thanh quản và hầu bình thường. 2-Nếu trong các dạng phong u, các tổn thương mũi thì thường gặp và đến sớm, cũng chỉ có một tỷ lệ % các tổn thương hầu và nhất là thanh quản xảy ra trong các bệnh nhân cũ (chiếm 15-46% là tổn thương thanh quản) Giải thích các vấn đề trên như sau: M. Leprae tăng sinh chủ yếu trong các vùng nhiệt độ lạnh của sinh vật gọi là “vị trí ưa thích” (sites de predilection) : trái tai, mi mắt, cằm, mông, bìu, và nhất là các hốc mũi thì bình thường làm lạnh bởi không khí bên ngoài (32-34o). Khoang miệng có nhiệt độ như nhiệt độ cơ thể (37o) , khi hít vào bằng mũi, nuốt vào các chất dịch lạnh hoặc thở tạm thời bằng miệng thì không đủ làm hạ thấp nhiệt độ. Ghi nhận một cách chính xác rằng các xương xoăn mũi trước và dưới , trực tiếp được làm lạnh bởi không khí hít vào thì rất thường bị tổn thương. Không khí lạnh tiếp xúc vào bờ tự do của nắp thanh quản luôn giữ ở nhiệt độ tại chỗ là 35o . Trong trường hợp tắc nghẽn mũi, không khí lạnh làm lạnh khẩu cái rồi nắp thanh quản, và điều này là dấu hiệu được ghi nhận trên các bệnh nhân có tổn thương hầu-thanh quản có hiện diện các tổn thương mũi đòi hỏi họ phải thở bằng miệng. Sự phá hủy tháp mũi thì chậm, các tổn thương hầu-thanh quản cũng xảy ra chậm. V-CÁC TỔN THƯƠNG Ở TAI: Chỉ tai ngoài bị tổn thương, thường gặp trong phong u và phong trung gian. Mặt lưng của vành tai bị thâm nhiễm toàn bộ và biểu hiện bằng hình ảnh phù voi. Trong các trường hợp khác, có các nốt loét, vành tai mỏng hơn và trái tai bị vạt như vết cắt sâu. Các nốt có thể nằm trong lớp dưới da, gắn vào trong trái tai, gây nên cảm giác sờ thấy các hạt giống như chì lăn dưới ngón tay. Sự mất thâm nhiễm gây ra cho vành tai hình ảnh “héo tàn” (flétri) rất đặc trưng. Thần kinh thính giác và tiền đình có bị tổn thương do viêm thần kinh trong bệnh phong không ? -El Arini nghiên cứu năm 1970 tại Alexandrie, trong 102 bệnh nhân phong và có 16 trường hợp bị điếc (surdité) do tri giác (perception) [6 LL, 7 TT, 5 BL], không có tổn thương tai giữa, không có dấu hiệu tổn thương ốc tai (cochléaire) hoặc đường thính giác. -Năm 1978, Cherata ghi nhận điếc tri giác này chiếm 15% trong 260 bệnh nhân phong. Các thử nghiệm thính lực có lợi cho các tổn thương sau ốc tai. Không có bằng chứng giải phẫu-bệnh lý học nào cho điều này. VI-KẾT LUẬN: Tổn thương niêm mạc mũi, với vai trò quan trọng trong chẩn đoán và dịch tễ học, giúp xác định bệnh lý tiên phát. Nó tạo ra biến chứng làm tổn thương xương-sụn của tháp mũi, ảnh hưởng đến chức năng và thực thể. Các biến chứng hầu-thanh quản tùy thuộc vào tổn thương mũi. Bệnh phong dường như ảnh hưởng đến tất cả các xoang vùng mũi. Viêm thần kinh khứu giác và thần kinh số VIII cần có các nghiên cứu sâu hơn./. . TỔN THƯƠNG TAI-MŨI-HỌNG TRONG BỆNH PHONG (Kỳ 3) oooOOOooo 3-Khảo sát Soi thanh quản: Tổn thương bệnh phong khởi phát từ bờ tự do của nắp thanh. gặp. IV-SO SÁNH CÁC TỔN THƯƠNG TRONG 2 DẠNG CỰC: 1-Nếu so sánh các tổn thương mũi-thanh quản-hầu trong 2 dạng cực của bệnh phong, ghi nhận các điểm như sau: - Trong phong u, viêm mũi dạng. 2-Nếu trong các dạng phong u, các tổn thương mũi thì thường gặp và đến sớm, cũng chỉ có một tỷ lệ % các tổn thương hầu và nhất là thanh quản xảy ra trong các bệnh nhân cũ (chiếm 15-46% là tổn thương

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan