Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx

104 1.3K 1
Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

z  Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Thế kỷ Ánh sáng. Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên quần chúng tiến lên làm cách mạng. Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các thế kỷ trước, thế kỷ XVIII, tiểu thuyết phát triển rực rỡ, đầy khí thế, đầy triển vọng. Các nhà văn đồng thời là các nhà triết học nổi tiếng thời đó như: Montesquieu, Voltaire, Diderot, J.J. Rousseau, không phải chỉ đại diện cho tiếng nói của giai cấp tư sản đương lên đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, mà còn nói lên những tâm tư và nguyện vọng của toàn thể nhân dân bị áp bức. Vì thế, Engels rất ca ngợi “các nhà triết học vĩ đại” ở Pháp thế kỷ XVIII, coi họ là “những vĩ nhân đã soi sáng đầu óc mọi người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ” là “những nhà cách mạng phi thường” [36, 14]. Cũng trong bối cảnh đó, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới gắn liền với tên tuổi rực rỡ J.J. Rousseau - nhà văn mở đường cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ và là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Pháp và ở châu Âu. Rousseau chống lại sự tôn sùng lý trí và đề xướng ra triết học tình cảm, nhưng không phải vì thế mà ông không công kích kịch liệt chế độ phong kiến và trở thành một nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng dân chủ tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp thế kỷ XVIII. Năm 1761, Rousseau cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise mới (Julie ou la Nouvelle Héloise), cuốn sách đó đã trở thành tác phẩm mẫu mực của chủ nghĩa tình cảm. Rousseau đã trở thành người đặt nền móng cho chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp, đóng góp một sắc thái riêng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và nền văn học giàu tính chiến đấu của thế kỷ này. Quyển sách vừa xuất hiện, dư luận đã xôn xao. Từ năm 1761 đến 1800, sách được xuất bản xấp xỉ bảy mươi lần, trong số đó có bốn mươi lần in riêng. Có thể nói, trừ Voltaire thì “Nàng Héloise mới” của Rousseau chiếm kỷ lục xuất bản của thế kỷ. Độc giả, nhất là giới nữ say sưa đọc quên ăn quên ngủ, nước mắt ròng ròng. Cuốn tiểu thuyết đã gây chấn động sâu sắc trong đời sống văn học nước Pháp. Đối với chúng tôi, Julie hay nàng Héloise mới mang đến cho chúng tôi niềm cảm thông vô hạn trước số phận của những chàng trai, cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau bởi những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến đương thời. Sức lôi cuốn của chủ đề tình yêu và giá trị xã hội mà tác phẩm mang lại cùng với sức hấp dẫn về giá trị thể loại đã tạo niềm hứng khởi cho chúng tôi tiếp cận tác phẩm. Qua nghiên cứu đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới, chúng tôi muốn góp phần lý giải thêm những đóng góp về mặt nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời trang bị cho chúng tôi cách tiếp cận một tiểu thuyết được viết dưới dạng những bức thư, từ đó giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn đối với một tác phẩm gây chấn động trên văn đàn thế kỷ XVIII. II. Lịch sử nghiên cứu J.J. Rousseau là nhà văn, nhà triết học tiến bộ Pháp thế kỷ XVIII, người tiên khu của cách mạng 1789, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của tư tưởng và văn học Pháp thế kỷ XVIII. Julie hay nàng Héloise mới vừa ra đời được độc giả dành cho nó một tình cảm hết sức trìu mến và được đón nhận nồng nhiệt. Ở Việt Nam , các nhà nghiên cứu, phê bình cũng đi sâu nghiên cứu chủ đề tình yêu và giá trị phê phán xã hội của tác phẩm. Hầu hết trong tất cả các giáo trình văn học Pháp, văn học phương Tây đều dành cho tác giả Rousseau và tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới những trang viết thật cảm động giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của một tác gia và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm được ông sáng tạo ra. - Phùng Văn Tửu trong Lịch sử văn học Pháp (Tập 3), bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình về tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bằng nhận định: “Tiểu thuyết ra đời năm 1761, mang nhiều chất thơ, chất nhạc về tình yêu và cuộc sống. Nó là thế giới của tình cảm, tiếng nói của yêu thương, là thiên nhiên trữ tình tràn ngập âm thanh hiền hòa, du dương, là cái tôi trữ tình. Nó là tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng trong cảnh điền viên giữa thiên nhiên bao la” [36, 184]. - Cũng Phùng Văn Tửu trong Văn học phương Tây thế kỷ XVIII lại dành cho Rousseau tình cảm trân trọng bằng nhận định: “Julie hay nàng Héloise mới đem lại cho văn học Pháp yếu tố tình cảm chứa chan xưa nay chưa tùng biết đến” [38, 376]. - Trong Từ điển Văn học, mục Julie hay nàng Héloise mới do Phùng Văn Tửu viết đề cập đến giá trị nội dung của tác phẩm. Ông nói rằng: “Cuốn tiểu thuyết mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp và ghi một cái mốc quan trọng trong lịch sử văn học châu Âu” [16, 701]. - Đỗ Đức Hiểu trong Lịch sử văn học phương Tây (Tập 1), cho rằng: “Julie hay nàng Héloise mới có tiếng vang rộng rãi ở Pháp và ở Tây Âu thời bấy giờ. Nó có ảnh hưởng không những đối với trào lưu văn học tình cảm chủ nghĩa mà còn ảnh hưởng đến cả dòng văn học lãng mạn xuất hiện đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết đẫm nước mắt, nhân vật khóc nhiều, nhưng tiếng khóc trong tác phẩm của Rousseau nói lên được tâm trạng khao khát giải phóng tình cảm của những con người bình thường sống dưới chế độ phong kiến, nhất là phụ nữ” [17, 440]. - Tạp chí Văn học số 4 - 1994 có bài “Quan điểm thẩm mỹ của J.J. Rousseau về tình yêu - hạnh phúc gia đình trong Julie hay nàng Héloise mới” của Phong Tuyết nói rằng: “Tình yêu, theo Rousseau là cái gì đó rất tự nhiên, rất bản năng, là nhu cầu tự nhiên của mỗi con người. Cấm yêu tức là chà đạp lên tự nhiên Hạnh phúc gia đình phụ thuộc cả vợ lẫn chồng. Họ phải tự tìm thấy cho mình hạnh phúc ở cái mình đang có. Vợ chồng phải cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, nhất là ông chồng phải là người cao thượng, đức hạnh. Tất cả những điều đó, theo Rousseau, làm cho gia đình bền vững” [42, 44 - 45]. - Tạp chí Văn học số 6 - 1994 có bài “Vấn đề văn bản nghệ thuật và tiểu thuyết tình Julie của Rousseau” do Phong Tuyết viết đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến văn bản nghệ thuật của tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bao gồm: Tên sách, đề từ, nội dung tác phẩm, lời nói đầu và lời tựa, kể cả phần chú thích. Văn bản cũng là ngôn từ, những kỹ xảo văn chương, phép tu từ, là bố cục Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu III.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu một số đặc trưng thi pháp tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau (bản dịch Hướng Minh). III. 2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận này tập trung khảo sát những điểm đặc sắc trên các phương diện: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu để từ đó rút ra những đặc sắc về mặt thi pháp tiểu thuyết bằng thư Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau. IV. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ dưới góc độ thi pháp học. Khai thác các thủ pháp nghệ thuật của từng yếu tố trong hệ thống văn bản: Kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không - thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm phân tích và khái quát được đặc điểm nổi bật về mặt thi pháp của tác phẩm. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tác phẩm được khảo sát với các tác phẩm khác cùng thời, cùng thể loại, cùng đề tài để từ đó khẳng định những đóng góp riêng của Rousseau từ bình diện thi pháp tiểu thuyết. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được các loại hình nhân vật khác nhau trong tác phẩm. Chúng tôi còn thống kê số lượng thư từ các nhân vật gửi cho nhau từ đầu đến cuối tác phẩm. - Phương pháp liên ngành: Đó là phương pháp thi pháp học, phong cách học, lý thuyết tiếp cận hiện đại để tìm ra những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Rousseau. V. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận của chúng tôi được kết cấu trong ba chương: Chương I: J.J. Rousseau với tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Chương II: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Chương III: Thế giới nhân vật, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ - giọng điệu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới. PHẦN NỘI DUNG Chương I J. J. ROUSSEAU VỚI TIỂU THUYẾT JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI I. Giới thuyết về thư và tiểu thuyết bằng thư I.1. Thư từ Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, vào khoảng thế kỷ XIX Tr. CN [41]. Người ta dùng thư từ để trao đổi thông tin. Thư từ là thể loại gần với giao tiếp hằng ngày nhất. Nó có tính xác thực rất cao và đồng thời thể hiện đời sống tình cảm riêng tư rõ rệt. Thư là để thông báo sự kiện hoặc để bày tỏ cảm xúc. Thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mà bản thân nó còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Vì thế, người ta vận dụng nhiều thư từ vào trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết, thư từ được sử dụng như một mô típ nghệ thuật. Nó thường sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, thuyết phục độc giả về vấn đề được đặt ra trong truyện. Ở Việt Nam , đầu thế kỷ XX, Hoàng Ngọc Phách đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Tố Tâm. Gần một nửa tác phẩm được kết cấu bằng những lá thư của hai nhân vật Tố Tâm và Đạm Thuỷ gửi cho nhau cùng những trang nhật kí đầy xúc động là một minh chứng cho mối tình đầy bi kịch của hai người. Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức thư chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như Bà Bôvary của G. Flaubert, Đỏ và Đen của Stendhal, Hội chợ phù hoa của W.M. Thackeray, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Nhưng nhìn chung, trừ một số bức thư tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực sự gây “biến cố”, sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp kể. Lượng thông tin trong thư thường không đủ để lặp lại tính liên tục của câu chuyện. Nhưng ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc những lúc nhân vật thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ phải cách ngăn. Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua các bức thư, trong đó có các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về các sự kiện và về các nhân vật khác. Thư từ cũng phân biệt lượng thông tin giữa độc giả và nhân vật. Độc giả biết nội dung của bức thư trước khi nhân vật được đọc và ngay cả khi nhân vật không hề được đọc, hoặc ngược lại cũng có khi độc giả có ít thông tin hơn nhân vật bởi thư từ chỉ được nhắc đến mà không được trích dẫn văn bản như trong Hội chợ phù hoa, người kể chuyện nói rõ nguyên do: “Song nếu những bức thư của Ôxborn đều cộc lốc một cách rất nhà binh thì ta phải thú thực rằng giả sử phải đem in cả những lá thư cô Xetlê gửi cho Ôxborn ắt phải kéo dài cuốn truyện này thành nhiều tập, ngay cả những bạn đọc đa cảm nhất cũng không thể chịu nổi” [41]. I.2. Tiểu thuyết bằng thư Tiểu thuyết bằng thư là hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một phương tiện chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu của tiểu thuyết, vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cốt truyện. Tiểu thuyết bằng thư ra đời từ các nước phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Nó có tiền đề từ những sáng tác trữ tình bằng thơ Héroides của Ovide (43 Tr. CN), Những bức thư của Abélard và Héloise, tác phẩm của Dante, Boccase Tiểu thuyết bằng thư bắt đầu nảy sinh từ thế kỉ XVII. Đó có thể là thư trao đổi, tranh luận triết học, có thể là thư bày tỏ tình yêu. Năm 1656, Pascal cho ra đời Những bức thư gửi bạn tỉnh nhỏ gồm 18 bức thư gây chấn động nước Pháp. Người ta tranh nhau mua, đọc, chuyền tay nhau những bức thư nhỏ của Pascal. Cùng với Những bức thư gửi bạn tỉnh nhỏ của Pascal, Những bức thư tình yêu của B. de Fontelle là một sự kết hợp tuyệt vời đầy đủ nhất về các dạng của tiểu thuyết bằng thư. “Thành công này được chuẩn bị trong một thời gian dài cùng với biểu hiện trữ tình, nhất là tình yêu và sự [...]... cô em họ của Julie như ước muốn của Julie để cùng nhau chăm sóc các đứa con của cô Thực ra, cái tên kép Julie hay nàng Héloise mới không phải là một hiện tượng đặc biệt ở Pháp thế kỷ XVIII Thế kỷ XVIII, các tác giả thường dùng tên kép để đặt cho tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của mình và chủ đề của tác phẩm Ngay Rousseau cũng đặt hai tên kép cho tác phẩm của mình là Julie hay nàng Héloise mới (1761),... thế kỷ XVIII II.3 Julie hay nàng Héloise mới - Quá trình hình thành tác phẩm - Từ câu chuyện thật đến tiểu thuyết và ý nghĩa của nhan đề II.3.1 Tóm tắt tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới mô tả mối tình đằm thắm giữa Saint-Preux, một gia sư nghèo thuộc đẳng cấp thứ ba và cô học trò xinh đẹp của chàng thuộc dòng dõi quý tộc là nàng Julie Tiểu thuyết gồm một trăm sáu mươi ba bức thư của đôi tình nhân... trong cuộc sống của bản thân và cả trong tác phẩm Kế thừa và phát triển đặc điểm thể loại tiểu thuyết bằng thư, Rousseau đã sáng tạo ra một tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise mới Tác phẩm là mẫu mực của chủ nghĩa tình cảm Nó có giá trị tố cáo xã hội và ca ngợi tình yêu tự do của thế hệ trẻ Chương II KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN, KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI I Kết cấu I.1... văn học (Mục Julie hay nàng Héloise mới) , Phùng Văn Tửu đều nói rằng: “Nhan đề gợi lại câu chuyện tình yêu giữa hai thầy trò Abélard và Héloise , là những nhân vật có thật trong thế kỷ XII” [16, 701] Cuốn Văn học Pháp thế kỷ XVIII, phần về Julie hay nàng Héloise mới do Đỗ Đức Hiểu viết không thấy nhắc đến cái tên Abélard và Héloise Trong Lời giới thiệu Julie hay nàng Héloise mới bản dịch của Hướng Minh... trong thế kỷ Ánh sáng Năm 1761, J.J Rousseau viết Julie hay nàng Héloise mới với một dàn hợp xướng nhiều giọng xoay quanh hai giọng chủ đạo của nhân vật chính, diễn tả sự giằng xé giữa tình yêu và đạo đức Cùng với Nỗi đau khổ của chàng Werthers (1774) của Goethe, Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau là tác phẩm đỉnh cao của văn học thư từ nói chung và tiểu thuyết bằng thư nói riêng Sang thế... trò của việc tổ chức sắp xếp các yếu tố nghệ thuật I.2 Kết cấu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới I.2.1 Bố cục Khi nghiên cứu kết cấu của một tiểu thuyết chúng ta không thể không đề cập đến kết cấu bên ngoài, vì nó là có thực, dễ thấy và là “luân quách” (chữ của cô Bích Hải) của tác phẩm, khiến tác phẩm hiện ra với một dáng vẻ nhất định, cũng như ngoại hình của một nhân vật Tiểu thuyết Julie. .. đời của tiểu thuyết bằng thư Thế kỉ XVIII, tiểu thuyết bằng thư đặc biệt phát triển nở rộ, bởi với thể loại này các nhà văn có thể đưa vào tiểu thuyết của mình nhiều nghị luận ngoại đề về chính trị, triết học, luân lý mà một cuốn tiểu thuyết thông thường không dung nạp được Những bức thư Ba Tư (1721) của Montesquieu, Những bức thư triết học (1734) của Voltaire ra đời thể hiện sự thông dụng của tiểu thuyết. .. những con người thật trong xã hội, những tình cảm thật được nói thành lời Còn Julie hay nàng Héloise mới là một cuồn tiểu thuyết được viết bằng hư cấu Tuy tác giả giả định mình là người thu thập những bức thư của hai người tình gửi cho nhau ở chân núi Anpơ Nhưng đó chỉ là giả định thôi Trong lời tựa Julie hay nàng Héloise mới, Rousseau viết: “Mặc dù ở đây tôi chỉ mang tên là người xuất bản, bản thân tôi... Emille hay về giáo giáo dục (1762) Nhà triết học Voltaire cũng có hai tác phẩm mang đậm chất triết học với cái tên kép Zadich hay số mệnh (1747), Căngđich hay chủ nghĩa lạc quan(1759) Cái tên kép Julie hay nàng Héloise mới biểu thị cả nhân vật tác phẩm, cả cảm hứng Trung cổ lẫn tư tưởng của nhà văn Ở đây không có sự mập mờ, có chăng chỉ là sự đổi mới của tác giả về nhân vật Héloise mà thôi Chính Rousseau. .. nói rõ nỗi lòng mình vẫn cùng chàng gắn bó [16, 701] II.3.2 Julie hay nàng Héloise mới - Quá trình hình thành tác phẩm - Từ câu chuyện thật đến tiểu thuyết Rousseau là nhà văn luôn tâm huyết với nghề Trong quá trình sáng tác của mình, ông luôn tâm niệm sẽ viết một cuốn tiểu thuyết ca ngợi tình yêu, tình bạn, ca ngợi đạo đức và vạch trần tội ác của chế độ phong kiến vùi dập hạnh phúc chân chính Ước nguyện . trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới. PHẦN NỘI DUNG Chương I J. J. ROUSSEAU VỚI TIỂU THUYẾT JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI I. Giới thuyết về thư và tiểu thuyết. chương: Chương I: J. J. Rousseau với tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Chương II: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới Chương III:. Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J. J. Rousseau PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của

Ngày đăng: 07/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan