giải pháp giúp đỡ học sinh yếu tiếng việt

7 1.7K 14
giải pháp giúp đỡ học sinh yếu tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG LỘ. GIẢI PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH DÂN TỘC KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VIẾT TIẾNG VIỆT. PHẦN I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI. 1/Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết biết đọc , biết viết là mục tiêu số một ở học sinh tiểu học .Không biết hoặc biết ít Tiếng Việt là trở ngại lớn nhất cho tất cả học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc khó khăn trong đọc viết Tiếng Việt nói riêng.Vì vậy vốn Tiếng Việt rất cần thiết trước khi học chữ. Mục tiêu cuối cùng là như nhau, nhưng xuất phát điểm và khả năng của mỗi em lại hoàn toàn khác nhau.Đây chính là một trong những khó khăn , ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của các lớp, các trường định canh định cư. Năm học 2008-2009 là năm học thứ ba thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.Thấm nhuần cuộc vận động “Hai không” trong giáo dục ,tất cả chúng ta- những người làm công tác giáo dục đều phải trăn trở ,lo lắng không ngừng nâng cao chất lương giáo dục nhầm đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. 2/Cơ sở lí luận: Cũng như các môn khác ,Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người .Tiếng Việt không những là môn học hạt nhân mà còn là môn học công cụ quan trọng để giúp các em học tốt các môn học khác .Bất cứ một học sinh bình thường nào, dù ở đồng bắng hay thành phố nếu yếu Tiếng Việt thì học các môn học khác rất khó khăn .Đối với học sinh dân tộc,với nhiều nguyên nhân như do hoàn cảnh kinh tế, khả năng tiếp thu, ngôn ngữ bất đồng vv nên các em lại càng khó khăn hơn trong học tập mà đặc biệt là học môn Tiếng Việt . 3/Cơ sở thực tiễn: Các học sinh khác nhau có hoàn cảnh sống , điều kiện học tập, hứng thú học tập , tốc độ học không giống nhau .Do đó mức độ đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng của các học sinh khác nhau .Đặc biệt là học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn và học sinh dân tộc thiểu năng trí tuệ thì việc đọc thông viết thạo một văn bản (trong chương trình) lại khó khăn gấp bội. Thực tiễn cho thấy đa số học sinh dân tộc tiếp thu bài rất chậm, vốn Tiếng Việt nghèo và hay nghỉ học, ít có sự quan tâm của bố mẹ về việc học hành , về nhà các em giao tiếp với bố mẹ , anh chị, em đều bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.Với vốn Tiếng Việt không có hoặc quá ít ỏi , thói quen giao tiếp và tư duy bằng tiếng mẹ đẻ .Vì vậy ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ- ngôn ngữ thứ nhất đối với việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai gặp không ít khó khăn là điều không thể tránh khỏi. 1 Năm học 2008-2009 , Trường tiểu học Thượng Lộ có một lớp Bốn với số lượng 21 học sinh (13 nam ,08 nữ và đều là học sinh dân tộc ) , trong đó có 02 em là học sinh thiểu năng trí tuệ (đã có giấy chứng nhận của y tế ).Qua khảo sát chất lượng đầu năm , với nhiều nguyên nhân khác nhau như do các em vốn học đã chậm , hay quên cộng thêm ba tháng nghỉ hè các em không ôn luyện ,ít đọc sách , truyện , nên có hơn 50% học sinh dưới điểm trung bình môn Tiếng Việt. Trước yêu cầu của trường cũng như của ngành là không ngừng nâng cao chất lượng dạy học .Cố gắng rút ngắn khoảng cách về mặt bằng giáo dục giữa nông thôn và miền núi ,giữa các trường kinh tế mới và các trường định canh định cư .Vì vậy việc tìm ra các giải pháp để giúp các em học sinh dân tộc đọc, viết tốt Tiếng Việt là một việc làm theo tôi là hết sức cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm. Làm tốt vấn đề này là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường định canh định cư nói riêng và huyện nhà nói chung .Đó là lí do để tôi chọn đề tài này. PHẦN II GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC , VIẾT TIẾNG VIỆT . 1/Tìm hiểu tình hình thực tế học sinh: Là giáo viên chủ nhiệm , để lớp học có chất lượng cao, từ đầu năm học tôi tìm hiểu đặc điểm, hoàn cảnh gia đình của mỗi em ,nắm bắt tâm tư ,tình cảm các em để tìm ra nguyên nhân các em đọc, viết yếu Tiếng Việt là do đâu, bị hổng kiến thức ? không có thời gian học? không biết cách học? hay do khó khăn trong việc tiếp thu, thiểu năng trí tuệ ?. Từ đó có kế hoạch , biện pháp phù hợp với các đối tượng. 2/Lập danh sách học sinh khó khăn đọc, viết Tiếng Việt: Với lớp học có nhiều đối tượng ,không có chìa khoá nào là vạn năng,mà cần có giải pháp riêng ,có kế hoạch cụ thể là tối ưu nhất.Và công việc đầu tiên với lớp học có nhiều em tiếp thu chậm và 02 em khuyết tật , từ đầu năm nên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng sau đó lập danh sách để có kế hoạch giúp đỡ , theo mẫu sau: HỌ TÊN Đặc điểm Khó khăn ĐỌC VIẾT THỜI GIAN KÈM Không biết đọc Đọc kém Không biết viết Viết chậm HỒ V. LI TNTT X X 15' ra chơi thứ 2,4,6; chiều thứ 7 HỒ V. KIÊM TNTT X X 15' ra chơi thứ 3,5; chiều thứ 7. 3/ Thực hiện kế hoạch: 2 Sau khi lập kế hoạch , tôi tiến hành thực hiện dựa trên yêu cầu ,kiến thức kĩ năng cần đạt của các em để tiến hành có hiệu quả .Đối với các em yếu đọc ngay từ đầu năm học ,cho các em ôn lại âm , vần , chữ cái đã học trong các giờ ra chơi .Trong các tiết học chính như tập đọc ,luyện từ , tập làm văn tôi cho các em yếu đánh vần đọc một , hai câu của bài .Không nên thấy các em đọc yếu rồi không gọi, các em sẽ ngày một yếu thêm. Với các em yếu viết ,hàng ngày tôi cho các em tập viết hai đến ba câu trong giờ ra chơi , không cho các em này viết quá dài sẽ gây chán và sợ viết đối với các em.Trong tiết chính tả hoặc luyện từ và câu đều phải cho các em nhìn sách chép và chép ngắn hơn các bạn khác. Sau mỗi bài viết ,tôi luôn kiểm tra ngay tại lớp để xem các em hiểu đến đâu ,cần bổ sung gì và không quên ghi điểm và ra một vài câu về nhà để các em viết. Trong mọi tiết học ,luyện tâp, tôi tăng cường cho các em yếu được đọc ,nói nhiều hơn; các giờ chơi, giờ sinh hoạt thì lồng ghép học đọc , viết thi đua ở vở, bảng con, bảng lớp Thường xuyên tạo cơ hội cho các em giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua thảo luận nhóm, trò chơi tập thể .Thông qua chơi , các em giao tiếp với nhau , đưa ra những yêu cầu mới , đề xuất nhu cầu giúp đỡ , trao đổi với nhau những hành động đang thực hiện bằng Tiếng Việt. Với học sinh tiếp thu chậm,thiểu năng trí tụê tôi dạy cho các em theo hướng tích hợp,tinh giản, từ dễ đến khó; từ ngấn đến dài, chủ yếu là rèn kĩ năng . Tiết học luôn nhẹ nhàng , vui vẻ , có nhiều trò chơi và luôn tạo cơ hội cho các em được chơi mà học , được nói nhiều Tiếng Việt. Ngoài thời gian trên lớp , tôi còn tổ chức cho học sinh khá giỏi(có cùng tính tình , sở thích với bạn yếu , thiểu năng trí tuệ )thường xuyên giúp đỡ bạn yếu ở nhà ;thi đua giữa các nhóm giúp bạn .Phân công nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở , kiểm tra việc đọc bài , viết bài của các bạn và báo cáo với cô giáo đầu mỗi buổi học.Nếu em nào tiến bộ tôi biểu dương cả nhóm .Nhờ vậy các em thấy thoải mái , tự tin và phấn đấu, thi đua học tốt hơn . 4/Trao đổi với ban giám hiệu, đồng nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm : Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học là ham hiểu biết,hiếu động ,dễ chán nản khi thấy việc học quá sức với mình,khả năng tập trung chú ý không bền và khả năng học tập của mỗi em cũng khác nhau rõ rệt (cùng một độ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp ) Vì vậy , với một lớp học có nhiều đối tượng , nhiều em khó khăn trong đọc viết Tiếng Việt , tôi luôn trao đổi với Ban giám hiệu , với giáo viên lớp trước và giáo viên giàu kinh nghiệm để có biện pháp, phương pháp dạy học tốt phù hợp với năng lực , trình độ của mỗi em. 5/Tăng cường giáo tiếp ,tạo mối quan hệ gần gũi đối với học sinh: Với những em khó khăn trong đọc viết Tiếng Việt thường hay mặc cảm , tự ti, ít giao tiếp với bạn bè, thầy cô.Vì vậy tôi luôn tạo không khí thân mật , gần gũi với các em .Qua trò chuyện trong giờ học ,giờ chơi ,các em thấy bản thân được tôn trọng ,quan tâm từ đó mạnh dạn , tự tin hơn.Với giáo viên , qua trao đổi 3 trò chuyện sẽ hiểu nhu cầu, ước muốn các em và đây cũng là cơ hội để kiểm tra kiến thức , thấy được sự tiến bộ của các em như thế nào. 6/Làm tôt công tác chủ nhiệm: Thông qua các buổi họp phụ huynh , tôi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình từng học sinh để có biện pháp thích hợp với từng đối tượng cụ thể. Thông tin cho phụ huynh về khả năng tiếp thu ,thái độ học tập,kết quả học tập …để phụ huynh kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm có biện pháp, phương pháp giáo dục thống nhất, khen thưởng động viên con em kịp thời . Luôn gần gũi, quan tâm đặc biệt đối với những em khuyết tật, thiểu năng trí tuệ…làm cho các em luôn có cảm giác được thương yêu, sẻ chia để xóa dần mặc cảm trong các em , giúp các em tự tin hơn và thích đến lớp. Sẵn sàng chia sẻ , hỗ trợ các em về sách vở hoặc một số dụng cụ học tập cần thiết. 7/Luôn tạo niềm vui , hứng thú cho học sinh đến trường. Tâm lí học sinh tiểu học là thích được khen và biểu dương.Vì vậy để các em thấy đến trường là niềm vui, tôi luôn tổ chức các giờ học nhẹ nhàng, thoải mái.Không nôn nóng sốt ruột , khắc phục tính ngại khó ở các em. Biểu dương kịp thời khi các em tiến bộ. Bất kì một sự khen thưởng đúng lúc , đúng thực chất đều góp phần tạo niềm tin và kích thích các em ham học.Dù đó chỉ là những tràng pháo tay hoặc một bông hoa khi các em có tiến bộ hoặc đi học chuyên cần. Công việc này tôi tổ chức xuyên suốt trong cả năm học,lớp học bao giờ cũng có bảng hoa chuyên cần , hoa điểm 10. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1/ Một số kết quả bước đầu: Hiện nay chất lượng học sinh không ngừng được nâng lên, cuối học kì I vừ qua, 02 em thiểu năng trí tuệ cũng đã đọc, viết khá tốt , ngang với học sinh trung bình của lớp. Còn các em đầu năm đọc chậm , viết yếu nay cũng tiến bộ rõ rệt .Đọc được, viết tốt nên các em học các môn khác cũng dễ hơn . Nhờ vậy mà chất lượng ngày một được nâng lên, tạo sự chuyển biến đáng kể. Tỉ lệ học sinh yếu giảm.Cuối học kì I vừa qua có 05 em học sinh giỏi, 07 em học sinh khá và 09 em học sinh trung bình. Đây là một thành tích đáng ghi nhận , một sự nỗ lực rất lớn đối với các em học sinh dân tộc. 2/Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế và kinh nghiệm, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Để giúp đỡ ,kèm cặp các em khó khăn trong đọc viết Tiếng Việt công việc đầu tiên và cần thiết nhất của giáo viên là tìm hiểu, điều tra số lượng học sinh khó khăn trong đọc , viết Tiếng Việt của lớp mình.Sau dó lập danh sách và lên kế hoạch và thời gian kèm cặp , phụ đạo cụ thể . Phải tìm hiểu nguyên nhân các em khó khăn là do đâu ? khó khăn đọc hay viết và ở mức độ nào ? giao tiếp , ứng xử của các em với bạn ra sao? 4 Việc kèm cặp , giúp đỡ học sinh khó khăn không nhất thiết là giáo viên , có thẻ là các em học khá , giỏi trong lớp có chung sở thích hoặc những em biết chia sẻ , hoà đồng với các bạn, miễn sao các em khó khăn đó thấy thích được học , được chơi với bạn .Dù là ai kèm cặp thì giáo viên vẫn là người luôn theo dõi ,kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm ,biểu dương ,động viên các em thường xuyên kịp thời khi các em có tiến bộ. Tổ chức các giờ dạy linh hoạt , kết hợp các trò chơi học tập để kích thích sự hứng thú học tập của các em. Để lôi cuốn các em học , người giáo viên cần phải thực sự yêu thương, quan tâm học sinh , học sinh khó khăn hoặc tiếp thu chậm giáo viên cần kiên trì ,tế nhị, động viên khuyến khích là chủ yếu ,xem mọi sự tiến bộ dù rất nhỏ của các em đều là một thành tích đáng kể. Vì các em học chậm nên trong các tiết học các em không học được nhiều ,vì vậy giáo viên nên thường xuyên gọi các em đọc , trả lời các câu đơn giản ,vừa sức trong các tiết học để các em có cơ hội được giao tiếp , các em thấy mình được học , được quan tâm .Tránh tình trạng thấy các em yếu đọc , viết nên không gọi đọc ,không cho làm gì cả các em sẽ tự ti và dần sẽ chán học. Tranh thủ sự chỉ đạo của nhà trường và sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội cùng tham gia phần nào giúp đỡ các em giảm đi những khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1/Kết luận: Việc giúp đỡ học sinh khó khăn trong đọc- viết Tiếng Việt để giúp các em đạt được mục tiêu hết Tiểu học phải đọc thông , viết thạo là một việc làm hết sức cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm.Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thiếu sự nhiệt tình yêu trẻ ,thiếu niềm tin và trách nhiệm thì không mang lại kết quả gì. Nhu cầu vật chất đến một thời điểm nào đó người ta sẽ thấy thỏa mãn nhưng nhu cầu về tinh thần ,về lòng yêu thương thì không bao giờ là đủ cả . Một khi đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, nhận thức việc học hành còn hạn chế thì vai trò giáo viên chủ nhiệm cần được nâng cao hơn, tinh thần trách nhiệm và sự cảm thông chia sẻ cũng cần nhiều hơn .Hiện nay số học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc chiếm khá đông và số lượng học sinh thiểu năng trí tuệ ,học sinh khó khăn trên địa bàn huyện ta hầu như trường nào cũng có .Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn huyện nói chung ,vấn đề kèm cặp , phụ đạo học sinh khó khăn , khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng .Bởi không làm tốt vấn đề này sẽ dễ nảy sinh tiêu cực hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục huyện nhà nói chung và các trường tiểu học nói riêng. 2/Kiến nghị: Ban giám hiệu nhà trường và các cấp ,các ngành ở địa phương nên có quỹ hỗ trợ giúp đỡ , khen thưởng cho các em trong học tập trong các dịp tổng kết học 5 kì , tổng kết năm học hoặc lễ khai giảng ,trong các cuộc họp hội phụ huynh và khi các em có sự chuyển biến trong học tập. Trường cần có sự tham mưu thường xuyên với các ban ngành để có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất , tinh thần, sức khoẻ giúp các em có điều kiện học hành thuận lợi hơn. Bố trí hợp lí các giáo viên chủ nhiệm ,có năng lực , nhiệt tình đối với các lớp có nhiều học sinh cá biệt ,khó khăn. Thượng Lộ ,ngày tháng năm 2009. Người viết SKKN . BÙI THỊ HIỆP. *Nhận xét –đánh giá của BGH. * Xếp loại: * Nhận xét-đánh giá của PGD. *Xếp loại: 6 7 . học sinh tiểu học .Không biết hoặc biết ít Tiếng Việt là trở ngại lớn nhất cho tất cả học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc khó khăn trong đọc viết Tiếng Việt nói riêng.Vì vậy vốn Tiếng. PHẦN II GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC , VIẾT TIẾNG VIỆT . 1/Tìm hiểu tình hình thực tế học sinh: Là giáo viên chủ nhiệm , để lớp học có chất lượng cao, từ đầu năm học tôi tìm. các em học tốt các môn học khác .Bất cứ một học sinh bình thường nào, dù ở đồng bắng hay thành phố nếu yếu Tiếng Việt thì học các môn học khác rất khó khăn .Đối với học sinh dân tộc,với nhiều

Ngày đăng: 07/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan