KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 CÓ HƯỚNG DẪN

5 1.6K 2
KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 CÓ HƯỚNG DẪN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1:Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Với mỗi từ in đậm đó, em hãy: a) Giải thích nghĩa của nó. b) Nêu hai câu tục ngữ, ca dao ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bài 2: a. Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu ? b.Viết 4 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ học trên lớp để minh họa các tác dụng khác nhau của dấu phẩy. Bài 3:Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu ghép: a) Tiếng cười ... đem lại niềm vui cho mọi người ... nó còn là một liều thuốc trường sinh. b) Những hạt mưa to .... nặng bắt đầu rơi xuống ... ai ném đá, nghe rào rào. Bài 4: Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu ( Tố Hữu, Bầm ơi ) Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phiếu bài tập. Câu 2 : Phép nhân hóa trong hai câu dưới đây được tạo ra bằng cách nào ? (1đ) a. Dòng sông mới điệu làm sao. b. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. Câu 2: (2đ) : Truyện “Bài học đường đời đầu tiên” có nội dung như thế nào? Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì? Câu 3( 3đ): Hãy đóng vai người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” để viết thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) thuật lại tâm trạng của mình khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. Câu 4 ((1,0 điểm): Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao em lại cho nhân vật đó là nhân vật trung tâm? Câu 5 (1,0 điểm) : Chỉ ra các hình ảnh và xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau . “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . . .’’ Đề bài kiểm tra học kì II Cho đoạn văn : " Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bấy giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vỗ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng". Câu 1: (3 điểm) - Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? - Ngôi kể trong đoạn là ngôi thứ mấy ? - Đoạn văn có bao nhiêu từ láy?( Ghi lại các từ láy đó) - Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn là? - Thứ tự kể, tả của đoạn văn? Câu 2: (1,5 điểm): Trong đoạn văn: " Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên c- ường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt." - Có mấy cụm danh từ ? Ghi lại xuống dưới các cụm danh từ đó? Câu 3: (0,5 điểm) Nếu viết : "Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ " thì câu văn mắc lỗi gì ? Câu 4: (5, điểm): Chọn một trong hai đề: - Hãy tả lại một cụ già mà em kính yêu (cụ già đó có thể là ông hoặc bà em hoặc người em quen) - Tả lại cơm mưa rào mùa hạ. GỢI Ý Câu 2: HS xác định đúng kiểu nhân hóa, mỗi câu được 0.5đ a. Dòng sông mới điệu làm sao => dùng từ chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật (0.5đ) b. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. => dùng từ gọi người để gọi vật. (0.5đ) Câu 2: - Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. Câu 3: - Ngỡ ngàng: Bức tranh vẽ chính mình chứ không phải ai khác. - Hãnh diện: nét đẹp của mình được thể hiện trong bức tranh của em gái. - Xấu hổ: nhận ra sự yếu kém của bản thân, tự thấy mình không xứng đáng được như vậy. Câu 4: - Nhân vật chính: Kiều Phương và người anh - Nhân vật trung tâm: người anh Vì nhân vật người anh có vị trí quan trọng đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. đồng thời trưyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người dọc tới sự thức tỉnh ở người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Câu 2 (1,0 điểm): Học sinh chỉ đúng mỗi biện pháp tu từ 0.5đ :Biện pháp : So sánh và nhân hóa . Câu 3 (5,0 điểm) : Câu 1: (3 điểm) + Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả + Ngôi kể trong đoạn là ngôi thứ nhất + Đoạn văn có 6 từ láy : thỉnh thoảng, phành phạch , hủn hoẳn, giòn giã , rung rinh ,ngoàm ngoạp + Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn là: - Vừa so sánh vừa nhân hóa - Thứ tự kể, tả của đoạn văn: Vừa khái quát vừa cụ thể, lần lượt tả từng bộ phân của cơ thể Dế Mèn. Câu 2 : (1 điểm) - Đoạn văn có : 3 cụm danh từ. một chàng dế , đôi càng , những cái vuốt Câu 3: (0,5 điểm) Nếu viết : "Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ " thì câu văn mắc lỗi: - Thiếu chủ ngữ Câu 4: (5,5 điểm) + Mở bài: - Cụ già mà em tả là cụ ông hay cụ bà - Có quan hệ với em như thế nào + Thân bài: a. Tả hình dáng: - Cụ bao nhiêu tuổi, còn khoẻ hay đã yếu, có những gì đặc biệt về hình dáng? - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng và răng, da dẻ và gân tay, dáng đi đứng… - Cách ăn mặc khi ở nhà, khi ra đường. b) Tả tính tình: - Cụ đáng kính trọng ở những điểm nào? - Những thói quen và sở thích riêng của cụ. - Điều đáng kính trọng của cụ đựơc biểu hiện qua mối quan hệ với con cháu. người trong gia đình. - Các mối quan hệ khác: người quen, làng xóm và những hoạt động hàng ngày. + Kết luận: Tình cảm của em đối với cụ già được miêu tả như thế nào? Em làm gì để tỏ lòng kính yêu với cụ? ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. CÂU HỎI – BÀI TẬP ( 5 điểm) Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 4 và thứ 5 của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ). (2đ) Câu 2 : Phép nhân hóa trong hai câu dưới đây được tạo ra bằng cách nào ? (1đ) a. Dòng sông mới điệu làm sao. ( Nguyễn Trọng Tạo) b. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. (Tô Hoài) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( 4-6 câu) nói về ngôi trường em đang học trong đó có dùng phép so sánh. (Gạch dưới phép so sánh ấy) ( 2đ) II. LÀM VĂN ( 5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người mà em yêu quý nhất. - HẾT - TRƯỜNG THCS BÌNH AN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KIẾN NGHỊ HK II – NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. CÂU HỎI – BÀI TẬP (5điểm) Câu 1: Học sinh viết chính xác 2 khổ thơ của bài “Đêm nay Bác không ngủ”, mỗi khổ thơ được 1đ. - Sai 2 lỗi từ trừ 0.25đ. Sai 3 lỗi chính tả trừ 0.25đ. - Sai, thừa, thiếu 1 câu thơ trừ 0.25đ. - Học sinh chép dư những khổ thơ khác: không trừ. Câu 2: HS xác định đúng kiểu nhân hóa, mỗi câu được 0.5đ a. Dòng sông mới điệu làm sao => dùng từ chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật (0.5đ) b. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. => dùng từ gọi người để gọi vật. (0.5đ) Câu 3: Viết đoạn văn - Đúng số câu : 0.5đ. - Đúng nội dung : (ngôi trường) 0.5đ - Có dùng so sánh: 0.5đ - Diễn đạt : 0.5đ II. LÀM VĂN (5điểm) - Yêu cầu về hình thức: Bài văn miêu tả người với một bố cục rõ ràng, chi tiết. - Yêu cầu về nội dung: người viết phải trình bày được hình dáng và tính tình của người được tả với những đặc điểm nổi bật, gây được ấn tượng.  Về hình dáng : tả được những nét nổi bật trên khuôn mặt, dáng người, cách ăn mặc, đi đứng và những công việc của người đó…  Về tính tình : quan hệ, cách đối xử của người được tả với em và mọi người; của mọi người đối với người đó. - Yêu cầu về kĩ năng: biết cách trình bày bài văn miêu tả giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả; sử dụng các từ láy gợi hình; các phép tu từ cơ bản như so sánh, nhân hóa …; diễn dạt mạch lạc. Giáo viên căn cứ trên bài làm thực tế của học sinh mà quyết định số điểm cho phù hợp. TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM - Điểm 4-5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; thể hiện khả năng quan sát tinh tế, biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu; bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản; có thể hiện khả năng quan sát nhưng chưa biêt lựa chọn chi tiết tiêu biểu; diễn đạt chưa mạch lạc; mắc 4-5 lỗi chính tả. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài; diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả hoặc chỉ viết được mở bài hoặc một phần của thân bài. - Điểm 0: Trình bày không đúng ý nào hoặc để giấy trắng. . bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt." - Có mấy cụm danh từ ? Ghi lại xuống dưới các cụm danh từ đó? Câu 3: (0,5 điểm) Nếu viết : "Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi. yêu quý nhất. - HẾT - TRƯỜNG THCS BÌNH AN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KIẾN NGHỊ HK II – NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. CÂU HỎI – BÀI TẬP (5điểm) Câu 1: Học sinh viết chính xác 2 khổ thơ của. vừa cụ thể, lần lượt tả từng bộ phân của cơ thể Dế Mèn. Câu 2 : (1 điểm) - Đoạn văn có : 3 cụm danh từ. một chàng dế , đôi càng , những cái vuốt Câu 3: (0,5 điểm) Nếu viết : "Thỉnh thoảng,

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan