Lập qui trình hạ thủy tàu trọng tải lớn trên đà trượt nghiêng tại công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, chương 11 pdf

5 258 2
Lập qui trình hạ thủy tàu trọng tải lớn trên đà trượt nghiêng tại công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, chương 11 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 11: Các yêu cầu khác  Tất cả các lỗ lù dưới đáy tàu phải được đóng chặt và thử kín nước.  Tất cả các van thông biển phải được đóng chặt và thử kín nước .  Tất cả các cửa thông giữa các khoang két, các cửa thông lên m ặt balát tàu phải được đóng kín. Sau khi tàu xuống nước an toàn s ẽ tiến hành kiểm tra các khoang thông qua ống đo nước hoặc mở lần lượt từng khoang một.  Tất cả hệ thống ống thông các khoang két balát và từ các khoang két về buồng máy tàu phải được kiểm soát bằng van chặn, ho ặc làm kín tạm thời (Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho buồng máy tàu). Sau khi kiểm tra hết các khoang két không thấy có hiện tượng nước v ào tàu, sẽ tiến hành mở các van đó.  Bánh lái tàu để ở vị trí 0 0 và được cố định vào thân tàu bằng các mã hàn và tăng đơ (hoặc dùng thép góc văng cố định với thân và sống đuôi ). Việc cố định bánh lái phải làm thật chắc chắn vì trong quá trình tr ượt nếu bánh lái quay sẽ làm tàu quay lệch với đường trượt, hết sức nguy hiểm.  Chân vịt được cố định để tránh hiện tượng trục chân vịt chuyển động dọc làm phá huỷ các ổ đỡ.  Các trang thiết bị trên tàu phải được cố định chắc chắn trên b ệ gá . III. NỘI DUNG KIỂM TRA HẠ THUỶ. III.1 - Kiểm tra an toàn cho tàu : Gồm  Kiểm tra việc cố định bánh lái .  Kiểm tra việc cố định chân vịt.  Kiểm tra việc đóng các van thông biển , đóng các lỗ lù, đóng các cửa két balát, làm kín các đường ống thông khoang balát và thông v ới buồng máy.  Kiểm tra hệ thống chằng buộc tàu.  Kiểm tra việc cố định các trang thiết bị trên tàu. III.2 Kiểm tra các yếu tố liên quan đến hạ thuỷ : Gồm  Kiểm tra các móc hãm cơ khí của đà trượt.  Kiểm tra kiểm tra các mối hàn trên tay quay, mài trơn hai đầu quả đào, kiểm tra chốt hãm) và bôi trơn dầu cho các căn tháo nhanh .  Kiểm tra độ phẳng của lớp gỗ trên đường trượt và máng t rượt.  Kiểm tra các chướng ngại vật trên đường hành trình của tàu (K ể cả phần chìm dưới nước).  Kiểm tra độ sâu luồng để dẫn tàu từ đà trượt ra đến cầu tàu.  Kiểm tra mực nước thuỷ triều trước khi hạ thuỷ. Trưởng Ban kiểm tra có trách nhiệm giám sát to àn bộ quá trình ki ểm tra để tham mưu cho người có trách nhiệm ra quyết định cho phép hạ thuỷ tàu. IV. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THAO TÁC HẠ THUỶ IV.1 Bố trí phương tiện và nhân lực để thao tác hạ thuỷ. 1. Thông báo cho cơ quan Cảng vụ về ngày giờ hạ thuỷ (Vì liên quan đến các tàu khác hành hải trên luồng tàu quốc gia), yêu c ầu họ cảnh giới và dẹp luồng. 2. Thuê 01 hoa tiêu chính có kinh nghiệm trong việc điều động t àu lớn (Trên buồng lái), bố trí 02 cán bộ phụ hoa tiêu (01 ở mũi và 01 ở lái tàu) và chỉ đạo 20 công nhân ở trên tàu để dẫn tàu vào c ầu và cô buộc dây. 3. Bố trí 2 tàu kéo công suất >2600 CV kéo mũi và lái, 02 tàu công su ất > 600 CV đẩy ngang, 01 canô cảnh giới và dẹp luồng, 01 tàu công vụ để cắt dây máng và vớt căn trôi nổi . Các tàu nổ máy sẵn sàng chờ sẵn phía ngoài luồng và thực hiện lai dắt tàu lớn theo lệnh của hoa tiêu trưởng. 4. Bố trí máy phát điện, đèn chiếu sáng và thợ điện trên tàu (N ếu hạ thuỷ vào ban đêm). 5. Bố trí công nhân trực kiểm tra các khoang két, kiểm tra toàn bộ khu vực buồng máy xem có rò rỉ nước vào trong tàu hay không khi tàu xu ống nước. 6. Bố trí chai hơi, chai gas và thợ cắt hơi trên boong tàu, trực cắt dây cáp chằng máng trong trường hợp không tháo được. 7. Bố trí các bộ đèn cắt hơi trên tàu công tác, trực cắt các dây cáp treo máng khi tàu xuống nước. 8. Bố trí các đèn cắt hơi và thợ cắt ở hai bên đường trượt và trong hai đường trượt nhằm cắt các căn tháo nhanh trong trường hợp căn không sập được. 9. Bố trí 02 người cắt dây công tác phía đầu triền đà. 10. B ố trí 01 cán bộ chỉ huy và 10 người tháo toàn bộ các hàng căn sập ở phía trong hai đường trượt từ lái đến mũi tháo đều và đối xứng cả 2 bên, tháo đến đâu d àn phẳng các đế căn đế kê th ấp hơn thanh giằng giữa 2 máng trượt. 11. Bố trí 02 cán bộ chỉ huy và 20 công nhân tháo toàn bộ căn sập ở hai bên đường trượt từ lái đến mũi, tháo đều và đối xướng hai b ên. 12. B ố trí 04 công nhân đứng ở 04 vị trí móc hãm, tháo thanh an toàn, tháo c ả 2 hãm chính và phụ đồng thời cùng một lúc . 13. B ố trí 01 người vận hành kích thuỷ lực, kích căng đều hai đầu máng, đưa tàu xuống an to àn. Tất cả các thao tác của các bộ phận trên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo lệnh của 01 người chỉ huy chung. Các cán bộ và hoa tiêu đã được phân công ở từng bộ phận phải thường xuyên báo cáo các bu ớc công việc đã thực hiện xong trên VHF để người chỉ huy xử lý ngay (Các sự cố nếu có) và quyết định các bước tiếp theo. . tiêu (01 ở mũi và 01 ở lái tàu) và chỉ đạo 20 công nhân ở trên tàu để dẫn tàu vào c ầu và cô buộc dây. 3. Bố trí 2 tàu kéo công suất >2600 CV kéo mũi và lái, 02 tàu công su ất > 600 CV đẩy. phép hạ thuỷ tàu. IV. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THAO TÁC HẠ THUỶ IV.1 Bố trí phương tiện và nhân lực để thao tác hạ thuỷ. 1. Thông báo cho cơ quan Cảng vụ về ngày giờ hạ thuỷ (Vì liên quan đến các tàu. buộc tàu.  Kiểm tra việc cố định các trang thiết bị trên tàu. III.2 Kiểm tra các yếu tố liên quan đến hạ thuỷ : Gồm  Kiểm tra các móc hãm cơ khí của đà trượt.  Kiểm tra kiểm tra các mối hàn trên

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan