Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng pps

103 751 0
Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng , Tháng năm CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM 1.Môi trường kinh tế 1.1 Tăng trưởng kinh tế Nguồn: MHBS tổng hợp Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 tăng trưởng 6,52% so với chín tháng năm 2009,và dự kiến cả năm sẽ đạt 6.7%, vượt qua mục tiêu 6.5% của chính phủ. trong đó quý I tăng 5,83%; quý II tăng 6,4% và quý III tăng 7,16%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4,62% của cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,24%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm. Trong tổng sản phẩm trong nước chín tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%; khu vực dịch vụ chiếm 38,06% Tốc đọ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng 2009 so với 9 tháng 2010 Tốc đọ tăng trưởng so với 9 tháng năm trước 9 tháng năm 2009(%) 9 tháng năm 2010(%) Tổng số 4.62 6.52 6.52 Nông,lâm nghiệp thủy sản 1.58 2.89 0.49 Công nghiệp và xây dựng 4.64 7.29 3.02 Dịch vụ 5.90 7.24 3.01 Nguồn:Tổng cục thống kê Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 7.5%, đây là mức trung bình trong hơn 10 năm qua. Trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6.5% trong năm nay và đạt mức 7% trong năm 2011. Như vậy, các dự báo về triển vọng của kinh tế Việt Nam đều khá lạc quan. Điều này cũng được minh chứng bằng các con số khác như tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tăng trưởng bán lẻ và tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu được duy trì khá cao. Đặc biệt trong đó tăng trưởng xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đều vượt mức chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng thấp của nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Đầu tư quá mức đã gây sức ép lên lạm phát và những rủi ro vĩ mô khác. Mức tăng đầu tư này lại chủ yếu đến từ khu vực nhà nước, nơi có hiệu quả đầu tư rất thấp. Sự kiện Vinashin mất khả năng trả nợ, hàng loạt dự án trọng điểm chậm tiến độ hoặc không hiệu quả là một minh chứng sát thực cho điều này. Tổng số vốn đầu tư trong nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 bằng 44.19% GDP, hệ số ICOR 9 tháng lên tới 7.17. Vốn đầu tư của khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.6% và tăng đến 30.2% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư khu vực ngoài nhà nước và nước ngoài lần lượt 36.8% và 25.8%, tăng trưởng vốn đầu tư chỉ là 17% và 10.7% Qua phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy kinh tế Việt Nam vẫn có thể đạt được mức tăng trưởng 6.7% trong năm 2010. Dù đạt được mục tiêu tăng trưởng nhưng con số dường như không phải là vấn đề trọng tâm hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Một số vấn đề thuộc về cơ cấu như hiệu quả của đầu tư công, năng lực thực sự của các tập đoàn nhà nước đã bộ lộ sớm hơn mong đợi. Trong ngắn hạn, với những lợi thế hiện có, Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 6 đến 7%. Về dài hạn, đà tăng trưởng sẽ gặp nhiều thách thức nếu không có cải thiện trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. 1.2 Đầu tư phát triển Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện chín tháng năm 2010 ước tính đạt 602,8 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 226,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 30,2%; khu vực ngoài Nhà nước 222 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,8% và tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 154 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% và tăng 10,7%. Vốn đầu tư xã hội thực hiện 9 tháng năm 2010 Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 602,8 100,0 119,8 Khu vực Nhà nước 226,8 37,6 130,2 Khu vực ngoài Nhà nước 220,0 36,8 117,0 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 154,0 25,6 110,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ngày càng gia tăng trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đang có xu hướng chậm lại. Đây là một dấu hiệu không mấy tích cực đối với chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân là do sự ưu tiên phát triển kinh tế theo chiều rộng và hiệu quả đầu tư khá thấp của khu vực kinh tế nhà nước so với khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi kì vọng trong thời gian tới, chính sách định hướng phát triển kinh tế sẽ có thay đổi theo hướng tập trung vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. 1.3 Nợ công Theo báo cáo mới nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phiên họp với Uỷ ban thường vụ quốc hội, tính đến 31/12/2009 tổng số dư nợ công bằng 52,6%GDP – cao hơn rất nhiều so với lần công bố trước và ước tính đến cuối năm 2010 nợ công sẽ bằng 56,7% GDP. Vấn đề nợ công đang gây nhiều lo lắng trong các nhà điều hành chính sách. Theo chúng tôi việc nợ công bằng bao nhiêu % so với GDP không quan trọng bằng việc sử dụng đồng vốn đi vay có hiệu quả hay không? Nếu như những dự án này hiệu quả và có mức sinh lợi cao hơn so với lãi vay, đồng vốn đi vay sẽ đem lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế. Một điểm đáng lưu y là các khoản nợ nước ngoài trong bối cảnh dự trữ ngoại hối được dự báo tiếp tục giảm, đặc biệt là các khoản vay thương mại. 1.4 Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong sáu tháng qua kể từ tháng 3/2010 với mức tăng trên 1%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng cao là do thực hiện lộ trình tăng học phí từ năm học 2010-2011 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ở hầu hết các địa phương trên cả nước, yếu tố này đóng góp 0,68% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng cả nước. Mặt khác, việc điều chỉnh tăng giá xăng, dầu từ ngày 09/8/2010 tiếp tục ảnh hưởng làm tăng giá hàng hoá và dịch vụ trong tháng Chín. Chỉ số giá tháng Chín năm 2010 của hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ đều tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 12,02%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,08%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức 1% gồm: Giao thông tăng 0,91%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,79% (lương thực tăng 2,32%; thực phẩm tăng 0,39%); văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,48%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,44%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35%; hai nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và thiết bị và đồ dùng gia đình đều tăng 0,34%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%. Thị trường giá cả hàng hoá trong nước và thế giới những tháng cuối năm còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong nước, một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ là nguyên nhân gây áp lực đến mặt bằng giá nói chung, đó là: (1) Việc tăng giá một số hàng hoá, dịch vụ sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá cả của những hàng hoá và dịch vụ khác; (2) Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cho sản xuất cũng như nhu cầu các dịch vụ và tiêu dùng hàng hoá trong dân cư thường tăng lên vào dịp cuối năm; (3) Nhiều công trình, dự án tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân để hoàn thành kế hoạch năm.Trong khi đó,giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 9,82% kể từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng tăng 1,05% - 1.1%. Việc điều tiết giá cả các mặt hàng nhóm này tương đối khó khăn do nó phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới. (4) Tỷ giá giữa VNĐ và USD được điều chỉnh tăng, ảnh hưởng đến giá hàng nhập khẩu làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất hàng hoá.Từ đầu năm đến nay, NHNN đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhằm bình ổn thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, trước tình hình nhập siêu, thâm hụt ngân sách nhà nước, lạm phát cuối tháng 9/2010, tỷ giá VND/USD giao dịch trên thị trường tự do có lúc lên 19.700, cảnh báo về áp lực mới có thể diễn ra trên thị trường ngoại hối (5) Nguy cơ thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi còn tiềm ẩn, nếu xảy ra trên quy mô lớn cũng sẽ tác động đến nguồn cung lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đây là nhóm hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng của dân cư. Diễn biến CPI (Nguồn: NHNN và tổng hợp của Ocean Securities) Dự báo CPI năm 2010 có thể được kiểm soát quanh mức 8.7% đến 9%. Đây thực sự không phải là tín hiệu khả quan vì mức này cao hơn rất nhiều so với hầu hết các nền kinh tế khác. Mặc dù vậy, mức tăng này có thể chấp nhận được trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và nằm trong kỳ vọng của nhiều người 1.5 Lãi suất So với những tháng đầu năm, lãi suất trên thị trường hiện nay đã giảm nhiều. Việc NHNN cho phép các ngân hàng được huy động và cho vay với lãi suất thỏa thuận đã tạo ra những hiệu ứng tích cực, khi không xuất hiện một cuộc đua lãi suất nào và thực tế lãi suất đã giảm mạnh so với trước đó. Ngoài ra, thị trường tài chính đã được vận hành một cách minh bạch và linh hoạt hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng ở mức khá thấp (6 tháng 10.5%) và chủ yếu là đến từ tín dụng bằng ngoại tệ. Tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu mạnh lên trong 3 tháng trở lại đây và tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng đã đạt 19.5%, cung tiền cũng đã đạt mức tương đương. Như vậy, theo mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 25% cho năm nay thì tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng còn lại bị khống chế trong khoảng 4.6%. Để hỗ trợ cho việc giảm lãi suất trên thị trường, trong 9 tháng vừa qua NHNN cũng đã bơm một lượng tiền ròng khá lớn qua thị trường mở. Tổng cộng 9 tháng đầu năm, số tiền được bơm qua thị trường mở đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Với lãi suất chiết khấu thấp hơn khá nhiều so với lãi suất trên thị trường, số tiền này đã hỗ trợ tích cực cho việc giảm lãi suất. Thị trường tài chính trong tháng 10 cũng chịu sức ép lớn khi một loạt các chính sách mới quy định có hiệu lực. Áp lực này bao gồm việc 23 ngân hàng phải gấp rút tăng vốn để đáp ứng được mức vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Chi phí vốn của các ngân hàng cũng tăng theo khi từ năm 2010 buộc phải trích lập đầy đủ dự phòng chung 0.75% trên dư nợ tín dụng phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4. Ngoài việc chịu tác động của việc trích lập dự phòng chung, các ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi một số quy định của Thông tư 13. Tuy một số điều trong Thông tư 13 đã được chỉnh sửa trong Thông tư 19, nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng đã chịu tác động mạnh từ những quy định mới này. Về dài hạn, Thông tư 13 có thể giúp cho hệ thống tài chính vững mạnh và an toàn hơn; tuy nhiên trong ngắn hạn quy định mới này ”gây sốc” cho không ít ngân hàng. Một điểm đáng lưu ý khác là trong những tháng vừa qua, lượng trái phiếu chính phủ phát hành ra thị trường khá lớn. Tổng giá trị phát hành thành công được đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tính từ đầu năm đến 15/10/2010 đạt 26,315 tỷ đồng, bằng 48.37% tổng giá trị gọi thầu. Tuy số tiền huy động được còn thấp so với mục tiêu 56,000 tỷ đồng của năm nay, nhưng lại lớn hơn rất nhiều so với con số 2,385 tỷ thu được của năm 2009. Việc Chính phủ phát hành quá nhiều trái phiếu huy động vốn đã lấn át dòng vốn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lãi suất thị trường. Nhận định: Việc giảm lãi suất vẫn chưa hoàn toàn như kỳ vọng của người dân cũng như Chính phủ. Với việc ”room” tín dụng còn lại cho 3 tháng chỉ là 4.6%, lãi suất trên thị trường trong thời gian tới rất khó để tiếp tục giảm xuống mạnh mẽ. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng cũng phải chịu một loạt sức ép như việc tăng vốn, quy định tại Thông tư 13, chi phí từ trích lập dự phòng. Những sức ép đó cũng làm cho mục tiêu giảm lãi suất càng thêm khó thực hiện. Những biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất dường như không mang lại hiệu quả thực tế. Trong khi đó các giải pháp có tính chất thị trường như việc tiếp tục bơm tiền để kích thích tăng trưởng tín dụng không còn nhiều không gian để áp dụng, khi mà sức ép về lạm phát đang khá lớn. Như vậy, khả năng lãi suất tiếp tục giảm mạnh là khó xảy ra. Chúng tôi cho rằng lãi suất có thể giảm thêm với điều kiện là lạm phát được không chế ở mức dưới 7% trong năm 2011. Về dài hạn để lãi suất vừa thấp mà không nhiều sức ép lên lạm phát chỉ có con đường tái cấu trúc nền kinh tế để tăng hiệu quả đầu tư. 1.6 Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại Xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2010 ước tính đạt 6.1 tỷ USD, giảm hơn 10% so với tháng trước nhưng lại chủ yếu là do sự chênh lệch từ xuất khẩu vàng. Tính chung trong 9 tháng xuất khẩu đạt 51.5 tỷ đồng, tăng 23.2% so với cùng kỳ, vượt xa mục tiêu 10% của năm nay. Trong các mặt hàng xuất khẩu thì nhóm hàng Dệt may, Giày dép, Đồ gỗ, Thủy sản vẫn là nhóm đứng đầu và đạt được sự tăng trưởng ấn tượng. Trong khi đó, dù kim ngạch xuất khẩu dầu thô khá lớn nhưng đã giảm nhiều so với năm trước do phải dành một phần dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Động lực cho tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng vừa qua có sự đóng góp khá quan trọng của doanh nghiệp khu vực FDI. Nhập khẩu tăng chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp FDI. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2010 đạt 7.15 tỷ USD, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng đã tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 9 tháng đầu năm, nhập khẩu đạt 60.08 tỷ USD, tăng 22.7%. Trong các mặt hàng nhập khẩu, máy móc, thiết bị vẫn đứng đầu tiếp đến là xăng dầu, sắt thép, vải Các doanh nghiệp FDI đứng đầu trong tăng trưởng nhập khẩu với mức tăng 42.4%, khu vực trong nước chỉ tăng được 11.2%. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 12.5 tỷ USD (bằng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu). Nhập siêu thấp nhờ xuất khẩu vàng. Với số liệu về xuất nhập khẩu trên, nhập siêu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm ước đạt 8.6 tỷ USD, tăng 19.8% so với cùng kỳ và bằng 16.7% kim ngạch nhập khẩu (thấp hơn mức mục tiêu 20% của Chính phủ). Mặc dù vậy, nếu không tính đến 2.78 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu ròng hàng hóa đặc biệt là vàng thì nhập siêu đạt 11.38 tỷ USD, một mức rất cao so với quy mô nền kinh tế. Nguồn: GSO và Tổng hợp của Chứng khoán Rồng Việt Như vậy,trong những tháng vừa qua tăng trưởng xuất nhập khẩu đều ở mức khá cao. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy sự chuyển biến đáng kể nào trong xu hướng xuất nhập khẩu. Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng thô và nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị linh kiện. Trong những tháng tới, xuất nhập khẩu có thể sẽ tăng mạnh do nhu cầu cao vào những tháng cuối năm. Thông thường tăng trưởng nhập khẩu sẽ lớn hơn xuất khẩu, do vậy nhập siêu cũng có thể sẽ tăng mạnh. 1.7 Tỷ giá Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, NHNN đã hai lần phải nới rộng tỷ giá liên ngân hàng thêm tổng cộng 5.27%. Nếu tính cả lần tăng tỷ giá ngày 25/11/2009 thì VND đã có 3 lần bị giảm giá trong vòng chưa đến 10 tháng. Thị trường thường phản ứng một cách khá tích cực sau các đợt điều chỉnh tỷ giá thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do giảm xuống, nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn. Tuy nhiên, dường như sự ổn định chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Trong khi đó, xu thế mất giá của tiền đồng trong trung và dài hạn luôn phải chịu nhiều áp lực. Nhà đầu tư và người dân cũng có tâm lý luôn kỳ vọng đồng nội tệ sẽ mất giá. Tỷ giá liên ngân hàng hiện nay đang được ấn định là 18,932 VND/USD, tỷ giá trần là 19,500 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do hiện tại đang giao dịch quanh mức 19,900 VND/USD. Giao dịch chính thức tại các ngân hàng vẫn ở mức trần, nhưng thực tế người mua ngoại tệ phải đóng thêm các khoản phí 100–300 VND/USD. Nguyên nhân của việc tiền đồng nội tệ luôn chịu áp lực mất giá là do sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế và sự giảm sút lòng tin của người dân vào đồng nội tệ. Với bản chất là một nền kinh tế luôn nhập siêu rất lớn, cán cân tài khoản vãng lai (current account) luôn chênh lệch hàng chục tỷ USD. Trong khi đó, cán cân tài khoản vốn trong năm nay gồm vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI), vốn vay (ODA, vay thương mại của Chính phủ và doanh nghiệp) lại thường chịu sức ép bởi tình hình kinh tế toàn cầu. Theo số liệu của IMF, dự trữ ngoại tệ tính đến cuối tháng 6/2010 của Việt Nam chỉ còn 13.9 tỷ USD, tức là giảm 10 tỷ USD so với mức đỉnh điểm của dự trữ ngoại hối vào năm 2008. Tuy nhiên, theo số liệu của WB thì năm 2009 khoản mục sai số trong bảng tính cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đến 9.4 tỷ USD. Nếu loại trừ các khoản sai số này thì thặng dự cán cân thanh toán quốc tế lên tới 2.7 tỷ USD. Nhiều người cho rằng nó chủ yếu nằm dưới dạng dự trữ của người dân và một phần ngoại tệ thất thoát bất hợp pháp ra bên ngoài. Vào trung tuần tháng 7 vừa qua, NHNN công bố báo cáo trong đó khẳng định tổng cán cân tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam vẫn thặng dư 3.4 tỷ USD. Tuy nhiên, trong báo cáo trình Quốc hội mới đây thì dự trữ ngoại tệ hiện tại của Việt Nam còn khoảng 13.9 tỷ USD, giảm mạnh so với hồi đầu năm. Như vậy, có thể thấy khoản mục sai số trong tính toán cán cân thanh toán tiếp tục bị âm ở mức khá lớn. Điều này đồng nghĩa với một lượng ngoại tệ khá lớn có thể đang trôi nổi trong nền kinh tế hoặc được chuyển ra nước ngoài mà không được thống kê. [...]... Nam là một trong những thị trường hàng đầu. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế chọn là thị trường hàng đầu nằm ngoài các nước BRIC (tức Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).Theo khảo sát này, trên cả các nước BRIC, Việt Nam được bình chọn là điểm đầu tư số một trong ba năm qua.Vẫn theo khảo sát này, ba thị trường hàng đầu cho các nhà đầu tư trong vòng hai năm tới là Trung... vậy,chi ngân sách hiện vẫn theo kế hoạch trong khi thu ngân sách vượt chỉ tiêu so với tiến độ Điều này khiến thâm hụt ngân sách trong 9 tháng đầu năm chỉ khoảng 3,3% GDP so với 6,2% GDP trong dự toán ngân sách năm 2010 và mức 5,95% theo đề xuất gần đây của chính phủ 1.9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Giải ngân FDI đạt 800 triệu USD trong T9/2010, tăng 4.8% so với cùng kỳ năm ngoái Bộ Kế hoạch đầu tư. .. từ 10-15% trong năm 2008 là hợp lý Trong những chỉ tiêu được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào một cổ phiếu, đó là chỉ tiêu ROE (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) Mức ROE trung bình của các doanh nghiệp nhựa đang niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay là 15,75% Tức là nếu đầu tư 100 đồng vào các doanh nghiệp thép đang niêm yết trên thì trung bình nhà đầu tư có thể thu được 15,75 đồng... vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 68,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 71,3%; thuế thu nhập cá nhân bằng 85,9%; thu phí xăng dầu bằng 75%; thu phí, lệ phí bằng 66,9% Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước tính bằng 69,7% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 69,6%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản. .. cơ khí, xây dựng, quốc phòng… tham gia đầu tư dự án nhỏ sản xuất thép để phục vụ sự phát triển của chính ngành mình Sản lượng thép cán của ngành Thép năm 1995 đạt 450.000 tấn/năm, tư ng đương tăng gấp 4 lần so với năm 1990 Theo mô hình Tổng công ty 91, tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty kim khí Giai đoạn 1996 –... Nam, đã có một số dự án liên hợp thép được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trong đó có 2 dự án đã khởi công như Nhà máy liên hợp Thép Formasa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm, và Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi) vốn đầu tư trê 3 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm Như vậy chỉ tính sơ qua 2 dự án này đã có thể đáp ứng được toàn bộ mục tiêu sản lượng của ngành... chung 9 tháng đầu năm 2010, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt 1.186,1 nghìn lượt người, đạt 74,13% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động ước đạt 58.075 người, đạt trên 68,3% kế hoạch năm Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt Theo báo cáo mới công bố trong tháng 9 của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Anh quốc và Trung tâm Thông tin kinh tế thuộc tập đoàn Economist, thì các nhà đầu tư trên thế giới... thép bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể, sản lượng thép sản xuất trong nước vượt ngưỡng 100.000 tấn/năm Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành thép Việt Nam là sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1990 Tổng công ty được thành lập với mục đính thống nhất quản lý ngành thép quốc doanh trong cả nước Thời kỳ này, ngành thép Việt Nam như được thay da đổi thịt, xuất hiện nhiều dự án đầu tư theo... tháng trước, chúng tôi vẫn chưa tìm được số liệu thống kê cho con số thực tế bao nhiêu là giải ngân từ nước ngoài (chủ đầu tư) và bao nhiêu là huy động từ nguồn vay trong nước để từ đó có thể tính toán thiếu hụt trong giải ngân FDI sẽ gây áp lực như thế nào đến cán cân thanh toán tổng thể Nguồn: GSO và Tổng hợp của Sacombank Securities 2 Môi trường pháp lý Cải cách thủ tục hành chính đạt được những bước... thép được cấp phép đầu tư, tư ng lai còn nhiều dự án FDI đổ vào ngành này Trong số 5 dự án kể trên, có 2 dự án đã khởi công xây dựng là nhà máy Thép Formosa- Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm và Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi), vốn đầu tư trên 3 tỷ USD với công suất 3 triệu tấn/năm ở giai đoạn 1 Các dự án khác đang chuẩn bị triển khai như Dự án của Tổng công ty Xi măng . Tổng hợp Quản trị danh mục đầu tư ngân hàng , Tháng năm CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM 1.Môi trường kinh tế 1.1 Tăng trưởng kinh tế Nguồn: MHBS tổng hợp Tổng sản. đầu tư số một trong ba năm qua.Vẫn theo khảo sát này, ba thị trường hàng đầu cho các nhà đầu tư trong vòng hai năm tới là Trung Quốc (20%), Việt Nam (19%), và Ấn Độ (18%). 10 mục tiêu đầu tư. chung, các ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi một số quy định của Thông tư 13. Tuy một số điều trong Thông tư 13 đã được chỉnh sửa trong Thông tư 19, nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng đã chịu

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt

  • Quyết định số 1748/QĐ-BXD của Bộ trưởng bộ Xây dựng ngày 26/12/2003 về việc chuyển đổi bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, Nhà máy thép Việt Ý và phòng Thị trường thuộc Công ty Sông Đà 12 được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VISCO).

  • 11/02/2004, công ty tiến hành họp đại hội cổ đông lần đầu. Ngày 20/02/2004 , công ty nhân giấy phép đăng ký kinh doanh và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

  • Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán VIS ngày 25/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tổ chức tư vấn: công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Kiểm toán độc lập: công ty kiểm toán Việt Nam (VACO).

  • Tổng số lao động hiện nay của công ty là khoảng hơn 400 người. Công ty có 01 văn phòng bán hàng tại TP Hồ Chí Minh. 02 chi nhánh tại Đà Nẵng và Hà Nội, 01 văn phòng tại Hà Nội, 01 ban quản lý dự án tại Hải Phòng và 03 xưởng sản xuất.

  •  Ngành nghề kinh doanh chính:

  • -Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép có thương hiệu thép Việt – Ý ( VISCO);

  • -Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép;

  • -Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.

  • * Địa chỉ trụ sở chính:

  • * Website: www.vis.com.vn

  • 1.1.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ:

    • Sau 7 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý đã khẳng định được vị thế của nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu tại Việt Nam.  Công ty đã giành được rất nhiều giải thưởng giá trị như: Cúp vàng thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Cúp vàng thương hiệu Chứng khoán uy tín, Cúp vàng hội nhập kinh tế quốc tế và các huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm có uy tín tại Việt Nam (Export, Vietbuild, Vinconstruct…).  Sản phẩm thép Việt Ý tự hào đã có mặt tại hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia và các công trình của nước ngoài, từ các công trình dân dụng, công trình công nghiệp đến các công trình giao thông như: toà tháp 72 tầng Keangnam, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm Thương mại Dầu Khí, Thuỷ điện Tuyên Quang, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, KĐT Trung Hoà Nhân Chính,  KĐTM Ciputra, toà nhà The Manor …Đặc biệt, tại công trình thuỷ điện Sơn La - công trình thế kỷ của Việt Nam, Công ty Thép Việt Ý đã được chọn làm nhà cung cấp thép chính của công trình.

    • Với công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của ban lãnh đạo, những nỗ lực và sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý cam kết chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã đăng ký và luôn là thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường dân dụng và thị trường dự án, là mã chứng khoán tin cậy của các nhà đầu tư.

    • Như phân tích ở trên, danh mục đầu tư của nhóm gồm hai chứng khoán, đó là cổ phiếu VIS của công ty cổ phần Thép Việt Ý và cổ phiếu VNM của công ty cổ phần sữa Viêt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan